K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

9 tháng 11, 2018

VIDEO MỘT THUỞ


Trần Minh Hải K6i

Nhân xem cái ảnh cửa hàng cho thuê băng video cáteste đăng trên MXH, chợt nhớ thuở xưa xem video đam mê thú vị, Tôi bèn biên đôi dòng viết trình bà con ta coi cho vui lúc rỗi. Không hay xin thể tất, bớt ném gạch đá-vì Nhà em không còn đất mà cần kiếm gạch đá xây nhà...
Nếu Tôi không nhầm thì :
-1975 Ti vi phát tối Thứ tư, bảy, chủ nhật, Phát đen trắng mọi người say mê coi Cải lương Tuồng Chèo,Xem sê ri phim Truyền hình "trên từng cây số, hồ sơ thần chết, ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, Đơn giản Tôi là Ma ri a, Người giàu cũng khóc, 17 khoảnh khắc Mùa xuân..." ràn rạt các nơi có Tivi công cộng và các nhà khá giả
-Sau đó tối nào cũng phát, khán giả thích xem truyền hình Liên xô phát suốt ngày đêm-có nhiều tiết mục mới lạ
-1982 giá bán Ti vi Sam sung 14inh 380đ, Việt tronic 20inh 250đ thì 30-40% dân Hà nội có ti vi xem. Ti vi Sony 16 inh 6 chỉ vàng lác đác có ít nhà có, nhưng xem hình đen trắng. Có câu "Nghe nhạc hiệu đoán chương trình"
Bạch Minh bạn Tôi người gốc Mộ Lao, gần chợ Xanh (Thanh xuân) kể rằng " Những năm 1980-1987 năm nào được về phép là Tôi ra Thanh Xuân xem phim video của trại thương binh nặng (do ông Vũ văn Tiền làm giám đốc) toàn chiếu phim Chưởng con heo, hồi đó thấy lạ, thanh niên chen nhau vào mua vé-giá cũng rất rẻ-vì thương binh làm kinh tế nên có nhiều ưu ái-mấy lần công an vào kiểm tra, bị thương binh vác nạng đánh cho chạy mất dép. Thời kỳ đó đói kém, lạm phát 1986 "Bù Giá vào Lương" nhà nước công bố sau này là 800%. Thương binh nặng cũng đói-Ông giám đốc có đầu óc làm kinh tế, mở các điểm chiếu Video thu tiền, dần dần đời sống thương binh được cải thiện"
Còn Tôi thi nhớ cụ thể là
Vào năm 1982-1986 Các căn nhà Thương binh dựng tạm ven các chợ búa (dọc đường Nguyễn Trãi đi về Hà đông). Trong các căn nhà lợp tôn hay phi bờ rô xi măng này, đều đã đóng các dãy bục gỗ cao dần phía sau-làm ghế cho khán giả kê báo, giày dép ngồi...chú mục vào chiếc ti vi màu 20-26 inh-nối vào cái đầu video+2 thùng loa cắm qua bộ tăng âm (tất cả hệ thống này là sản phẩm nội địa mác madein Japan, đc tính bằng các cây vàng chứ chả chơi) nở rộ chiếu Video thu tiền suốt ngày đêm, hết bộ phim này chiếu tiếp bộ phim khác. Phim bộ vài tập chiếu liền rồi chiếu xen kẽ phim lẻ-đáp ứng thị hiếu dân nghiền phim. Phong phú thể loại Chưởng, ninja, sư thiếu lâm, điệp viên, cao bồi, siêu minh tinh màn bạc, siêu phẩm điện ảnh... Danh sách phim được viết nguyệc ngoạc phấn trắng bảng đen treo ngoài cửa "rạp" cỡ dăm phim và dăm tập phim bộ (khác hẳn các rạp nội thành đang chiếu 1 bộ phim với vài buổi chiếu toen hoẻn trong ngày). Phim chưởng Hồng kong dao kiếm chát chúa, tiếng võ đấm bình bịch...ngưaj hý (tiếng tàu khựa rổn rảng, tiếng miền nam lồng tiếng đơn đớt khó nghe trộn lẫn nhau) phim cao bồi đạn nổ đanh rõn-qua loa át tiếng người ồn ã chợ búa-tiếng chuông tàu điện leng keng, tiếng còi ô tô chạy rầm rập bên ngoài đuong QL6. Thứ sáu Cơ quan nghỉ tuần (theo lịch cấp điện thành phố) Tôi hay đi xem ở chợ Ngã Tư sở, sau khi lượn quán tiết canh cháo lòng ra, tây tây xem phim chưởng-ninja-cao bồi thú vô cùng nhá. mãi 1986 Ti vi mới phát màu. chúng ta bắt đầu xem bóng đá world Cup, Olempic trực tiếp...
