K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

31 tháng 8, 2016

VÀI KỶ NIỆM VỀ E207

Trần Minh Hải K6I
Hồi ở B Công binh E207, nhiều lần Tôi đã tới bãi lái Đồng oanh, lúc thì bốc các tảng đá to từ suối trước trường bắn Cam lâm lên ô tô- mang tới xếp lát đường tăng vượt dốc (chân núi Đanh), khi thì đổ bê tông vách đứng vách hụt-cho HL lái xe tăng (trọ ở Đại hoàng, gánh nước rõ là xa cho việc đổ bê tông, tôi trào máu mũi phải về điều trị ở quân y E bộ). Có hồi đi thực địa vào C11 xin C trưởng Dư nác uống, về vẽ sơ đồ bãi lái (cho các trợ lý giảng ở D11) chuẩn bị cho đoàn quay phim Nhật bản (về E207 8/1974 về bãi Đồng oanh tối 16/10/1974)…

28 tháng 8, 2016

CHUYỆN LÍNH TĂNG XƯA

Trần Minh Hải K6I
Chân ướt chân ráo vác bát đợi cơm tại nhà ăn D16 ven đường xóm, các lính nhòm dán mắt vào tốp thôn nữ đang gánh lá thuốc lá về. Tin nhanh từ bếp biết ngay đó là bé Hiền hoa khôi xóm, nổi bật rực rỡ bởi áo màu tím hoa cà, da trắng bóc, môi đỏ tươi, má trắng hồng, mồ hôi chảy long lanh như hạt ngọc, đẹp choáng người ra! Hắn nhìn say mê, rõ là cầu được ước thấy nhé! Vì tôi và hắn được phân về ở nhờ nhà Hiền trong suốt thời gian họclớp. Dân học vẽ 6/7 thằng là CSV cười lăn khi Dũng vẽ: nhà dân thấy cả 2 đầu hồi, người hắn vẽ như củ khoai có chân tay như que tăm, bù lại màu sắc hắn pha thì cả lũ ngẩn người thán phục có lúc nhờ hắn pha giúp màu cơ mà.

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

Trần Minh Hải K6I
Viết ra chuyện này, là rút ra bài học tự răn mình: Với chị em thì chịu khó quan sát, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu, bớt bạo mồm nhận xét tếu táo về họ. Với các bóng hồng cỡ ớ hậu hoa hậu “mình phải biết mình là ai” để “kính viễn nhi” và thuộc Ê dốp tích Con Cáo và Chùm nho. Còn thì “môn đăng hộ đối” mọi nhẽ, rồi thì là mà ta cảm ta yêu : Luôn luôn coi họ thuộc dạng “không phải dạng vừa đâu.    Biết đâu “Cái duyên ông trời se“ khi ta và họ gần nhau, hoặc là dính tiếng sét ái tình, để rồi thì là mà... Đừng để họ chăm sóc ta quá nhiều-mềm nhũn lòng mề khi ta ốm đau, nhất là cái sự ăn uống, ta dễ yếu lòng, dễ nghiện măm để rồi khó lòng dứt bỏ -biết đâu đấy?...Tình yêu các Cụ bẩu không có quy luật, dưng mà có nhiều câu Phương ngôn luôn luôn đúng, tỷ dụ như  “Con đường chinh phục đàn ông ngắn nhất là tiến thẳng vào cái dạ dày?“,Tôi đã chiêm nghiệm đúng cả 2 ca như thế -thuở làm trò Đại học.

21 tháng 8, 2016

TRẦN MINH HẢI TẶNG CÁC BẠN TRANH XƯA

Thân tặng các bạn Đồng môn K6 và K10 ĐH Cơ điện tranh về khu T Ba nhất và một phần trường ta (giai đoạn 1970-1980) mà Tôi vẽ theo trí nhớ



.

