K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

9 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 1)

Trung Sỹ

 Tôi sẽ không dùng chữ người Hà Nội gốc, cũng như phố Hà Nội cổ trong bài viết này, bởi "gốc" và "cổ" nó mờ mịt xa xôi quá. Mới khoảng gần 200 năm đã gọi rằng gốc người cổ phố, e chừng chưa đủ trong các bản lý lịch hay hộ khẩu soi mói đến năm đời. Chữ cũ là đủ cho một lớp người rồi.
Đầu tiên, tôi đồng ý với ý kiến rằng không có người Hà Nội gốc. Ý kiến này hình như của ông Thái Bá Tân. Hà nội xa xưa cũng chỉ là các làng cấy hái trồng tỉa nếu thế đất cao, như Yên Phụ, Trích Sài. Rau cỏ hoa tươi ở Ngọc Hà, Láng thượng. Các làng nghề Yên Thái làm giấy, Ngũ Xã đúc đồng. Các làng đánh dậm, kéo vó nếu thế đất thấp như Kim Liên, Yên Sở...