Nhớ thuở không xa chiến tranh và thời bao cấp kéo dài đói khát cơm ăn phim ảnh, sách báo tuyên truyền tuyền phe XHCN, giải phóng miền nam sang 1976 thì Nhạc vàng (qua cát set băng cối) truyện Kiếm hiệp+tiểu thuyết phương Tây (qua cửa hàng cho thuê truyện) ràn rạt nội ngoại thành Hà nội ta, thu hút mọi người già trẻ thời ấy nghe đọc...Thế cho nên các phim băng hình : chưởng Hồng công, Phim Cao bồi Viễn tây, phim tình cảm nóng bỏng Mỹ được khán giả háo hức nô nức móc tiền vô xem. giá vé rẻ, quan trọng thích xem lúc nào được lúc đó. Phỏng đoán thế hệ trẻ sinh ở thập kỷ 1980 trở lại đây làm sao biết được.
Biên tiếp
Sau đó một thời gian, các cơ quan xí nghiệp xuất quỹ Công đoàn mua bộ thu phát video, thuê băng chiếu tại hội trường cho CBCNVC xem trước ca hay tan ca kíp (Cơ quan mua ti vi National 26 inh mất 6 cây vàng hồi ý). Việc chọn phim chiếu kỹ càng, nên thu hút người cơ quan và cho cả gia đình họ vào xem. Thay thế cho việc ký Hợp đồng xem phim tập thể tại rạp chiếu bóng, cách rách việc đi lại, và mọi người đổi vé ghế ngồi òm tỏi. Ở các nơi xa, có các nhà bỏ tiền mua máy thuê băng, chiếu thu tiền bà con-như mô tả ở trong phim "Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa". Đám cưới nhạc Mo den tankinh, Mô ney, Abba, Roy xập xình nát băng từ
Gần 6 năm Tôi làm Tuyên truyền trực thuộc Văn phòng giám đốc, thì việc chuẩn bị loa đài trong hội trường, tóm tắt phim trên Loa cơ quan, viết thông báo tên phim giờ chiếu. Được xem trước phim kinh điển thế giới, điệp viên 007, chưởng hài, phim tình yêu Mỹ Đức Pháp italy Ba lan phim mát cũng hay hay õ
Sau có phong trào mua tivi màu, đầu video nội địa Nhật bản tại các gia đình cùng lúc ra đời các cửa hàng cho thuê băng từ (loại như quyển sách dày) làng xã nào cũng có vài địa điểm, đêm gõ cửa cũng được họ sẵn sàng cho thuê băng bộ xem tiếp (Các Cụ thích mê tơi dân ca Quan họ, Hầu đồng, Chèo cổ, Cải lương. Trung niên nhạc vàng, ngạc Tiền chiến+hài hải ngoại. Thanh niên là các ban nhạc, các ca sỹ mà họ là Pan cuồng nhiệt, Trẻ con tỹ tã phim hoạt hình, Bé con nhún nhẩy theo nhạc quảng cáo dễ nuốt trôi thìa bột cháo) Cứ là vui vẻ toàn dân xứ Đông Lào chúng ta. Thuở đầu mơsi có băng video đa số Trẻ con bắt chước phim kiếm hiệp múa may quay cuồng, kê ghế đốt hương xoa tay cho khói toả như chưởng phong, mồm suỳn suyt tiếng gió, vót kiếm đấu nhau, xưng hô "Tại hạ" gọi Thầy "Sư phụ", Các hạ, Tỷ Muội Đại ca òm tý tỏi...Thanh niên hát ca khúc Nhạc ngoại lơfi Việt và nhạc Trịnh Công sơn. Những Phương Thanh, Đan trường... làm mưa làm gió