20 tháng 8, 2016

46 NĂM ĐÃ TRÔI QUA

Trần Minh Hải K6I                                                                                                           
Thưa các bạn cựu SV K6 ĐHCĐ, sắp tới Hội đồng môn K6 thường niên 10/2016, Tôi hay nhớ lại những ngày này năm xưa-sao mà ăn-ở-học khổ thế. Rồi nay đọc các trang Blog+Facebook thấy các bài viết kỷ niệm xưa của 2 khóa K6+K10... Những hồi ức đó cũng toát lên niềm tự hào CSV chúng mình đã vượt qua mọi khó khăn vất vả, để thọ đến bây giờ ngồi ngẫm lại, kể lại chuyện ngày xưa chia sẻ cho nhau?

19 tháng 8, 2016

CHUYỆN QUANH T BA NHẤT

TRẦN MINH HẢI K6I
Các CSV của thế hệ Cơ điện xưa, đã đang đóng góp cùng với Nhà trường xây tượng đài Tháp bút mới. Sau Quảng trường Cơ điện được Nhà trường xây dựng trước đó, Tháp sẽ khánh thành trong nay mai, tặng lại cho các thế hệ SV mai sau.
Nhớ đồng môn K6, K10 và mái trường CĐ thân yêu lắm, Rỗi thì tôi viết ra dăm chuyện thực, bi, hài xưa-quanh cái biển bê tông “T BA NHẤT“. Vì chiếc biển đó đã biến mất từ đời tám hoánh, nhưng đoan chắc là nó còn đóng đinh trong tâm trí của các lứa SV các khóa đầu nhập trường ĐH Cơ điện Bắc thái thuở nào! Thế hệ từ K14 trở về sau, chắc là không biết và họ chả để ý làm gì!
Biết nhiều từ thuở K6 (1970-1972) là các chuyện:

Làm nông nghiệp tại gia

Một lần đi qua đường Hoàng Hoa Thám thấy một số người dân dọc 2 bên đường  tụ tập mua bán  sinh vật cảnh,tự nhiên  từ  ngày ấy  tôi bắt đầu có thiện cảm thích thú với cái chợ  này.
Ngày ấy cách đây đã lâu rồi, cứ vào cuối tuần hết giờ làm việc trên đường về nhà  tôi lại ngược đường xa thêm khoảng  vài cây số  lượn qua  cái chợ Bưởi  hòa cùng dòng người đi mua bán chậu hoa cây cảnh dọc 2 bên đường HHT.
Bây giờ đã về hưu không còn đi làm  nữa , theo thói quen  hàng tháng tôi vẫn  ghé qua chợ Bưởi ít nhất một đôi lần,nhưng bây giờ đi chợ Bưởi không chỉ là  xem mọi người mua bán  sinh vật cây cảnh mà  có thêm một việc là mua rau giống  về “làm nông nghiệp” tại gia.

17 tháng 8, 2016

Thư giãn

Khổ vì ăn.


Trời vẫn đổ mưa,dư âm trận bão đêm qua ở Hà Nội đến sáng nay vẫn còn. ngoài đường  cây cối bị đổ nhiều,nhiều con phố  vẫn còn  đang bị ngập, sáng nay trong nhà không còn thứ gì có thể pha chế  làm bữa ăn sáng .Hai vợ chồng ,một đứa con,một đứa cháu vị chi cả nhà là 4 xuất ăn sáng Ông và cháu giống nhau buổi sáng nhất định phải có cái gì đó vào bụng,cháu nó đói là nó la,ông  nhấm muốn nhấp nháp chén  rượi thì phải có chút gì đó lót dạ nếu không bụng đói cồn cào.Trong hoàn cảnh này ông chỉ còn nước là đội áo mưa đi tìm xem nơi nào có đồ ăn sáng thì mua về cho cả nhà,

16 tháng 8, 2016

Đảo ngọc -Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc.
Phượt  trên đảo Phú Quốc đó là từ chính xác nếu bạn  kết hợp tham quan du lịch và đi phượt  trên hòn đảo này.

