K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

28 tháng 6, 2023

NHỮNG KỶ NIỆM VỀ ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

 Hai Dinh Tiet

Hai Dinh Tiet

(Đoạn năm)
Mùa Xuân năm 74 nhân kỷ niệm ngày Thành lập Đoàn Thanh niên, Đoàn Trường tổ chức Hội diễn Văn Nghệ chào mừng (Tôi nhớ hình như lúc đó thầy Phi làm Bí thư Đoàn trường) trừ những lớp năm cuối đang làm tốt nghiệp không tham gia còn tất cả các Chi đoàn (lớp là một chi đoàn) đều phải có các tiết mục Kịch (tiểu phẩm), Hát (đơn ca, song ca, tốp ca), Nhạc ( độc tấu các loại nhạc cụ, hoà tấu, ..) trình diễn, có chấm điểm chuyên môn và thi đua phong trào.

NHỮNG CÁNH RỪNG BẠCH ĐÀN MANG TÊN MỘT MÁI TRƯỜNG

 ( Nguyễn trọng Luân lớp k5ME)

Nguyễn Trọng cùng với Ngô Thịnh
9 người khác

Người đóng góp nhiều nhất
pdsonoSret  12ú42c3447h hgt6utauf7a0áfl0t10284nam:l9t 9ifgu2
 
Tôi chắc nhiều bạn Sinh viên Cơ Điện cũng giống tôi hay nhớ về ngày mới vào trường . Cái ấn tượng ban đầu nó đọng lại và kéo dài mãi về sau. Với tôi là những ngọn đồi bạch đàn tuyệt đẹp ở khu K5. Rừng bạch đàn và hoa sim là nỗi nhớ một Đại học Cơ Điện thủa ban đầu
Ngày ấy khu đồi bạch đàn k5 san sát như bát úp . Chúng tôi đồ chừng cánh rừng này mới trồng được ba năm thôi nên cây bạch đàn chỉ to cỡ cổ tay cao vài ba mét . Những cánh rừng mà nhìn thấu từ chân đồi lên đỉnh đồi, cỏ mịn như nhung vào mùa xuân mùa hè và chuyển màu vàng xỉn sang mùa đông. Dưới gốc bạch đàn là sim mua là những bụi cây mâm xôi. Bụi cây trọng đũa quả tím ăn được. Tôi đã có 3 mùa hè nhìn hoa sim hoa mua trên cánh rừng ấy trước khi lên đường đi chiến đấu. Chả biết trong số chúng tôi ai là người mang theo vào chiến trường có mối tình hoa sim Cơ Điện ? nếu có thì người lính sinh viên nào ấy thật may mắn.

22 tháng 6, 2023

NHỮNG KỶ NIỆM VỀ ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

 Hai Dinh Tiet

(Đoạn bốn)
Sau khi uống hết hai chén trà móc câu giá một hào, mua đủ cơ số thuốc Tôi lại theo con đường cũ tắt qua xóm nhỏ có cái “mả hủi” ở ngay phía ngoài, rồi ra đoạn đường to đi qua Phòng thí nghiệm trước đây, băng qua đường rồi đi vào quả đồi có ngôi mộ cô đơn, vượt qua quả đồi cao hơn là về tới nhà. Khoảng tháng mười lúa ở các khoảnh ruộng, vạt ruộng của dân bản địa vừa độ chắc hạt, T “Già” Hà Tây đan một số rọ Rô, mấy đứa Tôi, VQ Thành phố Vinh, Sn Sơn Tây tuốt ít thóc làm mồi rồi đi thả rọ Rô, đến tối mới nhấc rọ, thời tiết hơi lạnh nhưng “ăn rau muống thì phải lội hồ”, mấy đứa lội bì bõm nước sâu rét tê tái nhưng bù lại được những mẻ cá Rô béo vàng, có hôm thu hoạch hơn nửa chậu thau, về bếp than của lớp lấy vung nồi lót lá chuối nướng chín, rồi gỡ tay từng con chấm muối ăn vã ngay tại chỗ, có ai xuống bếp gặp thì tham gia, xong bữa thì lại về phòng ôn bài, đời SV vui là như vậy đó.

15 tháng 6, 2023

NHỮNG NĂM THÁNG ĐÃ SỐNG

 


(Đoạn ba)
Tổ thứ nhất có khoảng năm người công việc nặng nề nhất là đào và cuốc. Tôi ở tổ này có K “Gà”, thầy Huỳnh bộ môn Toán năm đó khoảng ngoài ba mươi có vợ người Hà Tây đã có con.

12 tháng 6, 2023

NHỮNG KỶ NIỆM VỀ ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

 

(Đoạn ba)
Vùng đồi “Bát úp” nằm về phía Tây của QL3, đường tàu Hà Nội-Quán Triều, khu Gang thép TN. Chỗ chúng tôi ở về phía Tây có nhiều đồi lô nhô, san sát chạy tới tận chân rừng, về phía Đông có mấy quả đồi án ngữ, về phía Bắc có một số đồi kéo dài mấy cây số, về phía Nam thì thoáng hơn cách khoảng năm trăm mét mới có quả đồi thấp dài mà dân bản địa đã tạo thành xóm nhỏ có mấy nhà, trước mặt là thung lũng và những đám ruộng liền kề. Nói chung là đồi hoang trọc, mấy quả đồi gần chỗ lớp tôi ở có trồng Bạch đàn nhưng cũng lưa thưa cao khoảng bốn năm mét, Guột (một loại dương xỉ) mọc trải thảm dày xen lẫn cỏ Gianh, Sim, Mua, phía trên đỉnh đồi cỏ Chỉ mọc thưa trơ đất và sỏi sạn. Mùa hoa Sim cảnh rất thơ mộng “tím dài trong chiều không hết”, bây giờ đã hết mùa chỉ có lác đác màu tím hoa Mua.

