K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

28 tháng 11, 2018

CẢM NGHĨ TÁM NĂM

TRẦN MINH HẢI K6I

ăng Blog ngày 24/11/2016) và bổ sung

      Lâu rồi bận măm rót mùa cưới trong làng ngoài xã, thi thoảng xem Facebook... Hôm nay mở Blog K6BC11R thấy bài của Đào Việt Dũng. Giật mình khi biết 27/11/2016 này Blog K6 ta sang tuổi thứ 7. Với 150 tên Chính chủ nhập học K6 năm 1970 (11 người đã hy sinh, 11 bạn đã quy tiên) Cứ cho là 128 người còn sống có đọc+viết bài+chưng ảnh đi thì: Giữ được Blog này hoạt động đều đặn 6 năm giời qua là quá Giỏi !

27 tháng 11, 2018

8 NĂM BLOG K6

Gần hết ngày đặc biệt, Trác Dũng gọi cho mình tâm sự về cái ngày đầu tiên Blog K6 ra mắt mọi người. Mới có 8 năm mà sao lâu thế, nhất là những tháng ngày gần đây số lượng truy cập blog giảm đi trông thấy. Ai cũng chỉ biết đến Facebook mà quên hết blog rồi. Nhưng nếu cả Facebook và Blog đều còn tồn tại thì mình tin sẽ có ngày Blog của chúng ta sẽ lại đông vui tình cảm như ngày nào...

15 tháng 11, 2018

ĐÔI MẮT

Luân K5

 Một góc nhìn riêng )
(đọc lại)
Người ta bảo có đôi mắt đẹp thích thật đấy, nhưng khổ.
Người ta lại bảo đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Vui buồn sướng khổ gì nó cũng hiện lên đôi mắt.
Người ta gọi là con mắt. Nghĩa là người ta coi đôi mắt là một thực thể sống riêng biệt. Chả ai gọi con tay hay con chân hay con mũi…

14 tháng 11, 2018

TÀU ĐIỆN, ẢNH CŨ, ĐỒ XƯA

Hải K6i

-Tàu điện Hà Nội xưa.
Tháng 5/1890, Công ty Điện địa Đông Dương thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê.

13 tháng 11, 2018

MÂY LUỒN

6 phút

Lê Việt Khánh Tôi vẫn nhớ cái rét tái tê buổi sáng hôm đó.
Tôi và Giang Nguyen hai thằng chạy hai con cào cào trong cái rét đậm của mùa đông. Suốt 17 km đường mù dầy đặc. Cái ẩm ướt đến nhão nhoét của mù cộng với cái lạnh buốt cứ len lỏi qua từng lớp áo mưa, áo bảo hộ, áo rét, áo len...thấm vào bên trong.
Chúng tôi lên đến đỉnh Sâu Chua thì dừng xe, ngao ngán nhìn bốn phía trắng đục một mầu sương.


12 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN - P10


TRẦN MINH HẢI K6i

Thưa các bạn, năm 1975 hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu, K6: 49 người đi bộ đội (có 11 người đã hy sinh). CCB lục tục trở về trường xưa yêu dấu, lại học tập để có cái nghề! Sau này còn mà sống, mà hưởng chế độ hưu trí!. Hơn 1 trung đội quân K6 về, đã đổ bộ vào các lớp điện + máy K10. Cùng hưởng phụ cấp 31đ/tháng. Trừ tiền ăn, ta còn 13đ tiêu nhòe! Phiếu vải 5m/năm (Lo gì, quân phục cũ mặc thoải mái tới khi ra trường hầy).

11 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN - P9

TRẦN MINH HẢI K6i

Trên các Blog tôi để ý có rất nhiều bài viết kỷ niệm của lính Cơ điện, ít thấy đề cập chuyện ngày ra đăng lính. Hình như CCB ta chỉ nhớ ngày nhập ngũ-để viết vào lý lịch cá nhân?.
ĐH Cơ điện 1970-1972 trừ các CB đi học+kiều nữ+các tên trai thuộc diện CS có người ruột thịt đang tại ngũ… sẽ yên tâm lớn cái việc học hành đủ 5 năm, các tên còn lại có tâm trạng sẵn sàng nhập ngũ, thường xuyên được cán bộ lớp réo đủ Họ và Tên “ sáng mai em đi khám sức khỏe nhé!” Rất nhiều lần.

10 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN (P8)


Trần Minh Hải K6i, K10ia

Hàng ngày nằm khểnh xem TH Cáp HD, thi thoảng cả nhà mò đến rạp đeo kính 3D xem các phim đang Hót…
Thế là có đôi lúc nhớ về “món ăn tinh thần” của thần dân Cơ điện ngày xưa-ngày nay viết dăm chuyện để bà con ta hồi tưởng lại ?

