K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

31 tháng 8, 2016

VÀI KỶ NIỆM VỀ E207

Trần Minh Hải K6I
Hồi ở B Công binh E207, nhiều lần Tôi đã tới bãi lái Đồng oanh, lúc thì bốc các tảng đá to từ suối trước trường bắn Cam lâm lên ô tô- mang tới xếp lát đường tăng vượt dốc (chân núi Đanh), khi thì đổ bê tông vách đứng vách hụt-cho HL lái xe tăng (trọ ở Đại hoàng, gánh nước rõ là xa cho việc đổ bê tông, tôi trào máu mũi phải về điều trị ở quân y E bộ). Có hồi đi thực địa vào C11 xin C trưởng Dư nác uống, về vẽ sơ đồ bãi lái (cho các trợ lý giảng ở D11) chuẩn bị cho đoàn quay phim Nhật bản (về E207 8/1974 về bãi Đồng oanh tối 16/10/1974)…
Ấn tượng giờ vẫn còn là bụi mịt mù trời đất, tiếng xe tăng gầm rú, tiếng xích chuyển hướng ken két rợn người, khói dầu khét lẹt, vết xích đan nhằng nhịt mặt đất gồ ghề…Lính ta thì mặt mày đầy bụi, áo quần lấm lem dầu mỡ, có mấy dãy nhà kho tường và mái nhà hòa lẫn vào đất. Mấy tên lính sửa chữa vất vả loay hoay các đống phụ tùng nặng trịch, dầu thải đen sẫm mặt đất…Chỉ có khoái mắt nhòm các quả xe T34, T54, T59 hùng dũng lao trên bãi lái rộng mênh mông. Ở lưng chừng núi Đanh các thôn nữ kiếm cỏ hái lá, hò giọng trong vắt, cười lanh lảnh…Lính tàu bò ngỏng cổ cò hò trêu tinh nghịch. Không nom rõ mặt nhau, hò hét văn thơ lai láng đôi khi tắc tỵ nhường cho văn cục dân gian…Lính tàu bò khổ nhất hạng: HL nặng nhọc, bụi bặm dính đầy dầu mỡ…Nắng chảy mỡ, rét gió lồng lộng thổi bãi lái mênh mông. Doanh trại các C huấn luyện Lái xe đều có cổng chào và tương ngăn dựng bởi các tấm ma sát ly hợp chuyển hướng và các tấm ghi đục lỗ. Cái món chuối xanh, đu đủ xanh nấu và củ sắn tươi ninh canh xương lợn-truyền thống ám ảnh tới tận giờ , chỉ có mít và các loại chuối mò vào tận nhà dân mua- chén no căng rốn. Phong trào bóng chuyền C nào cũng có…bồm bộp tiếng bóng-ầm ỹ tiếng hò reo khi chiều về, ít bãi đất rộng cho môn thể thao Vua. Lính và dân nghe đài bán dẫn lắp 2,3 bóng- chạy pin 5 đồng/đôi. Mấy năm chỉ có đoàn chèo tỉnh đội Hà bắc, NH kịch nói VN, Đoàn kịch và ca nhạc TCCT biểu diễn một lần- nhớ tới tận giờ vì người đông nghìn nghịt-bộ đội được miễn mua vé !..
Nhớ lại một tý: E207 (từ 9/9/1974 đổi tên thành Trường Hạ sỹ quan TG)  có các tiểu đoàn đào tạo: D10 Trưởng xe, D11 Lái xe, D12 Pháo thủ, D13 thợ sửa chữa. D4 huấn luyện (địa bàn phủ khắp các xã Khai quang, Minh quang, Minh quyết (thuộc huyện Bình xuyên tỉnh Vĩnh phú). Với các địa danh: Hán lữ, Cam lâm, Lưu quang đồn, Hương ngọc, Bàn long, Cầu độ, Gia du, Gia khánh.Trại gà, Đồng oanh, Chùa vàng, Chợ Quang hà, núi Đanh, Đạo hoàng,Trường bắn Cam lâm (khánh thành sau nâng cấp 4/10/1974). Ngã ba Cầu độ-Gia du-Cam lâm đồn.Cam hồng. E bộ trải dài dọc đồi Rừng đình ( trạm quân y bên suối rẽ vào Bàn long, C13 Cam lâm, C11 đồng Oanh, B vận tải ở lối vào Trường bắn). Có 2 sỹ quan ở trung đoàn sau này là Anh hùng LLVT và là Tư lệnh Binh chủng Lê xuân Tấu, Đoàn sinh Hưởng. E trưởng Nguyễn văn Tĩnh thuộc lớp lính tăng VN đầu tiên, Chính ủy Đoàn Hùng (ký chứng minh thư Lính). E phó Vũ văn Dưỡng. Các chủ nhiệm Kỹ thuật Hứa (tôi được ăn khao cụ Hứa lên Đại