10 tháng 6, 2023

NHỮNG KỶ NIỆM VỀ ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

 

(Đoạn hai)
Trước hết chúng tôi làm lán học, đào hạ thấp nền đồi xuống một mét, đắp lũy đất che chắn xung quanh, diện tích vừa đủ kê các dãy bàn, bảng đen. Nhà bếp làm gần ngay đó, một phòng làm kho chứa lương thực, thực phẩm, một gian ngồi ăn cơm, một phần là bếp lò than, một giếng đường kính khoảng ba mét, cũng dễ đào theo kiểu giếng đất đồng bằng nhưng khá sâu có nước mạch (Giếng này chung cho nhà Bếp ăn uống và các bạn Nam ở nhà số 1 tắm giặt) Nhà số 1 bốn gian cách lán học khoảng chục mét, cách nhà bếp khoảng hai chục mét. Nhà ở số 3 là của S V nữ, ba gian khuất mé đồi về phía Tây, có nhà tắm, vệ sinh riêng, có giếng khơi đào từ trên đồi đường kính miệng khoảng một mét, xuống đáy chỉ bằng vành nón, sâu khoảng sáu, bảy mét đã có nước mạch,

8 tháng 6, 2023

NHỮNG KỶ NIỆM VỀ ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

Đinh Tiết Hải

(Đoạn 1)

Sau một tuần nghỉ ngơi thăm gia đình, người thân chúng tôi trở lại Trường tiếp tục học. Khi vào Trường Khoá 7 tham gia lao động đắp đập ngăn thành hồ để nuôi cá, thời gian khoảng hơn một tháng. Bây giờ Tôi và một số bạn nhớ lại và bình luận Lãnh đạo nhà trường lúc đó “duy ý chí” dám tự ý đắp đập ngăn nước trên một vùng rộng lớn ảnh hưởng đến nông nghiệp và môi trường, cũng là ảo tưởng của những nhà làm quản lý, chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo mà lại muốn làm kinh tế kiểu “nước sông công lính”, Tôi cùng các bạn học năm năm, một số bạn học sáu năm, có bạn làm giáo viên ở đó nhiều năm cũng chưa thấy thu hoạch được con cá nào cho Bếp ăn tập thể.

3 tháng 6, 2023

NHỮNG NĂM THÁNG ĐÃ SỐNG

 


(Đoạn 2)
Lên bãi cát bến sông vắng tanh, ba đứa về đến nhà ở trọ vợ chồng người con trai cùng đứa con lớn đã dong trâu ra đồng, còn bà Cụ và ba đứa cháu nhỏ ở nhà, nhìn con cá bà cứ xuýt xoa “các anh tài thật bắt được con cá dễ đến cân rưỡi” Ph và M cũng đế thêm vào “ở trong quê H nó còn bắt được những con to hơn bà ạ” Ph là dân Hà Nội chính cống người thấp đậm hơn Tôi, thể lực khỏe chơi môn xà kép nhất Khoá thành thạo nấu các món ăn. M người Nam Định cũng cỡ Tôi, chỉ tầm bổ củi, múc nước ở giếng thôi. Ph phân công M phụ giúp làm cá để nó nấu, H đi kiếm ít quả sấu để nấu canh dấm cá, Tôi nói “tao không biết quả sấu”, Ph bảo “không biết thì hỏi khắc biết", may quá bà Cụ mách cách đây một nhà có cây sấu to, Tôi đi sang nhà đó, vào ngõ, tới sân một con chó vàng gầy nhẵng chạy ra sủa nhanh nhách, chẳng thèm để ý bước tiếp, một cô gái trạc tuổi mười lăm, mười sáu tóc ngag vai, quần đen, áo cánh màu nâu non có khuôn mặt khá bắt mắt, theo sau là hai cậu em trai, trên dưới mười tuổi, cả hai mặc quần đùi và đều cởi trần, cô gái hỏi “anh tìm ai“ Tôi nói “nhà em có sấu bán cho anh một ít”, “có nhưng không bán”, thất vọng .

2 tháng 6, 2023

NHỮNG THÁNG NĂM ĐÃ SỐNG


(Đoạn một)
Tặng hương hồn các Bạn đã đi xa & các Bạn đang ở lại cùng Tôi
Tháng 9 / 71 Tôi vào ĐH khoá cuối cùng của Phân hiệu BK-ĐHCĐ. Khoá 7 có bốn lớp, hai lớp Chế tạo máy Ma & Mb, một lớp Điện Xí nghiệp I, một lớp Dự bị ĐH, Tôi thuộc lớp Mb. Nói thêm về lớp Dự bị ĐH thời bấy giờ, đây là một chính sách ưu đãi của Đg và NN giành cho những người có công hoặc con em của họ, thường là đã thi một lần nhưng thiếu điểm mà vẫn còn nguyện vọng ngồi trên ghế giảng đường, một năm được bổ sung, củng cố kiến thức để thi vào ĐH, cùng các chế độ khác hỗ trợ nên cầm chắc suất vào ĐH năm sau, kể cả cơ hội đi học ở nước ngoài. Tôi biết đến năm 76 chế độ này vẫn còn nhưng không rõ đến năm nào thì xoá bỏ ? Sau này những ai muốn thi lại vào ĐH, một cách chắc ăn thì chi tiền học ở các “lò luyện thi “ theo cơ chế thị trường “định hướng XHCN“ .