K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

3 tháng 11, 2018

KỶ NIỆM XƯA ĐH CƠ ĐIỆN - P5


Trần Minh Hải - K6i

Hồi học k6I, thi thoảng lên chơi với thầy giáo đồng hương khu nhà cấp 4 của GV độc thân. Giờ còn ấn tượng: vắng lặng yên tĩnh, chỉ có tiếng rì rào của các ngọn bạch đàn trên cao, các vị sống độc thân thì nấu ăn bằng bếp dầu, hay đun củi bạch đàn khô rụng…Thầy trẻ ăn cơm tập thể chỉ cần có cái thìa là xong…Họ giống nhau 1 đẫn là chỉ có cơ man là sách, tài liệu KH tiếng Nga mà thôi… Nhà riêng của Lãnh đạo trường và các thầy cô khác (tường vách đất, mái gianh nhỏ bé) nằm rải rác chân các quả đồi trọc, lơ thơ tre pheo, dăm cây ăn quả lấy bóng mát là chính.
Đại học Cơ điện mà điện không có, nước giếng tự đào, ai cũng có khoảnh đất trồng sắn, luống đất trồng rau…chợ ở T ba nhất xa ngái, lèo tèo dăm gánh chè rau, khoảng 9h30 chợ đã tan. Sinh hoạt đắt đỏ, (hiệu cắt tóc bảng giá ghi rõ: cạo râu quai nón thêm 1 haò! Rạp chiếu phim TP thái nguyên ngày sân dân phơi thóc, tối ghi rõ: chiếu phim màn ảnh rộng thêm 1 hào!) Dăm tháng mới có trận đá bóng tại sân vận động, 2 năm học ở k6 được xem ca nhạc 1 lần duy nhất ở sân hiệu bộ: đoàn ca múa nhạc Hà nội biểu diễn trên sân khấu đất nện, đến đẫn diễn viên múa may… thì tung bụi mù mịt… Tiêu chuẩn lương thực là 13kg/tháng/người, thực phẩm theo tem phiếu, mà phải ra tận thành phố mới mua được. Đặc điểm trường ta là Rau tươi, cá tươi-Hiếm. Cá khô, mắm tôm, bí đỏ, bí xanh, sắn, đu đủ xanh, chuối xanh… là Đầu vị. Tiền sử GV là các cựu SV ưu tú của các trường ĐH trong hay ở nước ngoài về dạy học: hăng say giảng bài, nhiệt tình phụ đạo, tâm sự gần gụi với SV (nhất là với CB, CCB được cử đi học tại k6 mình) hỏi thi và chấm thi nghiêm túc…Lúc ấy: gian khổ rứa, mà các vị vẫn say mê nghiên cứu KH dưới ánh đèn dầu hỏa tù mù. Đã chứng kiến thầy Cự dạy toán tâm sự với anh Nguyên K6I: việc thầy thai nghén công trình ấp ủ từ khi ra trường. Chừ thầy đã là tiến sỹ toán học… Hậu sử: GV xưa nay đã là phó GS, GS, tiến sỹ KH danh tiếng lẫy lừng. Còn lũ ta học xong lĩnh đẫn bằng Kỹ sư là thôi, hỏi còn mấy tên phấn đấu cái sự học nữa. Blog CCB Cơ điện có 1 bài viêt về thầy Huấn bộ môn điện đi bộ đội cùng lũ ta, ai đọc cũng cảm động. Năm 1985, găp thầy TT bộ môn Lý ở trường ĐHTH khu Thượng đình, người đang kiểm tra thợ oánh máy đề tài đăng ký thi tiến sỹ hạt nhân nguyên tử của mình, tớ mời thầy uống nước trò chuyện đôi câu…hàn huyên cảnh khổ ngày xưa ở ĐHCĐ, thầy rất ấn tượng về k6 ta: khóa ít người nhất, học đồng đều nhất, ít lưu ban nhất, báo thầy Công hôi nách đã là tiên sỹ dạy ở ĐHSP Vinh. Năm 1996 đi sở KH và CN ở phố Nguyễn Thái Học nộp báo cáo, gặp thầy Lâm Cơ sở TĐ điện cũ, giờ đã là tiến sĩ kiêm giám đốc sở. Chào thầy, nhận ra tớ thầy gật đầu và mặt vẫn lạnh tanh như ngày xưa. Lần giở các bài ảnh mà các thầy đã đăng trên Blog và Facebook, mừng thay thấy nhiều vị đã thành danh và thọ lâu. Cứ vẩn vơ nghĩ mà không có lời giải đáp :Tại sao khi thi vấn đáp, SV đã hoàn chỉnh bài viết trả lời đề thi? Việc thầy hỏi thêm-không trả lời được là sơi Ngỗng! Các vị giải quyết khâu oai cho SV nể? Phong cách hỏi thi khác xa với các thầy Bách khoa, giờ nhiều tên còn ấm ức nhớ lại.
46 năm đã qua, hơn 150 người nhập học chính thức k6 thưở ban đầu, đã trưởng thành cuộc sống và sự nghiệp, đều “hạ cánh an toàn” lĩnh lương hưu trí. Số phận và hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, tất cả đều tự hào mình đã trọn vẹn nghĩa vụ với xã hội và gia đình. K6 có 49 sinh viên nhập ngũ, thì đã có 11 liệt sỹ. 38 người trở về ĐHCĐ học tiếp. 13 bạn đã quy tiên. Sau này rất nhiều người đã là phó tổng giám đốc, chánh phó giám đốc, trưởng phó phòng ban, quản đốc của các công ty, của các nhà àmáy nhà nước và tư nhân, không thể kể ra hết được,2 Bí thư Huyện ủy,1 Chủ tịch Huyện,2 Vụ trưởng vụ phó cấp Bộ,1 Đại tá,5 Thượng tá,1 Trung tá,5 Chánh phó giám đốc sở cấp tỉnh,3 Tiến sỹ KH,6 Giảng viên ĐH, 22 năm k6 tổ chức găp mặt thường niên ( gần ngày 1.10) và bất thường, bất cứ khi nào có dịp. K6 có truyền thống quý báu thăm nom gia đình thương binh liệt sỹ dịp 27.7 và tết cổ truyền. Luôn giúp đỡ động viên nhau trong cuộc sống, khi bản thân hoặc cha mẹ ốm đau hoặc mất, khi con cái dựng vợ gả chồng, tạo công ăn việc làm cho con đồng môn. Xây dựng được 2 blog k6 là phương tiện giao lưu gắn kết bạn bè, thông tin nhanh chóng kịp thời, gợi nhắc nhở thuở xưa để mà gắn bó thuở nay…
Giở nhật ký năm xưa ra đọc lại, gương mặt các thầy cô dạy mình… cứ ẩn hiện sau các dòng chữ. Việc xưa, sự kiện xưa òa về…như vừa mới xảy ra mới đây. Nhớ đến thầy cô là có cảm giác quý trọng cảm phục tài năng các GV dạy ĐHCĐ vương vấn trong óc… Nhân ngày 20.11.2016 sắp tới, tài hèn, sức mọn, viết kém cỏi, Kính mong các thầy cô trên dưới 80 tuổi, lượng thứ cho tên học trò <70 tuổi “nhớ đâu viết đó“ này… Em mà mạo phạm gì xin các thầy cô lượng thứ cho!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]