Trang này cũng bắt đầu được xây dựng. K6 Cơ Điện xin kêu gọi mọi người đóng góp trí nhớ về các sự kiện "lịch sử của K6" nhất là thời gian sau tháng 9-1972 khi chúng tôi - tác giả bài viết này đi hết vào chiến trường B-C. Trang sẽ kể lại các sự kiện trình tự từ ngày đầu tựu trường cho đến bây giờ...
Ví dụ:
16- 7-1970 Thi đại học sáng môn Toán, chiều môn Lý.
17- 7-1970 Thi đại học sáng môn Hoá,
K6 ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN
+ 1-10-1970 là ngày nhập trường theo giấy báo trúng tuyển. Từ trưa ngày 1-10 nhiều học sinh các nơi đã đổ về ga Lưu xá vào trường, thực ra là qua những quả đồi, ruộng khoai vào sâu trong khu trung tâm trường. Vượt đồi cao sang bên trái là lán đón tiếp sinh viên K6 trường đại học Cơ Điện Bắc Thái. Đây vốn là các lớp học cũ bỏ lại của trường Trung cấp luyện kim.
+ 5-10-1970 một đoàn sinh viên lên Đồng Xiềng , Phú Lương để khai thác gianh.
+ 10-10-1970 đoàn sinh viên thứ 2 lên Quảng Chu (qua Đồng Xiềng) chặt nứa.
+ 6-11-1970 bắt đầu về trường đan gianh, đập nứa, dựng nhà, trát vách bằng bùn và rơm. Cuối cùng dựng được 3 lớp học, 3 nhà kho+bếp, 5 nhà ở sinh viên ở khu vực cạnh “T3 nhất”.
+ 4-12-1970 khai giảng và học quân sự 1 tháng.
+ 15-1-1971 bắt đầu học văn hoá buổi đầu tiên.
+ 28-4-1971 thi môn học đầu tiên của học kỳ 1
+ 25-8-1971 bắt đầu kỳ nghỉ hè đầu tiên đến 19-9-1971.
+ -8-1971 một số sinh viên nhập ngũ vào tiểu đoàn 45 sư đoàn 304B.
+ 1-10-1971 lao động nạo vét kênh đào Bắc Hưng Hải bên ngoài cống Xuân Quan đến 16-10-1971
+ 20-10-1971 thêm một lớp K6MC do K5 tăng K nhiều quá.
+ 12-1971 một số sinh viên nhập ngũ vào tiểu đoàn 51 - sư 304B
+ 13-1-1972 một số sinh viên nhập ngũ bổ xung vào tiểu đoàn 54 – sư 304B
+ 29-5-1972 toàn bộ K6 rời khỏi vị trí đầu tiên gần T3 nhât để sơ tán vào khu K5...ngay sau khi một số lượng lớn sinh viên được tổng động viên vào quân đội.
+ 15-6-1972 lại thêm một đợt bổ xung đi nghĩa vụ quân sự của sinh viên K6. Cả hai đợt gần nhau này đều biên chế vào D69-sư 304B.
+ 6-1972 thực tập công nhân tại xưởng trường gần K4
+ 3-7-1972 lao động đắp đê sông Cầu (tại Xuân Trù, Đại Xuân, Phổ Yên) đến 6-8-1972
+ 21-9-1972 Mỹ ném bom vào trường giết 2 sinh viên Lào và làm bị thương 1 nữ công nhân.
+ 21-9-1972 Đợt cuối cùng trong kháng chiến chống Mỹ, sinh viên K6 lại lên đường nhập ngũ.
+ 25-9-1972 K6 lại sơ tán tiếp vào Tân Cương.
+ 30-1-1973 K6 được trở về khu giáo viên .
Sau tháng 9-1972 những người đi lính chúng tôi không còn được biết các sự kiện tiếp theo nữa, mong mọi người bổ sung, viết tiếp.....
Một số đặc điểm của K6:
- Tiêu chuẩn sinh hoạt của học sinh phổ thông được nhà nước cấp là 18đ và 17kg/tháng. Mỗi lớp cử 1 quản lý và 1 thủ kho để tự quản lý lương thực thực phẩm của lớp mình. Cứ 1 tháng lại thay một lần. Mỗi lớp có một cấp dưỡng nấu ăn và các chị nghỉ vào chủ nhật, nên sinh viên lại phải thay nhau nấu cơm. Sinh viên còn phải tự tổ chức đi lĩnh lương thực, thực phẩm trong kho của trường, còn phải tự đi lấy củi tận trong Tân Cương, Bình Định bên kia sông Công về để đun nấu. Sinh viên cũng phải tự đi mua rau mỗi sáng tại chợ T 3 nhất.... Cơm độn bột mỳ, bột mỳ luộc, ngô bung và bo bo... Đói triền miên nhớ 2 miếng bột mỳ luộc, canh rau nấu chảo nước đen xì... Hái trộm rau khoai lang, góp tiền mua sắn luộc... Lĩnh bưu phẩm tại bưu điện Lương Sơn... Tắm nước nóng bên lò cao khu gang thép... ăn và giặt giũ bằng nước giếng đào cạnh bếp tập thể... Tháng 1 lần xem phim chiếu 1 máy tại bãi chiếu sườn đồi... Sinh viên trốn vé, nhảy tàu rất siêu mỗi khi tranh thủ về nhà hay về Hà nội... Vậy mà vẫn tập thể dục buổi sáng tập thể và đá bóng, đá cầu suốt buổi chiều...
- Giấy viết rất đen, còn gọi là giấy giang...Bút viết còn chấm mực... Giáo trình in roneo nhoè nhoẹt... tháng được mỗi người nửa lít dầu hoả....
- Cuộc đời sinh viên thiếu thốn trăm bề mà vẫn vui vẻ, lạc quan... Vẫn chăm chỉ viết thư cho người thân, tẩy xoa tem thư cũ để dùng lại... Lừa nhau chỗ này chỗ kia có chiếu phim để rủ nhau đi cả lũ rồi lại về không... Đèn dầu le lói vẫn ghi ta bập bùnh nhạc đỏ, nhạc xanh... Vẫn chuyền tay nhau các truyện hay chép tay.... Vẫn viết nhật ký, vẫn chép vần thơ hay... Vẫn bình luận chuyện chân trời góc bể, vẫn kể về người mình yêu nồng nàn nỗi nhớ mong.
- 1975 K6 ra trường cũng là lúc các chàng cựu K6 đi lính lục tục đổ về học tiếp cùng các khoá 8, 9, 10...
- K6 nổi tiếng toàn trường ĐHCĐ về việc gặp nhau thường xuyên, và bất thường bất cứ khi nào có dịp....K6 cũng đã tạo nên 1 truyền thống quý báu. Đó là: luôn thăm nom, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, khi bản thân hoặc cha mẹ ốm đau hoặc mất, khi con cái trưởng thành dựng vợ, gả chồng; hỗ trợ công việc là và học tập cho con cháu; thăm nom gia đình thương binh liệt sỹ những dịp 27-7 và tết cổ truyền...
- 1990 gặp nhau cùng cả trường tại Giảng Võ
- 1991 - cựu sinh viên K6 tại 31 Tuệ Tĩnh
- 1994 - - - - nhà riêng anh Đoàn (Tân) ở KTT Bách Khoa
- 1997 - - - - nhà riêng Nguyễn Mạnh Hiền tại Đốc Ngữ
- 1999 - - - - khu sinh thái Hà Dung – Đông Anh – HN
- 2000 kỷ niệm 30 năm tựu trường tại Thái Nguyên ( trong trường)
- 2001 - - - - khu du lịch Cửa Lò, thành Vinh - Nghệ An - nhà anh Thị
- 2002 - - - - khu du lịch Quất Lâm – Nam Định
- 2003 - - - - Đền Hùng – Phú Thọ
- 2004 - - - - Lạng Sơn
- 2005 - - - - khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc - Hải Dương - nhà Thiệu
- 2006 - - - - Tuyên Quang - Thác Bà - nhà sàn Hồng
- 2007 - - - - chùa Tây Phương – Hà Tây - nhà Phê
Có được các truyền thống trên, công đầu thuộc về các thành viên tâm huyết như Hồ Lê Thanh K6A, Nguyễn Doãn Thọ K6B, ... và nhiều “mạnh thường quân” khác...
Ngày nào mái tóc còn xanh, nay tóc đã điểm bạc, kẻ còn người mất . Đã lên chức ông bà mà mỗi lần gặp nhau vẫn giao lưu bằng ngôn ngữ của tuổi xanh 18, đôi mươi. Bùi ngùi hàn huyên kỷ niệm xưa, chia ngọt sẻ bùi gia cảnh của nhau hiện tại ...thấy đời người trôi nhanh quá!
1-10-2008 - Hà Nội trước khi đi Vinh - Trần Minh Hải – Đào Việt Dũng - Nguyễn Doãn Thọ
Viết lại và bổ sung từ Trần Minh Hải
Abc
Viết lại và bổ sung từ Trần Minh Hải
Abc
K6 ĐẠi HỌC CƠ ĐIỆN 1970-1975
TRẦN MINH HẢI K6I
Ngày 1/10/2008 trước khi Hội K6 ĐHCĐ ta đi Vinh (hội thường niên), tôi nảy ý định viết các sự kiện K6 (rút từ nhật ký cá nhân) với một sơ đồ trường và cảnh K6 năm 1970 tôi vẽ. Tặng mỗi bạn đi một bản để đọc cho vui trên đường đi.