9 tháng 11, 2018

VIDEO MỘT THUỞ


Trần Minh Hải K6i

Nhân xem cái ảnh cửa hàng cho thuê băng video cáteste đăng trên MXH, chợt nhớ thuở xưa xem video đam mê thú vị, Tôi bèn biên đôi dòng viết trình bà con ta coi cho vui lúc rỗi. Không hay xin thể tất, bớt ném gạch đá-vì Nhà em không còn đất mà cần kiếm gạch đá xây nhà...
Nếu Tôi không nhầm thì :

8 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN - P7


TRẦN MINH HẢI K6i

Nhà nước bao cấp tiền ăn, phụ huynh bao cấp tiền chi tiêu cho SV ta, nên mỗi khi về nhà: Đành phải nhảy tàu và trốn vé thôi ! (chiếm tới 70% SV nam của các trường ĐH thuở ấy). Nữ sinh đồng môn là phụ tá đắc lực cho món giữ đồ đạc, cho cánh nam giới “Cơ động linh hoạt” trên tầu đi như rùa bò-người đông như nêm cối- đỗ ga chờ đường có khi vài tiếng… thời ấy. Nguyễn Thanh Bình K10mb (Tiều phu) có bài “Những chuyến tàu” rất hay trong Kỷ yếu K10-2009.

7 tháng 11, 2018

SINH VIÊN ĐI TẦU HOẢ


Trần Minh Hải K6i



Với bọn sinh viên HN chúng tôi về nhà thường xuyên, Thường nhảy tàu ở quãng: Đầu cầu, Trần phú, Sinh từ (ối thằng nhảy siêu, vì đã qua tuổi thơ nhảy tàu điện). Tôi có thâm niên với Nhà tàu tuyến Hà nội-Thái nguyên ta khi là SV Cơ điện
Việc trốn vé nhảy tầu của SV các trường ĐH đã là Truyền thống “Lớp anh trước, lớp em sau-đã thành đồng chí rủ nhau Nhảy tàu”. Giá như các thế hệ SV có chiến tích này-can đảm viết ra-sẽ là trường thiên phóng sự, đạt kỷ lục lớn lao số lượng các Tác giả. Chiến thuật tránh nhân viên nhà tàu soát vé, được bổ sung cập nhật thường xuyên, truyền lại “bí kíp” cho các khóa đàn em.

6 tháng 11, 2018

CHUYỆN ÔN THI

Tý kỷ niệm xưa ĐH Cơ điện

Hải K6i

Nhớ những ngày ở trường Cơ Điện, chơ T Ba nhất Thái nguyên bán nhiều nhất là chè và sắn, vì vậy chẳng có thằng sinh viên Cơ Điện nào mà không biết uống nước chè đặc quánh-mặc dù dạ dày luôn lép kẹp, giờ nhớ lại đến mức cũng phải sợ. Vào mùa thi khoảng một tháng giời, thì tất cả "phó thường dân" mác Sinh viên hầu như thức trắng mà cày ải. Cũng nhờ uống nước chè chống buồn ngủ+sắn luộc chống đói. Sinh viên thời đó đâu có tiền, thế nhưng cũng chỉ cần thuốc lá, nước chè ôn thi. Đành kéo nhau đi trà ấm, một ấm một đồng, 4,5 thằng xúm quanh tán dóc, xin 2,3 phích nước, đến khi nước chè nhạt phách, nóng bỏng thì mới chịu ra về. Tưom ra gọi đĩa lạc rang. giờ vẫn nhớ cái chát ngọt của chè, cái bùi của hạt lạc tại các quán đầu khối nhà D hay dọc đường QL3 cũ với ánh đèn dầu hoả lom đom.

5 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN (P6)


Trần Minh Hải K6i,K10ia

Dẫn chuyện vin vào hai câu các Cụ bẩu “Có Thực mới vực được Đạo” và “Phú quý giật lùi” Mười năm ăn cơm mòn bát thiên hạ (1970-1980), tôi có 3 năm 2 tháng quân ngũ thường là được ăn NO, trừ quãng thời gian này đi, còn lại đã làm thằng SV luôn luôn ĐÓI (triền miên dai dẳng ấn tượng cho tới giờ) Thế mà vẫn phải cày qua các mùa thi, bóp bụng đói làm các Đồ án môn học, túng tiền tiêu qua các đợt thực tập, nghiến răng gần 7 năm đèn sách ĐH Cơ điện K6i+K10ia, kiếm mảnh bằng Kỹ sư điện. ”Ôn nghèo kể khổ” viết ra cho các bác đọc cho toát bồ hôi nhẹ người.