úy). CN Hậu cần Bút (có tên Ơn lính kho sau này vọt lên Thiếu tá khi BTL ở Xuân đỉnh).Ban Tham mưu tôi chứng kiến lần lươt các vị: Lê xuân Tấu- phó ban Khánh-Nguyễn Lĩnh-Giám, thượng sỹ Chiến vọt lên Thiếu úy- sau là trưởng đoàn tuyên văn Thiết giáp, có các Cao thủ bắn pháo xe tăng kiêm trọ lý Điểm, Tiến, Sàng. Thằng bạn Vừa người cùng xóm tôi (cùng học 10 năm phổ thông) trưởng thành từ trợ giáo lái xe lên Đại tá chủ nhiệm tăng quân khu 3. (Sau này cụ Hùng, Khánh về làm CB khung T600). Huân ban chính trị (gầy xác ve) cưới gấp y tá Huệ (Bồ sứt cạp) để sang LX học tiếp cùng bác Giám bọ. Lứa nhập ngũ 1974 có Thùy giáo viên bắn súng T600, Tuấn lên thượng tá hưu về Cam lâm. Có danh thủ đá bóng Khang, tay lái lụa Đoan (KD nguyên-bạn Fb). Các tay vẽ giỏi E207 tập trung cho lễ mừng công E năm 1974 (Tôi, Bình D10,Vinh D11, Tài D12) Đội tuyển bóng chuyền E207 danh nổi như cồn (có 2 tay cây chuyền 2 kiêm trợ lý khí tài HL-thượng sỹ inox Viễn, B trưởng Vận tải Quyết), khi “đem chuông đi đánh xứ người” sang cả ĐH Bưu điện (sơ tán ở Hà bắc), trường 600 thi đấu.. Ngày 31/8/1975 E 207 đón nhận Lẵng hoa của Chủ tịch nước Tôn đức Thắng.Đợt mưa sao SQ lính ta được ăn khao nhòe nhoẹt 9/1975, cũng có ối bác ngậm ngùi khăn gói về quê, mà lon vẫn cứ Nguyễn y vân ( Đoài B công binh, Chiến B thông tin, Lược Trợ lý Thông tin...). C trưởng C13 tám năm đeo thiếu úy-chừ mới thêm 1 sao. Các bé Khanh, Lũy (Tổng đài). Hoa, Thành (Văn thư cơ yếu) Y tá hoa khôi Phương yêu Quân y sỹ Tường,Chuẩn úy đẹp trai Tiến-chúng tôi thương bé y tá Kỷ yêu say đắm đã vun vào cho họ thành đôi. Y tá Huệ tóp mỡ yêu Cơ công Dũng béo.21/4/1975 Định, Sàng, Bòng, Khánh đi tiền trạm vào Nước trong tiếp quản địa bàn (sau E207 vào đó đấy nhá).Ngày 17/9/1975 BTL cho 15 xe tải chở số QN sắp ra quân ( có các lính E207 lũ tôi) đi HN vào Lăng viếng Bác....25/10/1975 có công điện của BQP cho lính SV về học tiếp ĐH. Giai đoạn cuối năm 1976, E207 lục tục chuyển về căn cứ Nước trong (Long thành-Đồng nai) miền nam ta. Chiến hữu Hòa (cùng ban HL với tôi, rất khéo tay)-giờ Hắn cầm trịch Hội CCB E207 ở Vũng tàu (thường xuyên giao lưu đều đặn)...Hàng ngàn lính tăng đã qua HL từ E207 này rồi tỏa đi về các E của B Chủng, đi chiến đấu và đã trưởng thành…Lính trơn C2 D4 E207 thuở ban đầu và “Ếch ngồi đáy giếng” như tôi chỉ biết có vậy.
Từ 3/3/1975 toàn quân theo ĐL mới: sáng chiều ăn chính, làm 1 lèo 7h30-16h, ăn phụ 12h-12h30, toàn thể quan lính đi giày (quân phục khỏi nói) suốt giờ làm việc, không còn dép cao su và dép nhựa tùy thích! Tháng này tôi đi công tác 2 Ban Tác Chiến, CôngBinh của BTL: vẽ sơ đồ chiến lệ, cập nhật tình hình địch ta trên sơ đồ (ghim các cứ điểm lớn của địch, tô màu các vùng đã được giải phóng trên bản đồ 3 nước Đông dương). Chọn từ kho ra phát cho các đơn vị các bộ bản đồ vùng miền chiến sự theo lệnh trên, vẽ các khí cụ khí tài sơ đồ cho các lớp HL của binh chủng…Ăn nghỉ tại trú xá, tối xem nhờ tivi TT nông trường- xem bác Cao Nham dẫn tin chiến sự, sướng nhất là tối 26/3 ta đã giải phóng Huế! Sau đó là Đà nẵng 29/3…Cảm nhận nhiều thứ thay đổi từ đầu năm: C13 giải tán cho lính đi