A lô cho Dũng chít K6I biết ý định+báo đã xong bài viết, Bác ấy vọt tới nhà tôi ngay,sau đó sửa chữa và đánh máy bản thảo, Bác Thọ mom K6MB bổ sung nội dung:các đợt lính vào D nào và sự kiện sau 9/1972,
Chít trình lên Blog K6BC11R, còn tôi mang in 70 bản. Khỏi nói hiệu quả không ngờ (các thầy và bạn Đồng môn xem khen ngợi lắm). Bây giờ nó đã có mặt trên các Blog Cơ điện (bài “Những mốc son K6”).Bản này, đứng tên Hải+Dũng+Thọ viết vội để tối 3/10/2010 đi tầu Vinh-còn sơ sài và chưa đủ-8 năm qua rồi mà chưa được bổ sung tý gì. (Lãnh đạo Hội K6 hô hào bổ sung mà chả có ai hưởng ứng). Biết đồng môn đều Lục thập Hoa giáp có dư, 46 năm qua đã quên đi nhiều Yêu và nhớ đồng môn có sẵn nhật ký, có Blog hỗ trợ, đành mạn phép viết thêm trình làng. Các số liệu viết thêm do tôi tổng hợp lại :
NIÊN BIỂU
Trước tiên: Vinh danh 10 bạn sinh viên K6 Đại học Cơ điện đã Hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu Nước (1971-1975): Phạm Quang Trang, Nguyễn Khánh Thường, Đào Bá Long, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Tiến Đồng, Lương Công Thu (lớp K6I) Đới Sỹ Liêu, Đặng Văn Khanh (lớp K6MA) Trần Văn Hóa, Đặng Văn Toàn (lớp K6MB). và Trần Bá Thách (K5 xuống K6). Riêng Lê Thành Hưng K6MB (hy sinh sau 1975). Tổng số Liệt sỹ toàn K6 là 12 người.
+Ngày 1/10/1970 là ngày nhập trường theo giấy báo trúng tuyển (Xóm Cầu thông, Xã Tích lương,Huyện Đồng hỷ,TP Thái nguyên, Tỉnh Bắc thái). Từ trưa ngày 1/10 nhiều học sinh các nơi đã đổ về ga Lưu xá, dò về T Ba nhất để nhập trường, thực ra là đi qua những quả đồi, ruộng khoai vào sâu trong khu trung tâm trường. Vượt đồi cao sang bên trái, là lán đón tiếp sinh viên K6 trường đại học Cơ Điện Bắc Thái. Đây vốn là các lớp học cũ bỏ lại của trường Trung cấp luyện kim.Số học dự bị K6, vào trước 1 năm+ đỗ đại học đã có mặt để làm CB khung (Huynh, Cấp, Tiến 3 Lớp trưởng).
+ 5/10/1970 một đoàn sinh viên lên Đồng Xiềng , Phú Lương để khai thác gianh. Tiếp đó 10/10/1970 đoàn sinh viên thứ 2 lên Quảng Chu (qua Đồng Xiềng) chặt nứa. Lao động rừng xanh núi đỏ một tháng trời-để có nguyên vật liệu làm nhà ở và lớp học
+ 6/11/1970 bắt đầu về trường đan gianh, đập nứa, dựng nhà, trát vách bằng bùn và rơm. Cuối cùng dựng được 3 lớp học K6I K6MA K6MB, 3 nhà kho+bếp, 5 nhà ở cho >160 sinh viên (nhõn 12 kiều nữ được chia đều cho 3 lớp) ở khu vực đồi trọc cách “T Ba nhất” khoảng 300m. Ngày 4/12/1970 khai giảng K6 ĐH Cơ điện (niên khóa 1970-1975) 2 lớp Chế tạo máy K6MA K6MB (có học thêm một số môn Điện+ 1 lớp Điện Khí hóa xí nghiệp (K6I có 57 người-phải học thêm 10 môn Cơ khí: Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết,Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Dung sai lắp ghép, Nhiệt kỹ thuật, Thủy lực, Công nghệ kim loại-Thế mới là Kỹ sư Cơ điện). Tiếp sau đó K6 học quân sự trong 1 tháng (10/12/1970-10/1/1971).
+ 15/1/1971 bắt đầu học văn hoá buổi đầu tiên. Ngày 31/3/1972 Bộ trưởng bộ ĐH mới Nguyễn Đình Tứ ghé thăm K6. Ngày 28/4/1971 thi môn học đầu tiên của học kỳ 1 ngày 17/8 đến 19/9/1971 bắt đầu kỳ nghỉ hè đầu tiên (Lụt vỡ đê Cống thôn, cầu Đuống và cầu Long biên hỏng do máy bay Mỹ). Ngày 30/5/1971 HK2 năm thứ nhất. Ngày 17/10/1971 HK1 năm thứ hai, Ngày 3/3/1972 mùa thi HK1 của năm thứ hai, Ngày 25/5/1972 HK2 năm thứ 2. Ngày 11/4/1971 lớp HSPT trong khóa-lần đầu tiên nhận thẻ Cử tri làm nghĩa vụ công dân, Làm CMT khi tròn 18 tuổi. Có 5 đợt đi bộ đội từ 8/1971 đến 9/1972 Tổng số đi 49 sinh viên, vẹt 1/3 biên chế K6 ban đầu. (Danh sách đi bộ đội tương đối chính xác. vì 22/12/2015 tôi đăng bài lính K6 và các bạn trong khóa nhiệt tình đóng góp bổ sung tên-đợt đi)
+ Đợt lính 8/1971 một số sinh viên nhập ngũ vào D45 F304B. K6I (có Dũng, Thiện, Hoan và 5 liệt sỹ là Trang, Thường, Long, Đồng , Trung) K6MA (có San, Doanh và 2 Liệt sỹ Khanh, Liêu) K6MB (có Thắng, Thuận và Liệt sỹ Toàn)
+ Đợt lính 12/1971 gồm Chích, K6MA và Tính K6MB vào D51 F304B
+ 1/10 đến 16/10/1971 lao động nạo vét kênh đào Bắc Hưng Hải bên ngoài cống Xuân Quan
+ 20/10/1971 thêm một lớp K6MC, nhà ở phía sau lớp học K6I và nhà ở nam lớp K6MB ( lớp ở trong cùng của khóa 6) do K5M đúp xuống tăng biên chế nhiều quá.
+ 13/1/1972 một số sinh viên nhập ngũ bổ sung vào tiểu đoàn D54 F304B K6I (có Viêm, Hoạch, ĐT Hòa, Nhưỡng). K6MB (có Hưng, Thọ, Minh, Tường, Dong, Trường, Hòa, Liệt sỹ Thách K5 xuống K6 và Liệt sỹ Hưng).
+19/5/1972 toàn bộ K6 rời khỏi vị trí đầu tiên gần T3 nhât để sơ tán vào khu K5 ( toàn bộ K5 đã đi sơ tán tại Đại từ)...ngay sau khi một số lượng lớn sinh viên được tổng động viên vào quân đội.
+Đợt lính 5/1972 và đợt bổ sung ngày 15/6/1972, cả 2 đợt gần nhau này đều vào D69 F304B. K6I (có Cảm, Nam, Tiến, Khánh, Dũng, Hòa và Liệt sỹ Thu). Lớp K6MA (có Thanh, Dũng, Liệu, Trung, Phê). Lớp K6MB (có Quỳnh,Huy, Tế, Tâm)
+ Từ 12/6 đến 2/7/1972 thực tập công nghệ kim loại tại xưởng trường sơ tán, thực tập vào 2 ca chiều và tối (gần khu vực K4)
+ 3/7 đến 6/8/1972 K6 đi lao động đắp đê sông Cầu (tại Xuân Trù, Đại Xuân, Phổ Yên, Bắc thái)
+Đợt lính 15/9 và đợt đi bổ sung 21/9/1972 đều vào D76 F304B. Lớp K6I (có Thịnh, Hải, Dần, Thuộm) lớp K6MA có Phan. Lớp K6MB (có Đoàn, Bình,C Minh và Liệt sỹ Hóa). Danh sách đầy đủ rồi đi đợt nào-Mong Đồng môn và CCB bổ sung tiếp. Tổng số có 49 SV đăng lính, 11 bạn đã Hy sinh, 38 tên về học lại các K8 đến K12.
+ 21/9/1972 Mỹ ném bom vào trường giết 2 sinh viên Lào và làm bị thương 1 nữ công nhân. Và là ngày+đợt cuối cùng trong kháng chiến chống Mỹ, sinh viên K6 lại lên đường nhập ngũ.
+ 25/9/1972 K6 lại sơ tán tiếp vào Tân Cương. Bình định (ở nhờ nhà dân).
+ 30/1/1973 K6 được trở về khu giáo viên, học cho đến hết khóa (Ra trường 10/1975) .
Sau tháng 9/1972 những người đi lính chúng tôi, không còn được biết các sự kiện tiếp theo nữa, Lạ một điều là: Chỉ toàn các tên CCB hăng hái viết về các kỷ niệm, về K6 ta?.