9h15 chiếc máy bay VietJet- VJ 451 hạ cánh xuống sân bay Phú Quốc,thế là sau 2 giờ bay tôi và  mọi người đã có mặt tại đảo Phú Quốc,bấm máy gọi xe tôi điện cho khu nghỉ dưỡng nơi  tôi đã book phòng trước khi bay để  đưa xe ra đón (tất nhiên là phải thanh toán phí)  nhưng  nhà  nghỉ trả lời hết xe phải chờ khoảng 30 phút thế là tôi gọi ngay taixi  ở sân bay  chủ động  về  luôn nơi nghỉ.

14 tháng 8, 2016

TẢN MẠN LÍNH TĂNG XƯA

Trần Minh Hải K6I
Bài hát “5 anh em trên một chiếc xe tăng“ vô hình chung tạo danh xưng cho các tên vốn là CCB Tăng thiết giáp khi ý ới gọi nhau là Quê ?!. Cả khi viết trên Facebook, giao lưu, nhận xét ở Blog Lính Xe Tăng thì cũng đều như Rứa cả (nói vậy để chư vị ngoài binh chủng khỏi ngỡ ngàng). Tôi lính Tàu bò 3/1973-10/1975 thì so với các Quê là muỗi, dưng mà đời lính tôi “cưỡi ngựa xem hoa“ chả kém gì ai: Pháo thủ-Công binh-Thông tin-Đồ bản Nhà cháu đều có mặt cả, thêm lớp học Đồ bản và Lớp hạt nhân vẽ đầu tiên của Binh chủng đủ cho “Ngũ tử cướp cái“ ra, có chuyện để viết nôm na vài dòng thế này.

