K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

19 tháng 8, 2019

VÌ SAO CÁC TỔNG THỐNG

 Quỳ Thạch


Góc nhìn văn hoá:
VÌ SAO CÁC TỔNG THỐNG MĨ, TỔNG THỐNG PHÁP, THỦ TƯỚNG ANH, THỦ TƯỚNG ĐỨC, THỦ TƯỚNG CA-NA-ĐA...KHÔNG BAO GIỜ NÓI LỜI RĂN DẠY ĐẠO ĐỨC CHO NHÂN DÂN NƯỚC HỌ HOẶC CHO CÁC THUỘC CẤP Ở DƯỚI QUYỀN MÌNH ?
Dễ hiểu thôi, ở các nước đó người ta quan niệm Đạo đức thuộc về Đức Chúa Trời, cái đó đã nằm sẵn trong lương tri và lương tâm của mỗi người. Việc huấn thị và răn dạy cho con người vượt khỏi các sai lạc về đạo đức, làm cho con người hướng vào cái thiện, tránh cái tà gian độc ác là công việc của các Tôn giáo, không phải công việc của các nhà chính trị hay các nhà quản trị hành chính quốc gia. Hãy xem nước Mỹ không có bộ văn hoá.... Ở nước Việt Nam ta thời Lý Trần cũng vậy, việc răn dạy đạo đức cho người dân, các vua ta thường dựa vào Phật giáo, ủy quyền cho các nhà sư, các chùa chiền làm việc đó, chẳng những nhà vua ít khi trực tiếp nói lời răn dạy đạo đức mà lại còn tự mình trực tiếp gương mẫu tu dưỡng đạo đức của mình theo các giáo lý của Phật pháp.