K6 SAU 9/1972
(Tôi thu tập bổ sung)
-Cuối tháng 12/1972 B52 còn dã xuống trường một trận nữa- khi đó K8 mới vào trường được hơn một tháng và vừa rời T3 nhất-(nơi k6 vừa ở trước đó) để vào khu đầu trâu được mấy ngày. Đêm ấy gần một đại đội TNXP hy sinh tại một địa đạo cụt do sức ép của bom đánh sập cửa hầm canh lối đi ra ga Lưu Xá đó! K8 và những K6 ko đi bộ đội mà ở lại học bình thường đêm đó ko ở khu bị bom nhưng hẳn cũng biết vụ này
-K6 sơ tán vào Bình Định, do đi bộ đội nhiều nên cơ cấu lại là K6I, K6A, K6C (nhập 2 lớp B và C cũ) K6D mới toanh (nguyên đội K5 đúp xuống vào chung 1 lớp). Học lán đào nửa nổi nửa chìm, vẫn có 1 cấp dưỡng nấu ăn cho cả lớp, tự kiếm củi guộc đun nấu- đến giờ măm thì chia xuất cho từng tốp 2,3 tên/nhà dân). Đi bộ từ nơi sơ tán về căng tin trường lĩnh lương thực, thực phẩm hàng tháng. (Phải băng qua sông Công, mùa lũ có một tên suýt chết) ăn học vất vả đủ thứ, cơ mà các Thầy cô giáo hỏi thi vẫn nghiêm túc (nghĩa là vưỡn chém như xưa) Năm thứ 2,3 SV đúp và bỏ nhiều. ngày 30/1/1973 lại về ở nhà A1,A2 ba lớp máy, lớp điện ở khu nhà ngói 1 tầng. 7/1975 Bảo vệ Đồ án tốt nghiệp-xong vị nào ù té quyền về nhà vị ấy. 8,9+10/1975 cá nhân lẻ tẻ lên nhận QĐ phân công tác và phới luôn. K6 không có ngày chia tay chính thức (hậu chiến tranh ối việc mà).
ẤN TƯỢNG ĐỌNG LẠi
Dưới đây là một vài đặc điểm chính yếu của K6:
-Là khóa đầu tiên dự thi đại học 1970, điểm thi lấy cao chỉ sau ĐH tổng hợp (trên mặt bằng điểm thi vào Đại học toàn miền bắc khi đó), ở trên điểm ĐHBK dù ta mới chỉ là Phân hiệu ĐH
- Tiêu chuẩn sinh hoạt của học sinh phổ thông được nhà nước cấp là 18đ và 17kg lương thực/tháng, 5m phiếu vải. Quần áo-sách vở-tiền tiêu vặt và đi lại do SV tự lo liệu. Mỗi lớp cử 1 quản lý và 1 thủ kho để tự quản lý lương thực thực phẩm của lớp mình (Cứ 1 tháng lại thay luân phiên). Mỗi lớp có một cấp dưỡng nấu ăn và các chị nghỉ vào chủ nhật, nên sinh viên lại phải thay nhau nấu cơm. Sinh viên còn phải tự tổ chức đi lĩnh lương thực, thực phẩm trong kho của trường, còn phải tự đi lấy củi tận trong Tân Cương, Bình Định bên kia sông Công về để đun nấu. Sinh viên cũng phải tự đi mua rau mỗi sáng tại chợ T 3 nhất.... Cơm độn bột mỳ, bột mỳ luộc, ngô bung và bo bo... Đói triền miên nhớ 2 miếng bột mỳ luộc, canh rau nấu chảo nước đen xì... Hái trộm rau khoai lang, góp tiền mua sắn luộc, đùm gạo nấu cháo, cắt tóc làm đẹp cho nhau... Lĩnh tiền và bưu phẩm tại bưu điện Lương Sơn (cách gần 8 km)...Rủ nhau đi tắm nước nóng bên chân lò cao khu gang thép vào mùa đông... Ăn và giặt giũ bằng nước giếng đào cạnh bếp tập thể (mùa cạn phải nạo vét giếng cho sâu)... Tháng 1 lần xem phim cũ rích+ chiếu 1 máy tại bãi chiếu sườn đồi Luyện kim, không có tiền thì sinh viên trốn vé, Nghèo thì nhảy tàu hỏa rất siêu (trốn vé 1đ4hào/lượt) mỗi khi tranh thủ về Hà nội, về quê... Vậy mà vẫn tập thể dục đều buổi sáng, tập chạy và đá bóng gôn tôm, đá cầu suốt buổi chiều.Chủ nhật nhiều tên cuốc bộ 9km lên TP Thái nguyên thăm đồng hương và tán gái YK SP NN đều như vắt chanh..
- Giấy viết rất đen, còn gọi là giấy giang, còn hằn vệt cọng rơm...Bút viết còn chấm mực... Giáo trình in roneo nhoè nhoẹt, bài tập lớn Hình họa và vẽ KT in ánh sáng (nền xanh nét trắng), kiếm bút chì 2B còn khổ, dồn tiền cuốc bộ 1,5 km mua tờ giấy khổ Ao... tháng được mỗi người nửa lít dầu hoả, ĐH Cơ điện mà không có tý điện nào : Nóng quạt nan, Rét 2 thằng chung chăn, chia nhau xuất cơm còm-ăn rồi mà vẫn như chưa ăn.Tu nước giếng thơi, đi thử chè kiếm ấm về pha
- Cuộc đời sinh viên thiếu thốn trăm bề mà vẫn vui vẻ, lạc quan. Vẫn chăm chỉ viết thư cho người thân, tẩy xoa tem thư cũ để dùng lại. Lừa nhau chỗ này chỗ kia có chiếu phim để rủ nhau đi cả lũ rồi lại về không. Đèn dầu le lói vẫn ghi ta bập bùng nhạc đỏ, nhạc xanh. Vẫn chuyền tay nhau các bài thơ+ truyện hay chép tay. Vẫn viết nhật ký, vẫn chép vần thơ hay. Vẫn bình luận chuyện chân trời góc bể, vẫn kể về người mình yêu nồng nàn nỗi nhớ mong. Và chả có cái đài nào để mà nghe tin tức.
- 10/1975 K6 ra trường (những tên không phải đi lính) cũng là lúc 38 chàng cựu K6 đi lính lục tục đổ về học tiếp cùng các khoá 8, 9, 10...Đa số hưởng phụ cấp 31đ/ tháng (có trừ tiền ăn là 18đ/ tháng), quần áo lính mặc cả ngày. Sốt rét sốt nóng da tái xanh-nom CCB khác hẳn với SV là HSPT đủ mọi nhẽ .
- K6 nổi tiếng toàn trường ĐHCĐ về việc gặp nhau thường xuyên, và bất thường bất cứ khi nào có dịp....K6 cũng đã tạo nên 1 truyền thống quý báu. Đó là: luôn thăm nom, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, khi bản thân hoặc cha mẹ ốm đau hoặc mất, khi con cái trưởng thành dựng vợ, gả chồng; hỗ trợ công việc là và học tập cho con cháu; thăm nom gia đình thương binh liệt sỹ những dịp 27/7 và tết cổ truyền...Các tốp riêng đã tổ chức đi các vùng miền núi phía bắc, xuôi nam, rất nhiều lần. Bạn tâm giao đến nhà nhau chơi, ra HN, về rừng xanh núi đỏ,.. Việc Hiếu Hỷ đã có BLL và dân ta lo chu đáo. Các ngày 30/4 và 22/12 các tên CCB gặp nhau giao lưu đều đặn...là tôi không thống kê ở đây. Có mấy nhóm lập Câu lạc bộ giao lưu thường xuyên.Nhân kỷ niệm 44 năm xa rời K6 vào Lính 9/1972 Tôi liền viết tư liệu này.
