TRẦN MINH HẢI K6i
Nhà
nước bao cấp tiền ăn, phụ huynh bao cấp tiền chi tiêu cho SV ta, nên mỗi
khi về nhà: Đành phải nhảy tàu và trốn vé thôi ! (chiếm tới 70% SV nam
của các trường ĐH thuở ấy). Nữ sinh đồng môn là phụ tá đắc lực cho món
giữ đồ đạc, cho cánh nam giới “Cơ động linh hoạt” trên tầu đi như rùa
bò-người đông như nêm cối- đỗ ga chờ đường có khi vài tiếng… thời ấy.
Nguyễn Thanh Bình K10mb (Tiều phu) có bài “Những chuyến tàu” rất hay
trong Kỷ yếu K10-2009.
Xin trích đăng vài cmt của K6 (không bảo là
chuyện bịa):”PAD K6a: TMH đã giúp bọn mình nhớ lại những ngày gian khó,
mỗi lần nhẩy từ ga HN lên, kiểu gì cũng có vài ông bạn ra đón để kiếm
bánh mỳ và cùng ra quán Thủy mù để trả nợ và làm ấm chè, điếu thuốc lá
cuốn”.HLT K6a: “trong suốt quá trình học, nhất là bọn con trai đa số là
trốn vé. Mình còn nhớ lúc từ LX về HN thì ko sao, nhưng khi lên nhảy
xuống ga B thì bị hẫng, chỉ một tý nữa là mồm cắm xuống đất, rất may sau
đó nhìn lại hóa ra 2 hôm trước CN đào 2 bên đường ray để rải đá. Ôi một
kỷ niệm ko bao giờ quên”. HN K6i “Những tấm sắt khoảng 2m trên cầu LB
là người bạn thân thiết của SV Cơ điện…cảm ơn các con tàu gắn liền với
đời SV thơ mộng”. NVH K10ma “Đầu thằng Hùng bò có lần đã vỡ khi nhảy tầu
ở đường NK rồi”. TCV K10ma “ KV đã một lần suýt rớt xuống sông Hồng,
khi đáp xuống tấm thép trên cầu LB…Trai CĐ trên tàu HN-TN hồi ấy có
“giá” lắm, kể cả những lúc đang hào hứng cưa gái, nghe báo động có kiểm
tra vé phải “dạt vòm”…Tàu đông ta sẽ trèo lên nóc toa, trải ni lon nằm
ngồi lố nhố, hè nhau cúi rạp người tránh đường dây điện vắt ngang qua
đường tàu.Tàu vắng vẻ, vưà tâm sự với khách đồng hành, mắt đảo như rang
lạc quan sát người nhà tầu, miệng không nưả lời từ chối người bên cạnh
“mời cùng ăn quà cho vui”. Chả đếm được bao nhiêu tình iêu xảy ra trên
các chuyến tàu hỏa thời ấy!. Vẫn còn cảm giác náo nức về xuôi đợi ga GL
chờ đường về ga HN chiều thứ bẩy. Tâm trạng nặng nề khi về trường, tàu
phăm phăm lên mạn ngược, ánh đèn thành phố mờ xa, đoàn tầu lầm lũi lao
vào màn đêm tối đen trung du…Với bọn sinh viên HN chúng mình về nhà thường xuyên, Thường nhảy tàu ở quãng: Đầu cầu, Trần phú, Sinh từ (ối thằng nhảy siêu, vì đã qua tuổi thơ nhảy tàu điện). “Tiện đây tôi xin kể góp 2 kỷ niệm Hãi+Lâng lâng, Năm đó có nhiều tên cũng dính chuyến tàu xuôi về ăn tết Nguyên đán, Ối giời đến là cơ cực. Hãi tới tận bây giờ. Tàu xuất phát từ ga LX lúc 20h30 tối hôm trước mãi đến 8h30 sáng hôm sau tàu mới về và dừng chỗ chắn tàu TP, chờ ga HN xếp đường vào (Hành trình 76 km) Khách xuống đất nhìn nhau bật cười vì ai nấy măt mũi chân tay, toàn thân, va ly hòm xiểng đen nhẻm bụi than. Hi hi “Tàu khách” dùng toa đen chở “Hành khách”. Giờ đến đẫn Lâng lâng, hôm ý đi tàu đêm lên trường, nỏ hiểu mần răng tàu đông khách rứa. Tôi nhảy tâu từ ga LB phải đứng đầu toa, tới ga GL né người giúp hai bé SV sư phạm bước vào toa. Chả hiểu sao người lên kẻ xuống đùn đẩy ,ba người lũ tôi “được” an tọa hai bậc toa. Thế rồi cái thằng tôi giang cánh tay nắm 2 tay vịn, che chở cho 2 bé đứng bên trong suốt hành trình chạy tàu.Tới ga nào là tụt xuống kê dép ngồi tâm sự và chuyện gẫu. HN K6i có bài viết như reo “Hôn được rồi!” Miềng thì có “Lâng lâng” Hai bậc lên xuống toa chứa 3 người, chật quá ! bởi vì là phải ép sát vào nhau, không thể sát được hơn nữa ! Mái tóc thề và các lọn tóc bay bay theo chuyển động con tàu, cứ vờn vào mặt mũi tôi…Mỗi lần 2 bé đổi tư thế đứng cho đỡ mỏi, là vô tình má tôi chạm mặt các Nàng. Có khi 2 bé tựa bờ vai hẳn vào ngực tôi tin cậy, cầu giời cho tàu đi chậm cho tôi ngửi mùi thơm thân thể trẻ trung, mùi hương tóc mây ngào ngạt, ngây ngất. Một bé xoay mặt gục đầu vào vai tôi…Để rồi tôi không xuống ga LX mà theo lên ga ĐQ, đỡ các bé xuống-đón hành lý bé gửi bạn ngồi trong toa. Để rồi 2 đứa tôi nắm chặt tay nhau, mắt nhìn lưu luyến, thầm thì Chủ nhật tuần sau Anh sẽ lên thăm em. Để rồi theo tầu tới ga cuối cùng rồi quay về xuôi, Để rồi mỗi khi nhớ lại vưỡn còn cảm giác Lâng lâng. Ai bẩu đi tàu là khổ nhỉ ?!”.Việc trốn vé nhảy tầu của SV trường ta đã là Truyền thống “Lớp anh trước, lớp em sau-đã thành đồng chí rủ nhau Nhảy tàu”. Giá như các thế hệ SV CĐ có chiến tích này-can đảm viết ra-sẽ là trường thiên phóng sự, đạt kỷ lục nhớn nhao! Chiến thuật tránh nhân viên nhà tàu soát vé, được bổ sung cập nhật thường xuyên, truyền lại “bí kíp” cho các khóa đàn em. Lên trường sau khi về hưu, ối tên về bằng tàu hỏa để tìm lại cảm giác ngày xưa. Tôi là một thằng trong số đó, Khỉ thế ! Đề nghị Đào Việt Dũng đăng ảnh vé tàu và các ga xưa nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]