K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

20 tháng 12, 2022

HÀ NỘI - MÁU và HOA

Phu Tieu

 
HÀ NỘI - Máu & Hoa
Xin phép phi lộ mấy nhời : Chớp mắt 50 nắm đã trôi vèo , đã bước vài bước ở sườn núi bên kia , tóc đã bác trắng . Đời người thật ngắn ngủi .
Bài này tôi đã viết từ mùa đông năm 2012 , mỗi dịp trung tuần tháng 12 hàng năm lại mở ra xem lại : Lần nào cũng vậy một cảm xúc bùi ngùi trào dâng , mắt rưng lệ nhớ về một thời khốn khó chúng ta đã vượt qua - Thông tin có thể không đầy đủ , lối hành văn diễn đạt thể hiện quan điểm cá nhân có thể không vừa ý ai đó mong các cụ bỏ quá .
Nhà cháu là một nhân chứng lịch sử , trong đám người còn sót lại ngày một tiệt chủng .
Hà Nội bốn mươi năm trước

11 tháng 12, 2022

NHỚ NGÀY NHẬP NGŨ 40 NĂM TRƯỚC

 

    Lại đến ngày 10/12
    NHỚ NGÀY NHẬP NGŨ 40 NĂM TRƯỚC
    Các cụ dạy: đời người đàn ông có 3 nghĩa vụ lớn, đó là: nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ lao động và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tôi và nhiều bạn cùng trang lứa đã tạm gác nghĩa vụ lao động để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

6 tháng 12, 2022

CHUYỆN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

 

Một vài chuyện về trường ĐH CƠ ĐIỆN của tôi
Tôi giành sáng nay 6/12/ 2022 viết những câu chuyện về trường ĐH Cơ Điện của tôi về những người thày người bạn của tôi ở đấy.
1
Tôi nhập trường ĐH CƠ ĐIỆN vào đúng những ngày Bác Hồ vừa mất. Chúng tôi 5 đứa từ Yên Bái lần đầu tiên xa khỏi làng. Cứ theo chỉ dẫn trong giấy báo nhập học mà đi. Chiều 5 tháng 9 tới Đông Anh. Chập tối xuống ga Lưu Xá. Hỏi đến xã Tích Lương huyện Đồng Hỷ ( nay là phường Tích Lương) , rồi lại hỏi xóm Cầu Thông. Trong một chiều nhập nhoạng cái hình ảnh xóm Cầu Thông với in vào trí nhớ tôi tới tận bây giờ. Đó là một xóm làng nhiều dặng tre và nối nhau bằng những ruộng khoai có nhiều ao cá dưới chân đồi. Tôi có nắm cơm nắm mẹ tôi nắm cho mà không dám ăn giữ khư khư trong túi. Trời sập tối, sao li ti trên chập chùng đồi bạch đàn. Cảm giác xa mẹ ngày đầu tiên và vùi vụi trên môt vùng làng đồi xa lạ khiến đứa con gái sụt sịt khóc. Thằng Nhuận hơn tuổi bọn tôi nên cứng cáp hơn. Nó bảo chúng mày ngồi đây tao đi tìm chỗ nào có lửa đèn tao hỏi.

5 tháng 12, 2022

K11IB THÂN YÊU... phần 3

 

    Tiếp theo: K11IB THÂN YÊU...
    Phần 3: MUÔN MÀU CUỘC SỐNG SV CƠ ĐIỆN
    A- Người đặc biệt:
    Trước hết tôi kể về những nhân vật khá đặc biệt của lớp tôi. Có thể câu chuyện sẽ động chạm đến những điều không tế nhị lắm, nhưng cũng nên kể ra để mọi người thấy rõ một mặt khác của cuộc sống SV.
    Đầu tiên là thằng Vinh “cà cộ”, thằng này người khá mũm mĩm, bố nó đâu như là đại biểu quốc hội, nên đc phân 1 căn biệt thự cổ kiểu Pháp khá đẹp ở phố Tăng Bạt Hổ, HN. Thằng Vinh có một biệt tài quái đản, là “xì hơi”, với tiếng nghe rất đanh và ...rất dài ( chỉ khổ cho thằng nào nằm cùng giường tầng và cùng phòng với nó). Điều đặc biệt là thằng Vinh rất công khai và tự hào về khả năng này. Có lần các phòng đang im phăng phắc để ôn thi thì nó “phát công”, rồi nó tự nhận và cười hố hố, làm cả mấy phòng đc 1 phen nghiêng ngả vì cười. Chuyện chẳng có gì đáng nói, nếu như 1 lần giữa đám đông có cả chị em, nó “xì hơi” và đổ vấy cho mấy chị em đứng cạnh, làm họ đỏ mặt, đương nhiên họ chẳng thể nào thanh minh, thanh nga vì chuyện tế nhị này. Thật quá “đỉnh”. Từ đấy mọi người gọi nó là thằng Vinh “Bỉ”.