Ngày nào mái tóc còn xanh, nay tóc đã điểm bạc, kẻ còn người mất . Đã lên chức ông bà mà mỗi lần gặp nhau vẫn giao lưu bằng ngôn ngữ của tuổi xanh 18, đôi mươi. Bùi ngùi hàn huyên kỷ niệm K6, CCB xưa, chia ngọt sẻ bùi gia cảnh của nhau hiện tại ...thấy đời người ta trôi nhanh quá
CÁC LẦN K6 GIAO LƯU
Tôi xin kê vắn tắt các Địa danh mà Hội K6 ta đã đi các năm vừa qua
-1990 CSV cả trường tới dự tại Triển lãm Giảng Võ
-1991 Tại 31 Tuệ Tĩnh,Đã đề xuất nên tổ chức gặp khóa mỗi năm một lần (đầu tháng 10)
-1994 Nhà riêng anh Đoàn-Tân ở Khu TT Bách Khoa HN
-1997 Liên hoan nhà hàng-nhà Hiền tại Đốc Ngữ HN
-1999 Khu sinh thái Hà Dung- Đông Anh HN
-2000 Kỷ niệm 30 năm tựu trường tại Lưu xá,Thái Nguyên ( trong trường)
-2001 Khu du lịch Cửa Lò, thành Vinh- Nghệ An- nhà anh Thị
-2002 Khu du lịch Quất Lâm-Nam Định-Nhà Lâu
-2003 Đền Hùng- Phú Thọ-nhà Thắng
-2004 Đồng đăng-Tân thanh- Lạng Sơn
-2005 Khu du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc- Hải Dương- nhà Thiệu
-2006 Tuyên Quang-Thác Bà- nhà sàn Hồng (Hồng K6I chủ trì tài trợ)
-2007 Chùa Tây Phương- Hà Tây- nhà Phê
-2008 Vinh-Cửa lò-Đền Ông Hoàng Mười- Quê hương Bác Hồ-nhà Đông
-2009 Cửa Ông-Hạ long-Vân đồn Quảng ninh-nhà anh Chúc
-2010 Khu K9 Đá chông- Ba vì HN
-2011 Đền Hùng-các Chùa và Điện lực Tuyên quang (Thi K6I và Hồng K6I chủ trì tài trợ)
-2012 Đền Đô-Phật tích-Đền Gióng-nhà anh Cấp (Hội CĐ Bắc ninh chủ Trì tài trợ)
-2013 Đội mưa bão đi Quảng bình- Tế K6MB và gia đình chủ trì tiếp 50 CSV K6 chu đáo)
-2014 Hồ Ba bể Bắc cạn
-2015 Đền Trần-Thung Nham, Phát diệm-Ninh bình-nhà LS Hóa (Hội CĐ Nam định chủ trì tài trợ)
-2016 Thiền viện Hàm rồng-Bãi biển Hoằng trường-Đền thờ Bà Triệu Thanh hóa
-2017 Bạch Đằng giang (Hội CĐ Hải phòng chủ trì)
TỔNG KẾT
Tổng kết khóa 6 chính chủ >160 tên, đã có 49 vị đi lính (trong số này có 11 liệt sỹ). Sau này có: 2 người Bí thư Huyện ủy,1 Chủ tịch Huyện, 2 người hàm Vụ trưởng vụ phó Bộ, 3 Tiến sỹ khoa học, 5 giám đốc, phó giám đốc cấp sở tỉnh, 1 đại tá, 5 Thượng tá, 1 Trung tá, 6 Giảng viên đại học, 2 phó Tổng giám đốc, Giám đốc xí nghiệp hơi bị nhiều…Có 2 blog: Hội K6 Cơ điện K6I- K6MA-K6MB- BC11R (ra đời 27/11/2010 Là thương hiệu Blog nổi tiếng của trường CĐ) Hội CSV K6 Cơ điện (ra đời 15/10/2015).Có 1 Phượt thủ 3 lần xuyên Việt nổi tiếng miền bắc.12 Kiều nữ: 3 đã gửi trái tim cho đồng môn, 4 gật tăng tắc về nâng khăn sửa túi cho GV trường ta, 1 xinh gái thông minh, có được sự cảm thông của chị em+cảm khái cuả nhiều người trong thiên tình sử đơn phương, đặc sắc riêng mà các K khác không có được. 1 mất sớm.Đến giờ có 12 Liệt sỹ, 13 bạn cùng khóa ta đã quy tiên (K6i:6, K6A:3, K6B:4)- BLL đã thông báo cho mọi người đến tiễn biệt. Đã tổ chức 22 lần họp hội toàn K6 thường niên (thời gian trước sau ngày 1/10 hàng năm). Dâu rể con cái khóa ta đã hăng hái tham dự. K6 Cán mốc 46 năm kỷ niệm tựu trường!
Có được các truyền thống trên, công đầu thuộc về các hạt nhân tâm huyết (như Hồ Lê Thanh Nguyễn Doãn Thọ Đào Việt Dũng và tất cả CSV trong khóa+ Hội Cơ điện ở các tỉnh tiếp đón chu đáo. Thời kỳ đầu có nhiều “mạnh thường quân” tài trợ (Hồng, Thi K6I, Tế K6MB+Hội CĐ Bắc ninh và Nam định các năm 2006, 2011, 2012, 2013, 2015) và các buổi giao lưu đột xuất, sau này hưu cả lượt có đi đâu thì dân ta đóng góp. Các đời TB liên lạc+chủ tịch Hội K6 ới là Chúng ta hăng hái đăng ký đi, bất chấp mưa bão gió rét. giao lưu thì uống nhiệt tình mọi nhẽ !.Về thì cơ man bài ảnh đăng tải các Blog-chan chứa tình Đồng môn Đồng đội !
DANH SACH SINH VIÊN K6 ĐHCĐ 1970
(Trần Minh Hải K6i lập 30/9/2016)
Bà con ta đọc danh sách dưới đây, xem mình còn nhớ mặt mũi bạn bè 46 năm qua không?
DANH SÁCH LỚP K6I
Lương Công Thu LS,Nguyễn Khánh Thường LS, Nguyễn Quốc Trung LS, Phạm Quang Trang LS
Đào Bá Long LS, Nguyễn Tiến Đồng LS, Bùi Cảm C, Nguyễn Doãn Chúc, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Tân Cương C, Dùng Phúc Cường, Ngô Đăng Cửu, Nguyễn Thi Thoa C, Nguyễn Danh Hòa, Hồ Nam, Trần Minh Hải, Lương Quốc Minh, Lê Bá Nguyên, Đỗ Quốc Hùng, Lê Bích Toàn, Vũ Xuân Viêm, Phạm Trọng Hoạch, Trần Tiến Huynh, Đỗ Như Đôi C, Vũ Minh Sơn, Bùi Đình Thâm, Đinh Thanh Hòa, Nguyễn Văn Tiến, Trịnh Đức Dũng, Lê Văn Khôi, Nguyễn Tiến Thi, Nguyễn Đình Phúc, Lý Xuân Phác, Nguyễn Văn Mỹ, Nguyễn Văn Khanh, Ngô Văn Nhật, Ngô Văn Thịnh, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Vị, Bạch Đình Thiện, Tạ Đình Nhưỡng C, Ngô Văn Du, Lê Văn Thịnh, Trần Minh Hào, Lưu Văn Sửu, Lê Văn Thành, Quách Quốc Huy, Phạm Hồng Đăng, Nguyễn Xuân Miễn, Nguyễn Sỹ Dần, Ngô Văn Song C, Trần Văn Khánh C, Nguyễn Văn Thuấn, Nguyễn Công Hoan, Đào Việt Dũng, Tống Đại Hồng, Bùi Văn Thuộm, Vũ Bá Học.
DANH SÁCH LỚP K6MA
Ngô Thị Chí, Nguyễn Vĩnh Hưng, Đào Văn Chinh, Phạm Anh Dũng, Trác Tiến Dũng, Lê Thị Dần, Phạm Văn Giao, Trần Thu Hà, Đỗ Văn Hồ, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Như Khanh, Trần Vũ Liệu, Phạm Thủy Phong, Lê Minh Thư, Đặng Khắc Tuấn, Trịnh Tiến, Hồ Lê Thanh, Nguyễn Hữu Tú, Hoàng Đại Úy, Nguyễn Văn Phê, Nguyễn Văn Thư, Hoàng Tất Nhân, Trịnh Xuyền, Đặng Quang Phượng, Trần Văn Tư, Đỗ Hải Đài, Nguyễn Văn Thị, Đặng Duy Đông, Nguyễn Đình Thiệu, Lã Pính San, Vũ Văn An C, Đàm Văn Thuyết, Nguyễn Ngọc Thành, Vũ Đình Trung, Mã Trung Chích, Vũ Bá Doanh, Đào bá Phan, Trần Văn Kiên, Nguyễn Địch Anh,Nguyễn Quốc Tâm C, Đới Sỹ Liêu LS, Lê Thanh Quang C, Nguyễn Bá Đông C, Đặng Văn Khanh LS.
DANH SÁCH LỚP K6MB
Triệu Bình, Nguyễn Hữu Anh, Đặng Minh Đoàn, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Mạnh Hiền, Lê Đình Hòa, Đặng Văn Hưng,Ngô Thị Tính, Lê Thị Huân, Nguyễn Kinh Luân, Trần Văn Quỳnh, Nguyễn Doãn Thọ, Nguyễn Hải Thành, Hoàng Đức Văn, Nguyễn Văn Phương, Hán Đức Thắng, Bùi Quang Huy, Phạm Văn Lâu, Phạm Thái Hòa, Cao Văn Long, Lê Đình Chính, Nguyễn Xuân Côi, Nguyễn Văn Năm, Trần Đức Đảng, Ngô Văn Dong, Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Văn Trường, Nguyễn Văn Đích, Đinh Lâm Thuận, Đỗ Cao Cấp, Nguyễn Văn Thìn, Nguyễn Văn Tế, Châu Nguyệt, Hồ Ngọc Truyện, Cao Văn Minh, Đỗ Minh Tường, Đặng Văn Toàn LS, Lê Thành Hưng LS, Trần Văn Hóa LS, Nguyễn Quốc Khương C,Nguyễn Văn Lượng C, Trần Quốc Hùng C, Lê Thanh Phong C. Đỗ Văn Kim.
TRẦN MINH HẢI K6I
Ngày 1/10/2008 trước khi Hội K6 ĐHCĐ ta đi Vinh (hội thường niên), tôi nảy ý định viết các sự kiện K6 (rút từ nhật ký cá nhân) với một sơ đồ trường và cảnh K6 năm 1970 tôi vẽ. Tặng mỗi bạn đi một bản để đọc cho vui trên đường đi.