4 tháng 11, 2018

CHỊ THUỶ MÙ Ở T BA NHẤT

Trần Minh Hải K6i

Với nam sinh viên từ K6 Đại học cơ điện Bắc Thái trở về sau (1970-1980), nay là trường Đại học kĩ thuật công nghiệp Thái Nguyên. Thì chợ T Ba nhất-Quán nước Thuỷ mù-Phở Sáu háp là nơi hay đc Sinh viên Cơ điện nhắc tới nhiều nhất trên các bài vở đăng Blog và Facebook mang tên Cơ điện .
Quán CHỊ THỦY MÙ nằm chênh chếch phía đi Thái nguyên-với ngã 3 đường đi vào trường trung cấp luyện kim-Chợ-Khu TT sinh viên trường Đại học cơ điện (Xem hình Tôi vẽ kém trong bài viết). Đawfng thẳng ra, từ khi Khu tập thể K6 đóng đô nơi đây sầm uất hơn với gần 200 sinh viên và nam sinh nhẽ phải đi quán xá tới 50% quân số-đi "thử chè" chợ TBN sáng sáng-nơi tập kết quân Hà lội nhảy tàu đêm 2 ga Lưu xá A,B-chỗ xe ca HN-TN dừng trả khách ban ngày> Vào quán Thuỷ mù "Địa chỉ Đỏ" thanh toán nợ quán-Thằng lên chiêu đãi thằng ra ga đosn về lớp (bánh mỳ, kẹo, thuốc ông bô bà bô cho)

3 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN - P5


Trần Minh Hải - K6i

Hồi học k6I, thi thoảng lên chơi với thầy giáo đồng hương khu nhà cấp 4 của GV độc thân. Giờ còn ấn tượng: vắng lặng yên tĩnh, chỉ có tiếng rì rào của các ngọn bạch đàn trên cao, các vị sống độc thân thì nấu ăn bằng bếp dầu, hay đun củi bạch đàn khô rụng…Thầy trẻ ăn cơm tập thể chỉ cần có cái thìa là xong…Họ giống nhau 1 đẫn là chỉ có cơ man là sách, tài liệu KH tiếng Nga mà thôi… Nhà riêng của Lãnh đạo trường và các thầy cô khác (tường vách đất, mái gianh nhỏ bé) nằm rải rác chân các quả đồi trọc, lơ thơ tre pheo, dăm cây ăn quả lấy bóng mát là chính.

2 tháng 11, 2018

KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG

TRẦN MINH HẢI K6I

Đỗ Hoàng Giang (Cụ Găm)
Các đây mười mấy niên đơn vị tôi nhận được thi công một công trình điện do bọn Tây nó tài trợ ở Tây Bắc. Tiền tươi, đơn giá ổn, lại mang yếu tố nước ngoài nên Sếp tôi cũng tập trung toàn lực lượng mạnh cho công trình này. Lán trại cũng làm đàng hoàng lắm vì thỉnh thoảng bọn Tây nó cũng lên kiểm tra và ngủ lại. Công trình ở vùng sâu vùng xa chưa có điện lưới nên bọn tôi mua máy phát điện kèm theo cả một củ phát điện nước mini khoảng 2Kw để phục vụ cho việc thắp sáng và xem Tivi.
Phục vụ cấp dưỡng trong công trường là một ông em họ của Sếp tay nghề rất ổn mới điều ở quê lên để phục vụ. Hàng ngày bố ta thường vào bản mua lợn, gà, diệu…

1 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN - P4

Trần Minh Hải - K6i

K6 chúng ta hân hạnh chào đón một loạt CSV k2 ưu tú, sau khi tu nghiệp ở các trường ĐH danh tiếng đất Hà thành… đã trở về trường ĐHCĐ dưới mác Giảng viên khoa Cơ bản “mới bóc tem” đứng trên bục giảng lần đầu tiên tại lớp k6i. Vưỡn biết là kinh nghiệm giảng dạy của các vị bắt đầu từ con số O, cơ mà nhớ nhất Thầy Bạt dạy Chính trị KT học. Người thầy nhỏ thó có quả trán hói, giọng Hưng Yên quê ta, điệp khúc của thầy không dưới bốn chục lần trong 2 tiết học “Chúng ta thấy rằng…” kèm theo khoảng hai chục lần rút khăn mùi xoa ra lau trán, nom thầy vất vả hơn đi cày…Đọng lại môn của thầy đến chừ là cái câu: ”1 cái rìu đổi được 20 cân thóc“ mà thôi.Thế mà khi hỏi thi Oách xa lách lắm, chả thấy lau quả trán hói ra tý nào. Còn cô Hương dạy môn Lý mặt đỏ lựng, ấp úng giảng… đang dạy nửa chừng bỏ ra ngoài nói “Em chịu thôi…“ làm cả lớp ngỡ ngàng, thầy Hùng TT bộ môn thì nhăn mặt