12 tháng 8, 2016

DUYÊN GẶP TƯỚNG

  1. Trần Minh Hải K6I

    Các bác chiến binh  vào chiến trường hầu hết, hứng bom đạn, ở rừng rú như  bài hát cũ “Giữa rừng già tôi có thấy gì đâu?”. Còn có nhõn tôi ở ngoài miền bắc. Thành thử ra tôi chứng kiến nhiều chuyện lính tráng, từ to đến nhỏ, ấn tượng, hay, và sâu sắc là có nhiều. Hưu buồn tình viết ra, xem có đăng được thì đăng, cho các Đồng môn K6 ĐHCĐ đọc cho vui. Chả nên khiên cưỡng "thấy người sang bắt quàng làm họ", xin kể phang phảng các Tướng lĩnh, mà cuộc đời lính của Tôi đã hân hạnh diện kiến+tâm phục khẩu phục về cuộc đời và những chiến công của Họ...Đó cũng là một trong những kỷ niệm lính, mà nhớ lại thấy hay hay, tự sướng mình có duyên gặp các Yếu nhân quân đội. Còn thì mời chư vị thích thì nhòm cho vui!
     1* Số tôi vào lính ở đơn vị lẻ có các “Thủ trưởng” đeo lon Thượng sĩ,sỹ quan sơ cấp đeo lon 5,6 năm giời mới có thêm một sao, cho nên đến tận giờ đi đâu gặp các bác đeo quân hàm to to thì tôi hơi giật mình! Vì rất nhớ, Ngày 9/5/1973 lần đầu tiên, tôi lên học đồ bản, trưởng ban tác chiến bảo “Các cậu đi theo tôi đến chào Tư lệnh“. Khu nhà Tư lệnh một tầng vuông vắn 4 mái và to, cửa sổ mở rộng, nằm sát nhà ban tác chiến. Lũ tôi nhòm thấy 1 người thấp đậm đeo quả kính trắng lấp lóa, hai tay chống mép bàn rộng, sau lưng người bản đồ choán kín cả tường. Thiếu tá Trưởng ban đi trước khẽ khàng bước vào, đứng nghiêm “Báo cáo Thiếu tướng Tư lệnh, Ban tác chiến mở lớp học đồ bản, đây là các học viên mới đến chào Tư lệnh ạ“. Thiếu tướng tháo kính lão ra, hóa ra Người bị hỏng một con mắt, còn cái thằng tôi run như cầy sấy đứng nghiêm, chả thốt được lời nào”. Cháu là sinh viên, là người Hà nội hả, chiến tranh đi bộ đội cứu nước trước đã, sau hòa bình thì sẽ về học tiếp, giờ các cháu phải học rồi làm đồ bản cho thật tốt nhé, thôi ba người về đi“. Hóa ra đây là người được Bác Hồ khen ngợi cần kiệm liêm chính, còn quân lái tàu bò hay rên ngâm nga “Bao giờ mọt đục được xe tăng, thì lính thiết giáp mới thăng quân hàm“. Đấy là lần đầu tiên Binh nhất tôi gặp Tướng, được gặp Tư lệnh trưởng Binh chủng Tăng-Thiết giáp.
     2* Ơn giời, lại có lần thứ 2: Được đi hỗ trợ các trợ lý của E207 biểu diễn bắn pháo tăng,cho các tướng lĩnh cao cấp xem (nên nhớ là thời đó chưa có tivi). Buổi chiều lộng gió, hàng quân đứng nghiêm trang nhòm chiếc máy bay trực thăng quân sự tà tà đáp đất trước cửa trường bắn Cam lâm. Bụi bay mù mịt giời đất, lát sau bụi tan, Thiếu tướng Tư lệnh Binh chủng đứng chờ dưới cánh cửa máy bay, thẳng tay chào Thượng tướng Hoàng văn Thái, xuống sau người một tý là nữ quân nhân cao ráo, mặc măng tô -lính thầm thì đấy là con gái của tướng Thái. Chết tôi cũng không quên được hình ảnh Bác ấy cao to, duyệt hàng ngũ quan lính tăng, đứng cách Người 20m-thấy người cúi xuống nhòm máy đo, xem pháo đạn 100mm có tan xác bia không, rồi chống hai tay ở thắt lưng huấn thị... Cốt cách bệ vệ và oai phong quá cơ.
    3* Còn Thiếu tướng kiêm nhà thơ Chính Hữu, lũ học viên lớp vẽ gặp bất ngờ ở Phòng Văn nghệ quân đội (5/4/1974), Thầy giáo họa sỹ Lê Trí Dũng chào - Người gật đầu bước đĩnh đạc qua lũ lính học viên vẽ, đang ngẩn tò te nhìn ve áo hàm tướng sao vạch sáng lòa, thầm hỏi nhau: Ai đấy nhỉ ? Biết thơ Người hay từ lâu, được in trong Trích giảng Văn học SGK, giờ mới được biết mặt.To cao, kiệm lời, giản dị nên thơ của Bác ấy chắt lọc lắm, giàu hình ảnh, đầy chất nhạc họa! Thời ấy Người là Cục trưởng cục Tuyên huấn         