A lô cho Dũng chít K6I biết ý định+báo đã xong bài viết, Bác ấy vọt tới nhà tôi ngay,sau đó sửa chữa và đánh máy bản thảo, Bác Thọ mom K6MB bổ sung nội dung:các đợt lính vào D nào và sự kiện sau 9/1972,
Chít trình lên Blog K6BC11R, còn tôi mang in 70 bản. Khỏi nói hiệu quả không ngờ (các thầy và bạn Đồng môn xem khen ngợi lắm). Bây giờ nó đã có mặt trên các Blog Cơ điện (bài “Những mốc son K6”).Bản này, đứng tên Hải+Dũng+Thọ viết vội để tối 3/10/2010 đi tầu Vinh-còn sơ sài và chưa đủ-8 năm qua rồi mà chưa được bổ sung tý gì. (Lãnh đạo Hội K6 hô hào bổ sung mà chả có ai hưởng ứng). Biết đồng môn đều Lục thập Hoa giáp có dư, 46 năm qua đã quên đi nhiều Yêu và nhớ đồng môn có sẵn nhật ký, có Blog hỗ trợ, đành mạn phép viết thêm trình làng. Các số liệu viết thêm do tôi tổng hợp lại :
NIÊN BIỂU
Trước tiên: Vinh danh 10 bạn sinh viên K6 Đại học Cơ điện đã Hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu Nước (1971-1975): Phạm Quang Trang, Nguyễn Khánh Thường, Đào Bá Long, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Tiến Đồng, Lương Công Thu (lớp K6I) Đới Sỹ Liêu, Đặng Văn Khanh (lớp K6MA) Trần Văn Hóa, Đặng Văn Toàn (lớp K6MB). và Trần Bá Thách (K5 xuống K6). Riêng Lê Thành Hưng K6MB (hy sinh sau 1975). Tổng số Liệt sỹ toàn K6 là 12 người.
+Ngày 1/10/1970 là ngày nhập trường theo giấy báo trúng tuyển (Xóm Cầu thông, Xã Tích lương,Huyện Đồng hỷ,TP Thái nguyên, Tỉnh Bắc thái). Từ trưa ngày 1/10 nhiều học sinh các nơi đã đổ về ga Lưu xá, dò về T Ba nhất để nhập trường, thực ra là đi qua những quả đồi, ruộng khoai vào sâu trong khu trung tâm trường. Vượt đồi cao sang bên trái, là lán đón tiếp sinh viên K6 trường đại học Cơ Điện Bắc Thái. Đây vốn là các lớp học cũ bỏ lại của trường Trung cấp luyện kim.Số học dự bị K6, vào trước 1 năm+ đỗ đại học đã có mặt để làm CB khung (Huynh, Cấp, Tiến 3 Lớp trưởng).
+ 5/10/1970 một đoàn sinh viên lên Đồng Xiềng , Phú Lương để khai thác gianh. Tiếp đó 10/10/1970 đoàn sinh viên thứ 2 lên Quảng Chu (qua Đồng Xiềng) chặt nứa. Lao động rừng xanh núi đỏ một tháng trời-để có nguyên vật liệu làm nhà ở và lớp học
+ 6/11/1970 bắt đầu về trường đan gianh, đập nứa, dựng nhà, trát vách bằng bùn và rơm. Cuối cùng dựng được 3 lớp học K6I K6MA K6MB, 3 nhà kho+bếp, 5 nhà ở cho >160 sinh viên (nhõn 12 kiều nữ được chia đều cho 3 lớp) ở khu vực đồi trọc cách “T Ba nhất” khoảng 300m. Ngày 4/12/1970 khai giảng K6 ĐH Cơ điện (niên khóa 1970-1975) 2 lớp Chế tạo máy K6MA K6MB (có học thêm một số môn Điện+ 1 lớp Điện Khí hóa xí nghiệp (K6I có 57 người-phải học thêm 10 môn Cơ khí: Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết,Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Dung sai lắp ghép, Nhiệt kỹ thuật, Thủy lực, Công nghệ kim loại-Thế mới là Kỹ sư Cơ điện). Tiếp sau đó K6 học quân sự trong 1 tháng (10/12/1970-10/1/1971).
+ 15/1/1971 bắt đầu học văn hoá buổi đầu tiên. Ngày 31/3/1972 Bộ trưởng bộ ĐH mới Nguyễn Đình Tứ ghé thăm K6. Ngày 28/4/1971 thi môn học đầu tiên của học kỳ 1 ngày 17/8 đến 19/9/1971 bắt đầu kỳ nghỉ hè đầu tiên (Lụt vỡ đê Cống thôn, cầu Đuống và cầu Long biên hỏng do máy bay Mỹ). Ngày 30/5/1971 HK2 năm thứ nhất. Ngày 17/10/1971 HK1 năm thứ hai, Ngày 3/3/1972 mùa thi HK1 của năm thứ hai, Ngày 25/5/1972 HK2 năm thứ 2. Ngày 11/4/1971 lớp HSPT trong khóa-lần đầu tiên nhận thẻ Cử tri làm nghĩa vụ công dân, Làm CMT khi tròn 18 tuổi. Có 5 đợt đi bộ đội từ 8/1971 đến 9/1972 Tổng số đi 49 sinh viên, vẹt 1/3 biên chế K6 ban đầu. (Danh sách đi bộ đội tương đối chính xác. vì 22/12/2015 tôi đăng bài lính K6 và các bạn trong khóa nhiệt tình đóng góp bổ sung tên-đợt đi)
+ Đợt lính 8/1971 một số sinh viên nhập ngũ vào D45 F304B. K6I (có Dũng, Thiện, Hoan và 5 liệt sỹ là Trang, Thường, Long, Đồng , Trung) K6MA (có San, Doanh và 2 Liệt sỹ Khanh, Liêu) K6MB (có Thắng, Thuận và Liệt sỹ Toàn)
+ Đợt lính 12/1971 gồm Chích, K6MA và Tính K6MB vào D51 F304B
+ 1/10 đến 16/10/1971 lao động nạo vét kênh đào Bắc Hưng Hải bên ngoài cống Xuân Quan
+ 20/10/1971 thêm một lớp K6MC, nhà ở phía sau lớp học K6I và nhà ở nam lớp K6MB ( lớp ở trong cùng của khóa 6) do K5M đúp xuống tăng biên chế nhiều quá.
+ 13/1/1972 một số sinh viên nhập ngũ bổ sung vào tiểu đoàn D54 F304B K6I (có Viêm, Hoạch, ĐT Hòa, Nhưỡng). K6MB (có Hưng, Thọ, Minh, Tường, Dong, Trường, Hòa, Liệt sỹ Thách K5 xuống K6 và Liệt sỹ Hưng).
+19/5/1972 toàn bộ K6 rời khỏi vị trí đầu tiên gần T3 nhât để sơ tán vào khu K5 ( toàn bộ K5 đã đi sơ tán tại Đại từ)...ngay sau khi một số lượng lớn sinh viên được tổng động viên vào quân đội.
+Đợt lính 5/1972 và đợt bổ sung ngày 15/6/1972, cả 2 đợt gần nhau này đều vào D69 F304B. K6I (có Cảm, Nam, Tiến, Khánh, Dũng, Hòa và Liệt sỹ Thu). Lớp K6MA (có Thanh, Dũng, Liệu, Trung, Phê). Lớp K6MB (có Quỳnh,Huy, Tế, Tâm)
+ Từ 12/6 đến 2/7/1972 thực tập công nghệ kim loại tại xưởng trường sơ tán, thực tập vào 2 ca chiều và tối (gần khu vực K4)
+ 3/7 đến 6/8/1972 K6 đi lao động đắp đê sông Cầu (tại Xuân Trù, Đại Xuân, Phổ Yên, Bắc thái)
+Đợt lính 15/9 và đợt đi bổ sung 21/9/1972 đều vào D76 F304B. Lớp K6I (có Thịnh, Hải, Dần, Thuộm) lớp K6MA có Phan. Lớp K6MB (có Đoàn, Bình,C Minh và Liệt sỹ Hóa). Danh sách đầy đủ rồi đi đợt nào-Mong Đồng môn và CCB bổ sung tiếp. Tổng số có 49 SV đăng lính, 11 bạn đã Hy sinh, 38 tên về học lại các K8 đến K12.
+ 21/9/1972 Mỹ ném bom vào trường giết 2 sinh viên Lào và làm bị thương 1 nữ công nhân. Và là ngày+đợt cuối cùng trong kháng chiến chống Mỹ, sinh viên K6 lại lên đường nhập ngũ.
+ 25/9/1972 K6 lại sơ tán tiếp vào Tân Cương. Bình định (ở nhờ nhà dân).
+ 30/1/1973 K6 được trở về khu giáo viên, học cho đến hết khóa (Ra trường 10/1975) .
Sau tháng 9/1972 những người đi lính chúng tôi, không còn được biết các sự kiện tiếp theo nữa, Lạ một điều là: Chỉ toàn các tên CCB hăng hái viết về các kỷ niệm, về K6 ta?.
K6 SAU 9/1972
(Tôi thu tập bổ sung)
-Cuối tháng 12/1972 B52 còn dã xuống trường một trận nữa- khi đó K8 mới vào trường được hơn một tháng và vừa rời T3 nhất-(nơi k6 vừa ở trước đó) để vào khu đầu trâu được mấy ngày. Đêm ấy gần một đại đội TNXP hy sinh tại một địa đạo cụt do sức ép của bom đánh sập cửa hầm canh lối đi ra ga Lưu Xá đó! K8 và những K6 ko đi bộ đội mà ở lại học bình thường đêm đó ko ở khu bị bom nhưng hẳn cũng biết vụ này
-K6 sơ tán vào Bình Định, do đi bộ đội nhiều nên cơ cấu lại là K6I, K6A, K6C (nhập 2 lớp B và C cũ) K6D mới toanh (nguyên đội K5 đúp xuống vào chung 1 lớp). Học lán đào nửa nổi nửa chìm, vẫn có 1 cấp dưỡng nấu ăn cho cả lớp, tự kiếm củi guộc đun nấu- đến giờ măm thì chia xuất cho từng tốp 2,3 tên/nhà dân). Đi bộ từ nơi sơ tán về căng tin trường lĩnh lương thực, thực phẩm hàng tháng. (Phải băng qua sông Công, mùa lũ có một tên suýt chết) ăn học vất vả đủ thứ, cơ mà các Thầy cô giáo hỏi thi vẫn nghiêm túc (nghĩa là vưỡn chém như xưa) Năm thứ 2,3 SV đúp và bỏ nhiều. ngày 30/1/1973 lại về ở nhà A1,A2 ba lớp máy, lớp điện ở khu nhà ngói 1 tầng. 7/1975 Bảo vệ Đồ án tốt nghiệp-xong vị nào ù té quyền về nhà vị ấy. 8,9+10/1975 cá nhân lẻ tẻ lên nhận QĐ phân công tác và phới luôn. K6 không có ngày chia tay chính thức (hậu chiến tranh ối việc mà).
