K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

1 tháng 6, 2019

CÔNG NGHỆ NÀO ?


Sông Tô lịch đang được làm sạch bằng Công nghệ mới của Nhật nghe chừng có hiệu quả cần làm tiếp ...
Sông Tô Lịch 'có thể thả cá' sau khi làm sạch bằng công nghệ Nhật. 7 ngày áp dụng công nghệ Nhật, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn, mùi hôi giảm.

PAUTOPSKY Ở TRÀ MY.

    Dũng Trác

    Tôi đã thốt lên như thế khi đọc xong bản dịch truyện ngắn do Dương Thành chia xẻ, “bí mật” mà hắn lưu giữ đã gần năm chục năm. Đó là một bản dịch chép tay của một nữ giáo sinh về một truyện ngắn của văn hào Nga Pautopxki, tác giả tập truyện “Bông hồng vàng” mà Vũ Thư Hiên đã chuyển ngữ sang tiếng Việt từ những năm 60.
    Theo năm tháng bức thư đang bị phong hóa, đã thấy những chỗ ố vàng và mực cũng bay màu, nét chữ đôi chỗ khó xem. Nhưng tôi nâng niu trân trọng bởi đây tình cảm chân thành của bạn bè, hơn nữa đây là tác phẩm văn học viết về tình cảm nam nữ, gửi từ hậu phương xa xôi nghìn trùng đến với những người lính ở chiến trường thật vô cùng quý báu. Vừa xem vừa bồi hồi xúc động.