     4*  Ngày 25/9/1974, tôi có hân hạnh là lính của Thượng úy Tham mưu phó E207 Lê Xuân Tấu Anh hùng quân đội đầu tiên của Binh chủng. Anh ấy đen gầy, vui tính và ăn uống cũng xuề xòa, nhưng khi vào việc thì nghiêm lắm "thôi rồi, lượm ơi' Cứ nghĩ anh hùng là phải khác người, hóa ra lúc vui cũng văng tục như lính tráng. Nhớ nhất đận chuẩn bị cho đoàn quay phim của ĐCS Nhật, quay hai tối 15,16/10/1974 tại bãi lái Đồng oanh sau núi Đanh.Anh ấy đi nhanh cun cút, ngắm chỗ này chỉ đạo chỗ nọ đặt khí cụ nổ và mô hình. Theo hiệu lệnh của Anh, tôi bắn 3 phát pháo hiệu (khẩu súng đã bắn khai hỏa trận Làng Vây-bảo tàng cho mượn-tôi đi lấy về), chạy các nơi giật bộc phá...Cái đêm ấy chả thể nào quên được cái không khí như chiến trường thực thụ, dáng xe tăng hùng dũng kèm tiếng gầm rú, xích nghiến, khói lửa đạn pháo, đạn đại liên đỏ lừ, ánh chớp đầu nòng pháo 100, bụi bay mù mịt giời đất.. Các phóng viên bạn chạy và quay, hết vấp rồi ngã mà vẫn hăng say ghi hình. Cuối buổi ghi hình có một đoạn phỏng vấn anh Tấu (tôi đội mũ tai bèo sát sau Anh làm nền). Lúc về cứ nghĩ mông lung, bao giờ ta mới được xem phóng sự này ở Việt nam ? Còn ở Nhật bạn báo chậm nhất 20 ngày sau sẽ phát trên tivi. Ngày 14/12/1974 Anh Tấu về E215 làm Lữ trưởng, sau nữa anh làm Thiếu tướng Tư lệnh Binh chủng (khi tôi đã ra quân về ĐH Cơ điện học tiếp) 
    5* Cái thời tôi ở BHL E207, cán bộ C,D trong Trung đoàn hay lên Ebộ công tác và tập huấn, hoặc vợ con lên thăm ở Chiêu đãi sở gần đấy. Các anh ấy vào các tiểu ban Ban tham mưu làm việc, tôi nhớ Thiếu úy Đoàn Sinh Hưởng C3 D12 mặt tròn, người beo béo, có nụ cười rõ là tươi tắn, phương phi ra phết. Có buổi chờ Tham mưu phó, anh rẽ vào ngồi xem tôi vẽ biểu đồ, mặt các học cụ. các chi tiết chính của xe Tăng, Tỷ mẩn xem bút và tuýp màu nước, hỏi tôi đủ thứ về hội họa, cám ơn tôi đã đăng bản tin Binh chủng về thành tích của C anh. Nhiều lần anh vào tiểu ban HL tôi, uống nước với đồng hương nên tôi nhớ Anh-Chỉ không ngờ sau đó đi oánh nhau ở chiến trường, lập nhiều chiến công, trở thành Anh hùng của Binh chủng rồi sau là Thiếu tướng Tư lệnh Tăng Thiết giáp
    Thi sỹ Duật tả lon Binh nhì rất hay ‘Người ấy thuở còn đang trai, Ở trên ve áo có hai lá cờ” (tôi đeo được gần 6 tháng đấy, tuổi lính nhõn 3 năm 1 tháng thì có lon Hạ sỹ là kịch đường tàu, 10/1975 về làm Sinh viên). Cái thời ấy chưa có thời hạn phong quân hàm, nên lớp người lính đầu tiên xe tăng của đất nước, đeo lon Thiếu tá, trung tá rất ít. Nhìn lon trung tá của E trưởng 207 Nguyễn văn Tĩnh mà tôi đã hoa cả mắt ra rồi, thế cho nên các bác đeo lon sỹ quan cao cấp hồi ấy, là ghi ấn tương rất sâu đậm trong tâm trí tôi. Chả bù cho bây giờ sao vạch là rất nhiều ! Cứ theo niên hạn mà lên tằng tằng.
     6* Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Binh chủng, bọn tôi lên phục vụ dăm buổi vẽ, thì mới biết mặt Tư lệnh đầu tiên của Tăng Thiết giáp, lúc ấy Người đã về làm Thư ký Hội đồng Tướng lĩnh ở Hà nội-về BTL dự lễ (các bác sỹ quan bảo thế-thì lính trơn tôi biết thế) Dưng mà ấn tượng nhất về Thiếu tướng Nguyễn Thế Lâm là người to béo mặt tròn trịa, tướng mạo phương phi, lâu ngày thì tôi quên-hình như Người nói giọng miền nam ra thì phải. Sau này tôi còn biết Chính ủy BTL Trịnh Hoàng Đỉnh, chỉ đạo mở lớp hạt nhân vẽ bọn tôi học (17/2/1974) và tổ chức lơp Thông tin viên Bản tin Thiết giáp (28/3/1975) do các nhà báo Báo QĐND về giảng bài...Khi tôi ra quân về học tiếp thì biết Chính ủy đã lên hàm Thiếu tướng. Ấy là chưa kể tới Thượng tá Nguyễn Xì, oánh trận Cánh đồng Chum hay là Đường 9-nam Lào. Mỹ ngụy sợ phát khiếp, trong các bài viết nói, đều gọi là Tướng Xì. Hồi học Đồ bản tôi có hân hạnh gặp Người chỉ đạo ban Tác chiến. Nhanh nhẹn-nóng tính và hắc xì dầu (mạn phép viết ra ấn tượng Cụ Tham mưu phó Binh chủng chúng mình)