ẤN TƯỢNG ĐỌNG LẠi
Dưới đây là một vài đặc điểm chính yếu của K6:
-Là khóa đầu tiên dự thi đại học 1970, điểm thi lấy cao chỉ sau ĐH tổng hợp (trên mặt bằng điểm thi vào Đại học toàn miền bắc khi đó), ở trên điểm ĐHBK dù ta mới chỉ là Phân hiệu ĐH
- Tiêu chuẩn sinh hoạt của học sinh phổ thông được nhà nước cấp là 18đ và 17kg lương thực/tháng, 5m phiếu vải. Quần áo-sách vở-tiền tiêu vặt và đi lại do SV tự lo liệu. Mỗi lớp cử 1 quản lý và 1 thủ kho để tự quản lý lương thực thực phẩm của lớp mình (Cứ 1 tháng lại thay luân phiên). Mỗi lớp có một cấp dưỡng nấu ăn và các chị nghỉ vào chủ nhật, nên sinh viên lại phải thay nhau nấu cơm. Sinh viên còn phải tự tổ chức đi lĩnh lương thực, thực phẩm trong kho của trường, còn phải tự đi lấy củi tận trong Tân Cương, Bình Định bên kia sông Công về để đun nấu. Sinh viên cũng phải tự đi mua rau mỗi sáng tại chợ T 3 nhất.... Cơm độn bột mỳ, bột mỳ luộc, ngô bung và bo bo... Đói triền miên nhớ 2 miếng bột mỳ luộc, canh rau nấu chảo nước đen xì... Hái trộm rau khoai lang, góp tiền mua sắn luộc, đùm gạo nấu cháo, cắt tóc làm đẹp cho nhau... Lĩnh tiền và bưu phẩm tại bưu điện Lương Sơn (cách gần 8 km)...Rủ nhau đi tắm nước nóng bên chân lò cao khu gang thép vào mùa đông... Ăn và giặt giũ bằng nước giếng đào cạnh bếp tập thể (mùa cạn phải nạo vét giếng cho sâu)... Tháng 1 lần xem phim cũ rích+ chiếu 1 máy tại bãi chiếu sườn đồi Luyện kim, không có tiền thì sinh viên trốn vé, Nghèo thì nhảy tàu hỏa rất siêu (trốn vé 1đ4hào/lượt) mỗi khi tranh thủ về Hà nội, về quê... Vậy mà vẫn tập thể dục đều buổi sáng, tập chạy và đá bóng gôn tôm, đá cầu suốt buổi chiều.Chủ nhật nhiều tên cuốc bộ 9km lên TP Thái nguyên thăm đồng hương và tán gái YK SP NN đều như vắt chanh..
- Giấy viết rất đen, còn gọi là giấy giang, còn hằn vệt cọng rơm...Bút viết còn chấm mực... Giáo trình in roneo nhoè nhoẹt, bài tập lớn Hình họa và vẽ KT in ánh sáng (nền xanh nét trắng), kiếm bút chì 2B còn khổ, dồn tiền cuốc bộ 1,5 km mua tờ giấy khổ Ao... tháng được mỗi người nửa lít dầu hoả, ĐH Cơ điện mà không có tý điện nào : Nóng quạt nan, Rét 2 thằng chung chăn, chia nhau xuất cơm còm-ăn rồi mà vẫn như chưa ăn.Tu nước giếng thơi, đi thử chè kiếm ấm về pha
- Cuộc đời sinh viên thiếu thốn trăm bề mà vẫn vui vẻ, lạc quan. Vẫn chăm chỉ viết thư cho người thân, tẩy xoa tem thư cũ để dùng lại. Lừa nhau chỗ này chỗ kia có chiếu phim để rủ nhau đi cả lũ rồi lại về không. Đèn dầu le lói vẫn ghi ta bập bùng nhạc đỏ, nhạc xanh. Vẫn chuyền tay nhau các bài thơ+ truyện hay chép tay. Vẫn viết nhật ký, vẫn chép vần thơ hay. Vẫn bình luận chuyện chân trời góc bể, vẫn kể về người mình yêu nồng nàn nỗi nhớ mong. Và chả có cái đài nào để mà nghe tin tức.
- 10/1975 K6 ra trường (những tên không phải đi lính) cũng là lúc 38 chàng cựu K6 đi lính lục tục đổ về học tiếp cùng các khoá 8, 9, 10...Đa số hưởng phụ cấp 31đ/ tháng (có trừ tiền ăn là 18đ/ tháng), quần áo lính mặc cả ngày. Sốt rét sốt nóng da tái xanh-nom CCB khác hẳn với SV là HSPT đủ mọi nhẽ .
- K6 nổi tiếng toàn trường ĐHCĐ về việc gặp nhau thường xuyên, và bất thường bất cứ khi nào có dịp....K6 cũng đã tạo nên 1 truyền thống quý báu. Đó là: luôn thăm nom, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, khi bản thân hoặc cha mẹ ốm đau hoặc mất, khi con cái trưởng thành dựng vợ, gả chồng; hỗ trợ công việc là và học tập cho con cháu; thăm nom gia đình thương binh liệt sỹ những dịp 27/7 và tết cổ truyền...Các tốp riêng đã tổ chức đi các vùng miền núi phía bắc, xuôi nam, rất nhiều lần. Bạn tâm giao đến nhà nhau chơi, ra HN, về rừng xanh núi đỏ,.. Việc Hiếu Hỷ đã có BLL và dân ta lo chu đáo. Các ngày 30/4 và 22/12 các tên CCB gặp nhau giao lưu đều đặn...là tôi không thống kê ở đây. Có mấy nhóm lập Câu lạc bộ giao lưu thường xuyên.Nhân kỷ niệm 44 năm xa rời K6 vào Lính 9/1972 Tôi liền viết tư liệu này.
Ngày nào mái tóc còn xanh, nay tóc đã điểm bạc, kẻ còn người mất . Đã lên chức ông bà mà mỗi lần gặp nhau vẫn giao lưu bằng ngôn ngữ của tuổi xanh 18, đôi mươi. Bùi ngùi hàn huyên kỷ niệm K6, CCB xưa, chia ngọt sẻ bùi gia cảnh của nhau hiện tại ...thấy đời người ta trôi nhanh quá
CÁC LẦN K6 GIAO LƯU
Tôi xin kê vắn tắt các Địa danh mà Hội K6 ta đã đi các năm vừa qua
-1990 CSV cả trường tới dự tại Triển lãm Giảng Võ
-1991 Tại 31 Tuệ Tĩnh,Đã đề xuất nên tổ chức gặp khóa mỗi năm một lần (đầu tháng 10)
-1994 Nhà riêng anh Đoàn-Tân ở Khu TT Bách Khoa HN
-1997 Liên hoan nhà hàng-nhà Hiền tại Đốc Ngữ HN
-1999 Khu sinh thái Hà Dung- Đông Anh HN
-2000 Kỷ niệm 30 năm tựu trường tại Lưu xá,Thái Nguyên ( trong trường)
-2001 Khu du lịch Cửa Lò, thành Vinh- Nghệ An- nhà anh Thị
-2002 Khu du lịch Quất Lâm-Nam Định-Nhà Lâu
-2003 Đền Hùng- Phú Thọ-nhà Thắng
-2004 Đồng đăng-Tân thanh- Lạng Sơn
-2005 Khu du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc- Hải Dương- nhà Thiệu
-2006 Tuyên Quang-Thác Bà- nhà sàn Hồng (Hồng K6I chủ trì tài trợ)
-2007 Chùa Tây Phương- Hà Tây- nhà Phê
-2008 Vinh-Cửa lò-Đền Ông Hoàng Mười- Quê hương Bác Hồ-nhà Đông
-2009 Cửa Ông-Hạ long-Vân đồn Quảng ninh-nhà anh Chúc
-2010 Khu K9 Đá chông- Ba vì HN
-2011 Đền Hùng-các Chùa và Điện lực Tuyên quang (Thi K6I và Hồng K6I chủ trì tài trợ)
-2012 Đền Đô-Phật tích-Đền Gióng-nhà anh Cấp (Hội CĐ Bắc ninh chủ Trì tài trợ)
-2013 Đội mưa bão đi Quảng bình- Tế K6MB và gia đình chủ trì tiếp 50 CSV K6 chu đáo)
-2014 Hồ Ba bể Bắc cạn
-2015 Đền Trần-Thung Nham, Phát diệm-Ninh bình-nhà LS Hóa (Hội CĐ Nam định chủ trì tài trợ)
-2016 Thiền viện Hàm rồng-Bãi biển Hoằng trường-Đền thờ Bà Triệu Thanh hóa
-2017 Bạch Đằng giang (Hội CĐ Hải phòng chủ trì)
TỔNG KẾT
Tổng kết khóa 6 chính chủ >160 tên, đã có 49 vị đi lính (trong số này có 11 liệt sỹ). Sau này có: 2 người Bí thư Huyện ủy,1 Chủ tịch Huyện, 2 người hàm Vụ trưởng vụ phó Bộ, 3 Tiến sỹ khoa học, 5 giám đốc, phó giám đốc cấp sở tỉnh, 1 đại tá, 5 Thượng tá, 1 Trung tá, 6 Giảng viên đại học, 2 phó Tổng giám đốc, Giám đốc xí nghiệp hơi bị nhiều…Có 2 blog: Hội K6 Cơ điện K6I- K6MA-K6MB- BC11R (ra đời 27/11/2010 Là thương hiệu Blog nổi tiếng của trường CĐ) Hội CSV K6 Cơ điện (ra đời 15/10/2015).Có 1 Phượt thủ 3 lần xuyên Việt nổi tiếng miền bắc.12 Kiều nữ: 3 đã gửi trái tim cho đồng môn, 4 gật tăng tắc về nâng khăn sửa túi cho GV trường ta, 1 xinh gái thông minh, có được sự cảm thông của chị em+cảm khái cuả nhiều người trong thiên tình sử đơn phương, đặc sắc riêng mà các K khác không có được. 1 mất sớm.Đến giờ có 12 Liệt sỹ, 13 bạn cùng khóa ta đã quy tiên (K6i:6, K6A:3, K6B:4)- BLL đã thông báo cho mọi người đến tiễn biệt. Đã tổ chức 22 lần họp hội toàn K6 thường niên (thời gian trước sau ngày 1/10 hàng năm). Dâu rể con cái khóa ta đã hăng hái tham dự. K6 Cán mốc 46 năm kỷ niệm tựu trường!