Còn nhớ 1985-1986 Tôi hay đi Bộ Công nghiệp ở Hai bà Trưng, Sở Điện lực ở Trần Nguyên Hãn công tác, lượn tranh thủ xem các rạp chiếu ban ngày. Hồi ấy rạp Công nhân chiếu video ti vi 20inh-vé ghi số ghế như xem phim, Rạp Đống đa phóng màn 100inh. Rạp Dân chủ cứ 2 tập phim Tây du ký/buổi. Cung Việt Xô chiêu đãi các hội nghị buổi trưa cũng video 20inh...Phim video chiếu rạp mang tính thương mại "Vườn Thượng uyển, Thai, Hài Cảnh sát Pháp, Câu chuyện miền viễn Tây..." với các Mỹ nhân, tài tử điển tai, cảnh nóng thu hút rất đông khán giả. Việt nam ta ra "Đêm hội Long trì" và các tác phẩm từ nhóm Tụ lực văn đoàn xưa cũng kéo khán giả xem đông đảo như coi ròng rã hàng năm phim "Ván bài lật ngửa" 8 tập. Sau rồi phim Vi deo chuyển sang dạng đĩa VCD, DVD đầy ầng ậc các kệ trong các nhà. Giờ thì đủ dạng lưu trữ (ổ cứng, phần mềm, USB) Ti vi điwfi mới, máy chiếu tại gia, in te nét đầu giường tiện mọi nhẽ cái sưj xem
Thập kỷ 1989 trở đi Tôi thấy doanh trại quân đội cũng đã trang bị đầu vi deo chiếu thứ bảy chủ nhật cho Lính xem, chả bù cho thời chiến :
-Trước khi đi B có 1 tối phim+1 tối Tuyên văn chiêu đãi. Lính vác Ba lô súng đạn xếp hàng ngồi xem
-Hàng tháng chiếu bóng quân đội về cho xem 1 tối 2 phim (có cảnh ôm hôn nhau bị che ống kính)
-Năm có 1 tối văn công TCCT, Chèo QĐ diễn cho cấp Trung đoàn
Làng Giàn của Tôi cách đây 30 năm, phong cảnh vẫn cũ kỹ như trăm năm trước với đồng ruộng triền đê, luỹ tre mái nhà cổ...là địa điểm cho nhiều các đoàn làm phim truyền hình Việt nam. Đầu tiên các phim là có lớp diễn viên hài Xuân Hinh, Mai Thu Huyền, Chí Trung Ngọc Huyền, Trần Hạnh, Giang Còi... sau là lớp nhà hát Tuổi trẻ, lẫn 1 số diễn viên miền nam... Dân làng trầm trồ ối a, suýt xoa khi bắt gặp người và cảnh của "Làng ta" trong khuôn hình nom đẹp và khác lạ. Đến bây giờ khu Trần Duy Hưng, Hoàng Đạo Thuý thi thoảng gặp các đoàn phim quay ngoại cảnh... Nghề diễn viên rõ vất vả, quay đúp bao lần và những người đứng sau máy quay tất tả. Chúng tôi xem ròng rã hàng tuần liền vụ quay "Ba chàng rể họ Lê", vài phân đoạn "Chuyện làng Nhô" "Râu quặp"...(lâu rồi quên hết tên phim video quay ở làng mềnh) thú lắm các đận chuyện trò phiếm với các diễn viên chờ vào cảnh quay.
Biết nỗi vất vả kỳ công của tập thể đoàn làm phim ở làng (đạo cụ, máy phát điện và diễn viên chạy xô...) Nghe nói phim Mỹ 25 mét phim quay chọn 1 mét. Ta thì 3 mét chọn 1 mét, nhiều vị tranh thủ ôn lời thoại trước khi vào quay, Đạo diẽn vất vả hò hét ra đc thể loại phim Mỳ ăn liền phát Ti vi. Ơn giời phim Truyền hình ta ngày càng hay hơn xưa. Lứa diễn viên về sau trẻ trung và diễn xuất có nghề
(Ảnh sưu tầm trên mạng)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]