học lái xe+pháo thủ (C1 D10 tiếp quản nhà ngay), lính HL pháo thủ lái xe đi B gấp, ban quân lực túi bụi giấy tờ điều động, lính quân nhu tấp nập nhận xuất quân tư trang, các SQ tác chiến và tổng đài trực thâu canh, số SQ đi chiến đấu tăng mạnh. SQ và Lính đón người nhà lên thăm và chia tay đi B nhộn nhịp. Nước mắt người thân chảy dài tiễn lính đi B-nhìn thấy nao nao trong lòng… Tin chiến thắng dồn dập về, túi bụi trợ lý E207 đi tiền trạm (chuẩn bị bốc cả E đi chiến đấu). 10h30 thứ tư ngày 30/4/1975 Trung tá Etrưởng Tĩnh đi các ban thông báo Giải phóng Sài gòn rồi! (Đài TNVN chiều mới báo tin này).Thủ trưởng đi tới đâu thì cả ban ấy hò reo phấn khởi tới đó, mọi người nhộn nhịp gặp nhau chia vui. Chiều Ebộ chạy máy nổ sớm bật loa cho dân làng nghe tin chiến thắng, tiếng loa vang vọng qua các quả đồi trọc, các thôn nghèo nép dưới rặng tre xanh của miền trung du tĩnh lặng, đây đó có tiếng súng AK bắn chỉ thiên chào mừng-tội cho các cán bộ đơn vị phải xác minh giải trình…Khỏi phải nói thêm niềm vui sướng tột cùng của ngày Đại thắng.
Lan man một tẹo: Khu BTL Thiết giáp xưa là doanh trại bề thế, được xây dựng thời chính quy-hiện đại xa xưa, qua cây số 6 vài trăm mét (nay là cơ sở của trường 600 chuyển từ Kim long-Chợ số 8 ra), Các đơn vị lính Tăng đều đóng ở vùng đồi trồng cây thuốc lá, dứa, sả, trẩu và các đồi trồng bạch đàn… đi đâu cũng bắt gặp các lò sấy xây gạch không trát cao vọt giữa các mái gianh vách giứng, thôn xóm có các cần giếng thơi gắn miếng xích xe tăng hỏng, các tấm ghi sắt đục lỗ lát nền giếng đào, chốt xe làm chầy giã cua.... Nông trường mênh mông cây sả+ trẩu+dứa+cây thuốc lá. Chờ thu hoạch ép lấy dầu (may mà hồi ý nghiêm, chứ như bây giờ là lửa thiêu rụi dăm lần, là bị đánh cắp), quả dứa còi cọc chuyển nhà máy đóng hộp hoa quả. Chả hiểu sao thời ấy trông cây bạch đàn nhiều thế ? đất dưới gốc nhẵn lỳ lỳ, chả cỏ nào sống nổi. Từ TX Vĩnh yên đã nghe tiếng xe tăng chạy ầm ỳ…Chủ nhật ngập tràn lính đeo phù hiệu tàu bò tại thị xã và Chợ số 8,+chuẩn úy bạt ngàn (sau 6 tháng HL cấp tốc là được gắn lon này)-Đại úy, Thiếu tá như mỳ chính cánh cưỡi xe ô tô con. Các doanh trại thấy có căng màn ảnh nilon sẵn-nơi đó có các chuyên gia LX. Ga Vĩnh yên thi thoảng thấy đoàn tàu QS chở xe tăng các loại trùm kín bạt. Đường QL lên Tam đảo quanh co lượn giữa các triền đồi trọc lốc. Quanh vùng toàn rể lính xe tăng ta,cho dù đã có câu ca "Hoài l...mà lấy lính tăng, Đi ba cây số còn hăng mùi dầu", chị em Tam dương, Bình xuyên, gái thị xã "chết như ngả rạ". Sắp tới ngày kỷ niệm thành lập Binh chủng 5/10, tôi víết vài hồi ức về Trung đoàn E207 thân yêu, Tăng các Quê cùng Trung đoàn một thời xa vắng-mong các quê đọc mà nhớ lại các kỷ niệm của riêng mình !
(Chú thích: bản này tôi đã bổ sung thêm phần nhật ký của tôi và các ý kiến đóng góp của các quê cựu CCB E207 thiết giáp)

1 nhận xét:

  1. Hôm nay mõ đã kết thúc Xuyên Việt lần 3, có thời gian để tham gia Blog hơn, nhưng thấy mọi người chỉ xem không "còm" nên hơi buồn! Có lẽ bây giờ có Facebook, có Zalo, có Instagram, và nhiều Blog khác?

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]