K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

14 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 6)


Trung Sỹ

Công cuộc công hữu hóa tư sản hoàn thành. Các hiệu buôn lớn phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân… cửa khép im ỉm. Buôn bán nhỏ vẫn được phép duy trì để gắng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của người thành thị. Dăm lọ tăm tre, đôi vại dưa cà, mấy lọ ô mai gừng, ô mai sấu trên phố Hàng Đường. Những mẹt bóng bay cho trẻ con, tận dụng chế tạo từ các bao cao su cũ có rắc bột tan cho khỏi dính trên phố Đồng Xuân. Xâu xúc sắc hay còi huýt sắt tây cuốn hàn thiếc, nhuộm kim loại màu đỏ hoét, thổi đỏ choét môi lèo tèo treo phố Hàng Thiếc...

13 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 5)

Trung Sỹ

Bà tôi sinh được 6 người con. Do bận kinh doanh hoặc do thiếu sữa thế nào đó, nên từ mẹ tôi cho đến mỗi cô cậu, đều có một u nuôi cho bú mớm. Tôi thấy các cô cậu gọi các bà là u, xưng em. Còn mọi người trong nhà gọi các bà theo tên cô cậu mà các bà cho bú: bà Hải, bà Hòa, bà Hợp, bà Nhân, bà Nhu...

12 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 4)

Trung Sỹ

Ông ngoại bà ngoại, ngày bé tôi gọi là ông ta, bà ta, để phân biệt với ông bà bên nội. Sau cải tạo Công tư hợp doanh, sở Thương nghiệp gọi bà đi làm. Cơ quan của bà tôi là cửa hàng Mậu dịch Quốc doanh số 53 phố Hàng Ngang, với công việc là dán phiếu. Từ một chủ hãng buôn, nay bà tôi đã vinh dự trở thành một cán bộ công nhân viên nhà nước XHCN. Về việc này, ông tôi có hẳn một bài thơ đầy tự hào mà tôi nhớ nhất hai câu:

11 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 3)

Trung Sỹ

Chiến thắng Điện Biên phủ và Hiệp định Genève đưa những người con của Hà Nội trở về. Năm cửa ô đón mừng đoàn quân, "như năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh".
Sau những buồn tủi, mừng vui hạnh phúc ngày hội ngộ, Hà Nội bắt đầu công cuộc đổi mới, "từ một thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất", cùng với nông thôn đang kỳ rầm rộ tiến hành Cải cách ruộng đất. "Những người lao động quang vinh/ Chúng ta làm chủ đời mình từ đây".

10 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 2)


Trung Sỹ


.....Giai đoạn tiền chiến từ đây đã bắt đầu một lớp người Hà Nội mới: Lớp người trí thức, tiểu tư sản thành thị. Chưa đủ điều kiện đông để hình thành một giai cấp cần phải đấu tranh loại bỏ, nhưng đây là một lớp người thiếu triệt để, hay dao động, không đáng tin và cần phải chịu sự khống chế, thậm chí cải tạo, như quan điểm vô sản nông dân từng đố kỵ...

9 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 1)

Trung Sỹ

 Tôi sẽ không dùng chữ người Hà Nội gốc, cũng như phố Hà Nội cổ trong bài viết này, bởi "gốc" và "cổ" nó mờ mịt xa xôi quá. Mới khoảng gần 200 năm đã gọi rằng gốc người cổ phố, e chừng chưa đủ trong các bản lý lịch hay hộ khẩu soi mói đến năm đời. Chữ cũ là đủ cho một lớp người rồi.
Đầu tiên, tôi đồng ý với ý kiến rằng không có người Hà Nội gốc. Ý kiến này hình như của ông Thái Bá Tân. Hà nội xa xưa cũng chỉ là các làng cấy hái trồng tỉa nếu thế đất cao, như Yên Phụ, Trích Sài. Rau cỏ hoa tươi ở Ngọc Hà, Láng thượng. Các làng nghề Yên Thái làm giấy, Ngũ Xã đúc đồng. Các làng đánh dậm, kéo vó nếu thế đất thấp như Kim Liên, Yên Sở...

5 tháng 3, 2018

THƠ TÌNH THÙNG THÌNH






Lê Tiến Vương
NHỚ …
Hoàng hôn ngồi nhớ bình minh
Cái tang bỗng nhớ cái tình tính tang
Ở phố giờ lại nhớ làng
Bao nhiêu là cái nhỡ nhàng nhớ nhau

1 tháng 3, 2018

MỐI TÌNH ĐẦU

Thấy anh Trần Minh Hải k6i kể về kỷ niệm xưa hay-nên mình cũng học theo để nhớ thời đi học Nhan Đoan k13ib
MỐI TÌNH ĐẦU
Năm thứ nhất đại học, cả tổ chỉ có anh Dũng, anh Trịnh là hơi lớn tuổi, 8 thằng còn lại lau nhau 17,18 tuổi nên đều chưa có mối tình vắt vai . Tuy nhiên làm sao tránh khỏi những giây phút chạnh lòng với cô bạn hàng xóm ,sung sướng khi một lần cố tình chạm khẽ vào tay . Mình cũng vậy nhưng nhờ hay đọc truyện nên một bụng lý thuyết yêu đương đủ để quân sư cho mấy thằng trong tổ, thơ tình Xuân Diệu, Nguyễn Bính trích dẫn ào ào .