11 tháng 8, 2016

THÁNG TÁM NÀY

Trần Minh Hải K6I
Vào mùa nóng nực, bác nào beo béo là oai oải kêu Giời ôi tuốt luốt. Dưng mà lại ối chuyện phải có mặt miềng tham gia cho nó đầy đủ quyền và nghĩa vụ với “non sông và xã tắc“ ( diện hẹp thôi mừ). Trước tiên là cái sự măm gắp rót triền miên ra...Từ thuở bé cho tới giờ, đặc biệt tháng sáu âm lịch vừa qua : Hà lội ta sao mà lắm đám cưới đến vậy ? Riêng tôi dự 8 phát nhân với 3 ngày/đám, Ăn hỏi-Bác đâu ?-Có thằng bác mày đây !. Đón dâu, đưa cháu gái về nhà chồng-Ông có nhời với bên ý hộ nhà cháu cái !. Chúng nó mà tổ chức nhà trai nhà gái riêng và so le ngày tiệc-Mời Chú đi đại diện cho Họ nhà ta, cho bên ý thấy bên mình chu đáo hộ chúng tôi nhá !. Quần áo- cờ la vát- giày tất nghiêm chỉnh, căn giờ đẹp khi trẩy đường trường. Nhà quê nên nơi đón thường tại gia, chén cỗ thường nhà văn hóa và rạp căng ngoài trời : Ngàn ngạt người bốc vã mồ hôi+nước hoa và son phấn+mùi bia riệu và thức ăn+mùi thuốc lá đá thuốc lào...Ồn ã loa đài và giọng nói ăn tiền của các MC+tiếng Dô dô long trời lở đất...Nắng giời dọi xuống, ánh chớp máy ảnh lia ngang, người đầm đìa mồ hôi mẹ bồ hôi con. Chỉ khi nào các tay phó nháy quay video bẩu đã xong, các cụ mới thở phào nhẹ nhõm-sang các công đoạn khác. Cái màn giao lưu hai họ, cái cuộc chào tiễn khách thông lệ phải cực kỳ cẩn thận và chu đáo. Uống là chính ăn là phụ nên người cứ lử lả ra sau mỗi đám “Bác sỹ bảo cưới“ và phong bì bắn ra vèo vèo. Chúng nó sướng có biết đâu quan viên 2 họ 3 bề 4 bên, phải nhờ con cháu xe ôm+tắc xi đến sớm nhà đám (cho kịp giờ đẹp và đi hơn về kém)

4 tháng 8, 2016

Thư giãn cuối tuần


 “Văn hóa ngậm tăm”


Nói về  ăn uống thì có nhiều chuyện :sướng có mà khổ vì ăn cũng có.
Chuyện thứ nhất là khổ vì ăn:
Trời vẫn đổ mưa,dư âm trận bão đêm qua ở Hà Nội đến sáng nay vẫn còn. ngoài đường  cây cối bị đổ nhiều,nhiều con phố  vẫn còn  đang bị ngập, sáng nay trong nhà không còn thứ gì có thể pha chế  làm bữa ăn sáng .Hai vợ chồng ,một đứa con,một đứa cháu vị chi cả nhà là 4 xuất ăn sáng Ông và cháu giống nhau buổi sáng nhất định phải có cái gì đó vào bụng,cháu nó đói là nó la,ông  nhấm muốn nhấp nháp chén  rượi thì phải có chút gì đó lót dạ nếu không bụng đói cồn cào.Trong hoàn cảnh này ông chỉ còn nước là đội áo mưa đi tìm xem nơi nào có đồ ăn sáng thì mua về cho cả nhà,