Có được các truyền thống trên, công đầu thuộc về các hạt nhân tâm huyết (như Hồ Lê Thanh Nguyễn Doãn Thọ Đào Việt Dũng và tất cả CSV trong khóa+ Hội Cơ điện ở các tỉnh tiếp đón chu đáo. Thời kỳ đầu có nhiều “mạnh thường quân” tài trợ (Hồng, Thi K6I, Tế K6MB+Hội CĐ Bắc ninh và Nam định các năm 2006, 2011, 2012, 2013, 2015) và các buổi giao lưu đột xuất, sau này hưu cả lượt có đi đâu thì dân ta đóng góp. Các đời TB liên lạc+chủ tịch Hội K6 ới là Chúng ta hăng hái đăng ký đi, bất chấp mưa bão gió rét. giao lưu thì uống nhiệt tình mọi nhẽ !.Về thì cơ man bài ảnh đăng tải các Blog-chan chứa tình Đồng môn Đồng đội !
DANH SACH SINH VIÊN K6 ĐHCĐ 1970
(Trần Minh Hải K6i lập 30/9/2016)
Bà con ta đọc danh sách dưới đây, xem mình còn nhớ mặt mũi bạn bè 46 năm qua không?
DANH SÁCH LỚP K6I
Lương Công Thu LS,Nguyễn Khánh Thường LS, Nguyễn Quốc Trung LS, Phạm Quang Trang LS
Đào Bá Long LS, Nguyễn Tiến Đồng LS, Bùi Cảm C, Nguyễn Doãn Chúc, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Tân Cương C, Dùng Phúc Cường, Ngô Đăng Cửu, Nguyễn Thi Thoa C, Nguyễn Danh Hòa, Hồ Nam, Trần Minh Hải, Lương Quốc Minh, Lê Bá Nguyên, Đỗ Quốc Hùng, Lê Bích Toàn, Vũ Xuân Viêm, Phạm Trọng Hoạch, Trần Tiến Huynh, Đỗ Như Đôi C, Vũ Minh Sơn, Bùi Đình Thâm, Đinh Thanh Hòa, Nguyễn Văn Tiến, Trịnh Đức Dũng, Lê Văn Khôi, Nguyễn Tiến Thi, Nguyễn Đình Phúc, Lý Xuân Phác, Nguyễn Văn Mỹ, Nguyễn Văn Khanh, Ngô Văn Nhật, Ngô Văn Thịnh, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Vị, Bạch Đình Thiện, Tạ Đình Nhưỡng C, Ngô Văn Du, Lê Văn Thịnh, Trần Minh Hào, Lưu Văn Sửu, Lê Văn Thành, Quách Quốc Huy, Phạm Hồng Đăng, Nguyễn Xuân Miễn, Nguyễn Sỹ Dần, Ngô Văn Song C, Trần Văn Khánh C, Nguyễn Văn Thuấn, Nguyễn Công Hoan, Đào Việt Dũng, Tống Đại Hồng, Bùi Văn Thuộm, Vũ Bá Học.
DANH SÁCH LỚP K6MA
Ngô Thị Chí, Nguyễn Vĩnh Hưng, Đào Văn Chinh, Phạm Anh Dũng, Trác Tiến Dũng, Lê Thị Dần, Phạm Văn Giao, Trần Thu Hà, Đỗ Văn Hồ, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Như Khanh, Trần Vũ Liệu, Phạm Thủy Phong, Lê Minh Thư, Đặng Khắc Tuấn, Trịnh Tiến, Hồ Lê Thanh, Nguyễn Hữu Tú, Hoàng Đại Úy, Nguyễn Văn Phê, Nguyễn Văn Thư, Hoàng Tất Nhân, Trịnh Xuyền, Đặng Quang Phượng, Trần Văn Tư, Đỗ Hải Đài, Nguyễn Văn Thị, Đặng Duy Đông, Nguyễn Đình Thiệu, Lã Pính San, Vũ Văn An C, Đàm Văn Thuyết, Nguyễn Ngọc Thành, Vũ Đình Trung, Mã Trung Chích, Vũ Bá Doanh, Đào bá Phan, Trần Văn Kiên, Nguyễn Địch Anh,Nguyễn Quốc Tâm C, Đới Sỹ Liêu LS, Lê Thanh Quang C, Nguyễn Bá Đông C, Đặng Văn Khanh LS.
DANH SÁCH LỚP K6MB
Triệu Bình, Nguyễn Hữu Anh, Đặng Minh Đoàn, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Mạnh Hiền, Lê Đình Hòa, Đặng Văn Hưng,Ngô Thị Tính, Lê Thị Huân, Nguyễn Kinh Luân, Trần Văn Quỳnh, Nguyễn Doãn Thọ, Nguyễn Hải Thành, Hoàng Đức Văn, Nguyễn Văn Phương, Hán Đức Thắng, Bùi Quang Huy, Phạm Văn Lâu, Phạm Thái Hòa, Cao Văn Long, Lê Đình Chính, Nguyễn Xuân Côi, Nguyễn Văn Năm, Trần Đức Đảng, Ngô Văn Dong, Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Văn Trường, Nguyễn Văn Đích, Đinh Lâm Thuận, Đỗ Cao Cấp, Nguyễn Văn Thìn, Nguyễn Văn Tế, Châu Nguyệt, Hồ Ngọc Truyện, Cao Văn Minh, Đỗ Minh Tường, Đặng Văn Toàn LS, Lê Thành Hưng LS, Trần Văn Hóa LS, Nguyễn Quốc Khương C,Nguyễn Văn Lượng C, Trần Quốc Hùng C, Lê Thanh Phong C. Đỗ Văn Kim.
Đọc lại những dòng tóm tắt trên mà tôi nghĩ đến nhiều anh em K6 nhập ngũ chiến đấu ở chiến trường không về nữa.Thời gian qua tôi và nhiều bạn cố gắng tìm tung tích,tư liệu về họ để nối lại quan hệ,hoặc tìm thăm gia đình.Tại Hà nội chúng tôi vẫn duy trì với gia đình Ls Đặng văn Toàn K6b,Đặng văn Khanh K6a,Lương công Thu K6i và Lê thanh Hưng K6b.Ngoài ra tôi cũng có dịp đi và găp đươc Sỹ Dần K6i -nhập ngũ 9-72-về K10 hiện sống tai Tp Đông hà -Quảng trị 25-7-2010.
Trả lờiXóa.Bạch đình Thiện K6i-nhập ngũ 8-71,chiến đấu ở Nam bộ,đã về hưu tại thị trấn Đu-Phú lương-Thái nguyên với hàm trung tá vào tháng 9-2007...
Tôi có anh trai là liệt sỹ Nguyễn Tiến Đồng học K6 tại trường BT, năm 1971 anh lên đường nhập ngũ vào chiến trường B, năm 1974 hy sinh tại đường 19 -Gia lai đến nay chưa tìm thấy mộ. Anh có thể cho em biết có đồng đội nào cùng đơn vị của anh trai em không? đơn vị C3-D1-E95.Em chân thành cám ơn.
XóaXin chào và cảm ơn sự nhập cuộc của bạn Bình.Nguyễn Tiến Đồng đúng là học K6I Cơ Điện nhập ngũ 9-71 cùng hơn chục anh K6 nữa.
XóaSpps anh em hi sinh đợt ssoa khá đông như :
Đăngj văn Khanh -Đặng văn Toàn -Đới sỹ Liêu- bên máy .bên Điện có Tiến Đồng,,Trung -Long -Thường...Anh em K6 đợt đó trỏ về có
Hán Đức Thắng đang ở Việt trì dố máy liên lạc :01646482166
Phạm Trọng Hoạch đang sống tại trường Cơ Điện Thái nguyên : 0913286244
Vậy Bình có thể liên lạc hỏi xem các anh đó có cùng Đơn vị chiến đấu không ?có biết thông tin liên quan không ?