4 tháng 12, 2022

.K11IB THÂN YÊU phần 2

 

  • Tiếp theo...K11IB THÂN YÊU
    Tiếp Phần 2: CÁC NHÓM BẠN...
    Tôi chả rõ nhóm tôi đc hình thành ntn, nhưng tôi nghĩ do thằng Quang “sáng lập”. Thằng Quang người cao, gầy trước lái xe trong quân đội. Lần đầu gặp nó, tôi khá ấn tượng câu chuyện của nó về độ “máu” của gái xứ Thanh. Nó kể: thời nó còn lái xe, một cô Thanh Hoá rủ nó vào rừng chơi, cả hai lặng lẽ đi bên nhau, để phá tan sự im lặng nó bèn khen, đại loại cảnh đẹp, rừng xanh, gió mát...nó chưa kịp nói hết thì cô kia đã nói: em tụt...quần anh nhe. Tôi khá khoái những thằng có khiếu hài, nên chúng tôi nhanh chóng chơi với nhau. Thằng Quang tính vốn rộng rãi, lại thích đàn đúm, hội hè nên cứ đến thứ bảy, chủ nhật được nghỉ học là nó rủ tôi, thằng Mình “tìn”, thằng Đoàn”pựt” lên nhà nó chơi và thế là nhóm tôi tự nhiên hình thành (sau này nhóm có thêm thằng Châu “xoăn”). Nếu tôi nhớ không nhầm thì biệt danh của thằng Minh và thằng Đoàn hình thành là do chính chúng nó. Thằng Minh quy cho tất cả người dân tộc là bọn “Ma Văn Tìn”, còn thằng Đoàn gọi chung là bọn “Pựt” và thế là chúng thành biệt danh của 2 thằng.

3 tháng 12, 2022

K11IB THÂN YÊU CỦA CHÚNG TÔI

 

    K11IB THÂN YÊU CỦA CHÚNG TÔI
    ( viết nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập khoa Điện và khoa Cơ khí-Đại học Cơ Điện Bắc Thái 1972-2022-tiền thân là phân hiệu cơ điện của Đại học Bách khoa)
    Cuối năm 1975, sau ngày MN hoàn toàn giải phóng, chúng tôi, những người lính Sinh viên, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng chống Mỹ với tổ quốc, đã may mắn đc trở về trường cũ học tập. Ngày ấy khoá 11 chúng tôi có 2 lớp Điện là K11IA, K11IB và đâu khoảng 3 hay 4 lớp chế tạo máy K11MA, K11MB, K11MC...tôi đc phân công vào lớp K11IB, mỗi lớp Khoảng 45 SV, đủ mọi miền quê, trải dài từ Vùng núi phía Bắc đến tận Quảng Trị, trong đó có cả con em đồng bào dân tộc Mường, Tày, Nùng, Sán Dìu...cánh bộ đội chúng tôi về học sau chiến tranh cũng chỉ tầm ngoài 20 tuổi, hơn cánh học sinh phổ thông chừng 3 tuổi, vậy mà trông chúng tôi già vãi...có lẽ sự gian khổ và khốc liệt của chiến tranh, đã hằn in lên khuôn mặt chúng tôi nét khắc khổ, già dặn trước thời gian. Chúng tôi cùng ở trong những dãy ký túc xá gạch xây 2, 3 tầng. Mỗi buồng có 4 giường tầng bằng sắt hàn, chứa đc 8 SV. Cứ vậy suốt 5 năm trời chúng tôi ăn ở sinh hoạt cùng nhau giống như 1 gia đình lớn, phải chăng điều này gắn kết chúng tôi lại hơn số với SV thời nay, chủ yếu thuê nhà tạm trú ngoài trường. Thời ấy học đại học đc nhà nước nuôi tất. Chúng tôi ngày 2 bữa cơm tập thể, còn lại chỉ dồn sức vào học, chứ chẳng phải mưu sinh, làm thêm như SV bây giờ