Anh cũng rất mong Bình cung cấp cho các anh thông tin về gia đình hiện đang sống ở đâu ,các Cụ còn hay mất địa chỉ và điện thoại liên lạc v.v để các anh lưu vào danh sách Liệt sỹ của khóa -Trường giúp cho việc làm bia vinh danh ở Trường được thuận lợi và chính xác (có giấy báo tử Bình chụp và đưa vào Blog này là tốt nhất )
Cảm ơn bình ,chúc gia đình mạnh khỏe và sớm có thông tin cho các anh .
Chúng tôi rất nhớ thủ môn xuất sắc cuả lớp K6I - Đồng Yên Bái - trong những trận bóng đá chân đất sinh viên giữa các lớp trong khóa hay giữa các khóa với nhau trong trường. Ngày chúng tôi nhập ngũ rồi đi B vẫn được biết Đồng may mắn được ở lại đi học trường Hạ sĩ quan để ở lại bộ khung huấn luyện. Bây giờ mới biết Đồng rồi cũng lên đường đi B sau chúng tôi. Tiêc rằng bạn đã không bao giờ được trở về cũng như lớp K6I có nhiều liệt sĩ nhất khóa. E95 thì Trọng Luân hình như biết nhiều nhất. Mời em Bình vào đọc các kỉ niệm của anh Luân xem có tìm được điều cần biết không nhé: Ở ĐÂY
XóaEm Bình nhắc lại rõ ràng hơn về quê quán, gia đình, quá trình học phổ thông và các thông tin cho việc tìm kiếm. Bọn anh vẫn đang tìm kiếm thông tin về bạn bè mà....
Gia đình em sống ở Yên Bái, khi anh Đồng em lên đường nhập ngũ thì chúng em còn nhỏ, sau khi anh Đồng em hy sinh cả gia đình chuyển theo bố em về Hà Nội sinh sống! Các cụ đã từng vào Gia Lai và các nghĩa trang tìm kiếm mộ của anh Đồng mà không thấy! Sau đó bố em tìm đến nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liêm và được ông chỉ cho mộ của anh em được chôn cất ở nghĩa trang Mang Yang! Vì quá mỏi mòn tìm mộ con nên bố mẹ em xin được đặt bia tại ngôi mộ của ông Liêm chỉ. Lúc đó chúng em biết cho dù hài cốt ở dưới mộ có phải của anh Đồng không thì cũng làm cho bố mẹ em vơi đi nỗi nhớ con khi tuổi đã già. Sau đó các cụ mất. Hiện nay, có em trai em là Nguyễn Văn Thanh hiện đang công tác tại CA TP Hà Nội là người thờ cúng cho anh trai em. Còn em vào Sài Gòn sinh sống. Số điện thoại của Thanh là 0945335568. Bây giờ em muốn gửi hình ảnh và giấy báo tử của anh trai em thì gửi cho ai và địa chỉ nào ạ! Em chân thành cảm ơn!
XóaEm Bình đọc lại những dòng đầu tiên trên trang chủ của Blog sẽ thấy hộp thư điện tử của quản trị blog này. Hy vọng sẽ giúp được gia đình điều gì đấy.
XóaCháu là K43, hôm nay tình cờ cháu vào blog này và gặp đc các bác "cựu sinh viên ưu tú" . Đọc về những mốc son K6 cháu rất cảm động trc tình đoàn kết của các bác.
Trả lờiXóaCảm ơn cháu Oliver Twist! Mong cháu ghé qua thường xuyên, và có tin tức gì về một số thành viên K6 vẫn đang còn bị cho là "mất tích" thì báo giúp cho các bác nhé!
Trả lờiXóaVâng ạ, cháu có một dự định là sẽ tuyên truyền blog này đến các bạn đã và đang là sinh viên của trường với 2 mục đích chính là:
Trả lờiXóa1.Nhằm để cho thế hệ chúng cháu biết đc là trường chúng ta đã và đang có 1 thế hệ "đi trước K6" rất đáng tự hào.
2.Hi vọng có ai trong số chúng cháu biết đc chút thông tin nào đó của K6 và gửi đến các Bác.
Cháu xin đc các Bác cho phép!
Oliver Twist à. Thực ra khi tạo blog các bác chỉ định làm nơi giao lưu nội bộ của K6 và những ai liên quan K6 thôi. Tất nhiên những ai từ mái trường đó ra đều rất được hoan nghênh tham gia cùng. Những dự định của Oliver Twist rất hay đó! Chúc cháu luôn thành công trong đường đời!
Trả lờiXóaNhững mốc son K6 chẳng lẽ chấm dứt tháng 9 năm 1972 sao? Đã lâu lắm, gần 3 năm nay những người ở lại học đến cùng (ra trường 1975) không cung cấp thêm thông tin cho chúng tôi viết tiếp... và bài thơ "Nếu T5 không có ngày 30" cũng không kích thích được các bạn ở lại viết tiếp cho K6 sao? Hay chỉ có những người đi lính mới yêu K6? Có phải không Trác Dũng & Thọ mom?
Trả lờiXóaQuả là buồn thật khi những thông tin về K6 ta đoạn sau chưa được các bạn phải ở lại không quan tâm và cung cấp lên để Chúng tôi được biết.may là có bức ảnh K6MC,chứ bài" tháng 5.."kia lại theo chủ đề khác rồi.Năm 1974 Tôi về K8 học song vẫn sang nhà K6 ở ,ăn với bọn P Dũng,Hiền,Hồ..thường xuyên,nhưng chuyện của K6 thì cũng không rõ đâu,vậy các bạn bớt chút thời gian nhé .Tôi chính thức đề nghị Thư nữ đi đầu nhé,để các Nữ kiệt K6 có thêm động lực lên tiếng nào.
Trả lờiXóatôi tỏ lòng khâm phục các bạn về giữ lại được những con số ngày tháng biết nói . các bạn thật tuyệt vời . Xin đề nghị Với BBT . luôn mặc định bài này vào đầu trang . để mỗi ai, mỗi khi mở ra là thấy . thế mới là K6 . thân mến .
Trả lờiXóaBác Dũng chít thật tuyệt vời, dân CƠ ĐIỆN chắc không có người thứ 2 ghi chép lịch sử K6 một cách chi tiết đầy đủ và sống động như vậy!
Trả lờiXóaHôm nay tự dưng ngồi rỗi thời gian ngồi search quatest1 tìm ra bác Nguyễn Danh HOà ở cơ quan cháu trong hội K6 của các bác. Đọc blog của các bác thấy rất xúc động và tự hào về một trong những đầu tầu của Quatest1 cũng trưởng thành từ đây.
Trả lờiXóaCảm ơn Trần Thanh Hà! Nhờ Hà nói với bác Hòa là cả hội K6 định khai trừ bác ấy ra khỏi hội đấy! Vì bác ấy còn không biết đến cái blog này, vì bác ấy chẳng bao giờ có một ý kiến gì xây dựng blog, vì bác ấy còn thua cả cháu. Blog K6 ca ngợi bác ấy hết lời mà chẳng thấy "cảm ơn". Hà nói là bác Dũng chit bác ấy bảo thế. Hì...hì...!
Trả lờiXóaThế nào Ông D Hoà nói gì đây nhỉ,cưới con trai này,hình ảnh vợ chồng Ô quá đẹp này,lại có cháu cùng Cơ quan ngưỡng mộ này,vậy mà im tiếng mãi sao? rồi còn Blog K10 nữa chứ,Ô kiêm cả lớp trưởng K10IB cơ mà.
Trả lờiXóaBBT vừa nhận được tư liệu của bạn Tuyết về địa điểm lao động đắp đê năm 1972 của lớp Máy là thôn Thù Lâm (không phải Thùa Lâm) xã Tiền Phong, Phổ Yên. Vậy đề nghị mọi người tham gia thêm để hoàn thiện trang sử của K6 chúng ta!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTrong này đã ghi rõ ngày 20-10-1971 ra đời thêm lớp K6MC rồi mà các bạn vẫn còn đang cãi nhau chưa biết ai thắng ai thua, chứng tỏ các bạn chưa quan tâm lắm đến blog K6 và tận dụng hết các ưu điểm, các đặc sắc của BLOG K6 chúng ta. Có lẽ chưa có Blog Cơ Điện nào có được các "mốc son" như của K6 ta đâu!
Trả lờiXóaGửi BBT K6 Đọc những dòng này nhất là khi xuất hiện nhũng lời tâm sự của cháu Oliver Twist K43 mình xúc động phải ngồi lặng đi một lúc .Dạo này cứ hay như vậy có lẽ tuổi già dễ xúc động, càng đọc càng thấy quý, thấy yêu những người con K6 .Và câu trả lời chính là những " mốc son " K6, khỏi tìm ở đâu nữa
Trả lờiXóaCái quan trọng đầu tiên của K6 là : Đây là khóa đầu tiên tuyển chọn SV qua kì thi Đại học có công bố điểm của Nhà nước ta cho tất cả các trường Đại học.
Trả lờiXóaĐã 7 năm trôi qua từ ngày chúng tôi viết MỐC SON K6 mà bây giờ đọc lại vẫn thế không bổ sung thêm được chút tài liệu nào, thật là buồn!!!! Ai có thể bổ sung được nhỉ?
Trả lờiXóaMột số dữ liệu của bài này chính xác hơn của bài mới đăng của TMH!
Trả lờiXóa