K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

8 tháng 6, 2023

NHỮNG KỶ NIỆM VỀ ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

Đinh Tiết Hải

(Đoạn 1)

Sau một tuần nghỉ ngơi thăm gia đình, người thân chúng tôi trở lại Trường tiếp tục học. Khi vào Trường Khoá 7 tham gia lao động đắp đập ngăn thành hồ để nuôi cá, thời gian khoảng hơn một tháng. Bây giờ Tôi và một số bạn nhớ lại và bình luận Lãnh đạo nhà trường lúc đó “duy ý chí” dám tự ý đắp đập ngăn nước trên một vùng rộng lớn ảnh hưởng đến nông nghiệp và môi trường, cũng là ảo tưởng của những nhà làm quản lý, chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo mà lại muốn làm kinh tế kiểu “nước sông công lính”, Tôi cùng các bạn học năm năm, một số bạn học sáu năm, có bạn làm giáo viên ở đó nhiều năm cũng chưa thấy thu hoạch được con cá nào cho Bếp ăn tập thể.

Tôi nhớ và ấn tượng với thầy Phồn học ở Liên Xô về, mà thời đó ai học ở đất nước ông Lê Nin về là làm Thầy, hoặc làm Lãnh đạo. Thầy Phồn dáng cao, đẹp nhất là khi mặc Veston, sau này thấy Thầy chơi bóng chuyền nhảy đập cao trên lưới, nghe nói những khi đi cùng Đoàn làm việc với các cơ quan đơn vị, thường người ta đến bắt tay Thầy trước cả Lãnh đạo Trường. Khi mới vào Trường SV được nghe buổi nói chuyện “nhập môn” thầy Phồn được Lãnh đạo nhà Trường phân công, Thầy có năng khiếu “diễn thuyết” hấp dẫn, chúng tôi đúng là há hốc mồm ra mà nghe không biết chán ! Tôi chỉ nhớ Thầy dùng một hình tượng là “cọc đối xứng của hai sọt đất” trong thời gian chúng tôi lao động đang è cổ gánh đất đắp đập, các bạn người Hà Nội không quen gánh lại là một vất vả lớn, SV có thơ tếu táo “thầy Phồn nói thầy Phồn nghe, Là sinh viên gái chớ nghe thầy Phồn” thực chất là nói lên sự ngưỡng mộ một người Thầy kính mến ! Hôm thi vấn đáp môn Thầy Phồn dạy, Tôi chủ động lên bàn Thầy vì nghe nói cho điểm công khai, khác với các giáo viên khác cho điểm bằng ký hiệu làm cho nhiều SV phấp phỏng cả tuần, có khi còn ảnh hưởng đến tâm lý khi thi môn tiếp theo. Đã là năm thứ tư nên Tôi cũng quen và tự tin với thi vấn đáp, Tôi trả bài xong, Thầy nói “anh đạt điểm bốn, giờ Tôi hỏi thêm một câu nếu trả lời được thì cho lên điểm năm, nếu không trả lời được thì về điểm ba, anh có đồng ý không“, giống như bây giờ ngồi ghế nóng “Ai là Triệu Phú “, lúc đó Tôi nghĩ thoáng qua đầu nếu được điểm năm của Thầy Phồn thì rất hãnh diện, còn điểm bốn và điểm ba thì cũng rứa thôi như năm thứ nhất lần đầu thi vấn đáp có SV nói với thầy Quảng “Thủ Đô” rằng “xin Thầy đừng cho em điểm hai cộng mà cho điểm ba trừ dài đến Quảng Bình cũng được”, bạn ấy quê ở trong đó. Kết quả là Tôi được điểm năm  của thầy Phồn, điểm năm đầu tiên đời SV mà Tôi có là của thầy Tài Cơ lý thuyết. Trong năm thứ nhất chúng tôi đi rừng hai lần để lấy gỗ, nứa nạp cho nhà Trường. Khi vào Trường K7 được ở khu nhà xây cấp bốn, với hệ thống sân bóng đá, nhà Hiệu bộ, Bệnh xá, Căng tin, Nhà ăn tập thể. Hàng tháng nhà ăn tập thể của SV và một số giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường khoảng trên hai trăm người có bữa ăn tươi, Tôi biết mổ thịt Heo nên thường được huy động cùng một, hai bạn khác lớp nữa xuống nhà bếp làm việc. Chọc tiết Heo phải có dao chuyên dùng, giữ tay dao cố định cho tiết chảy dọc theo dao, khi thấy tiết đã sẫm màu và chảy nhỏ thì ấn mũi dao chếch sang phải vì tim Heo nằm lệch bên phải, cảm nhận mũi dao chạm tim thì chích nhẹ giữ chặt tay dao, con Heo giẫy nhẹ rồi nằm yên nó đã chết hẳn, kỹ năng đạt được là khi mổ ra quả tim gần như nguyên vẹn không bị nát. Chúng tôi cạo lông, mổ moi bộ lòng ra, (Quản lý nhà ăn cân móc hàm rồi vào sổ sách), nhồi dồi với tiết, rau cải cay, hành lá xong nhà bếp cho cả lòng non vào chảo luộc. Tôi pha con Heo ra những phần khác nhau, SV chỉ được ăn miếng thịt kho thôi, còn lòng chay, thủ, chân giò.. QL nhà ăn phân phối đi các nơi. Dồi, lòng non luộc chín nhà bếp vớt ra, cho tiết đọng vào họ nấu cháo, mỗi đứa được một suất lòng, Tôi cẩn thận thái miếng rồi bọc lá chuối hoặc giấy báo cầm về. Mỗi lần mổ thịt hai con, hạn hữu ba con, chúng tôi ăn ở nhà bếp đó khoảng chín mười tháng, cũng chừng đó lượt Tôi tham gia “sát sinh Heo”. Vì bụng đói nên SV thường tìm cách cải thiện kiếm miếng ăn, khi ở khu nhà xây cấp bốn khá quy củ không có điều kiện đun nấu vì vậy buổi ôn bài ở nhà chúng tôi thường kéo nhau từng tốp, có khi cả Tổ đi cách một, hai cây số vào các nhà dân bản địa hoặc cán bộ công nhân viên của khu Gang thép TN, họ thường bao cả quả đồi, làm nhà, đào giếng, trồng rau, sắn, dứa.. các loại cây lưu niên chè, mít, ổi..Chúng tôi hỏi mua sắn rồi tự nhổ, bóc vỏ, xin muối, mượn nồi, vơ cành củi khô, nhờ bếp luộc khoảng hai, ba chục phút là có cái ăn, thời gian ăn còn ít hơn, sau khi đã yên cái bụng, lại kéo nhau về ôn bài cho đến bữa ăn chính. Khi tiếp quản khu vực K5, lớp tôi ở mấy nhà, điều kiện rộng rãi, mua sắn, khoai lang, khoai sọ về buổi tối luộc ăn, rất thoải mái và thú vị. Không nhớ chính xác nhưng chưa tới mùa Đông lớp K7MB được lệnh sơ tán vào vùng đồi “Bát Úp”, K7MA vào “Đầu Trâu”, K7I xuống huyện Phổ Yên. Ban cán bộ lớp đứng đầu là Lớp trưởng chọn vùng đất khá kín đáo nằm giữa mấy quả đồi, cách trung tâm khu nhà xây cấp bốn khoảng hai cây số, từ chỗ phòng Kiến thiết cơ bản và kho bãi vật liệu xây dựng rẽ trái rồi đi qua khu đồi mà tháng 9/71 phòng Tổ chức (thầy Vi Sơn Tơn), phòng Giáo vụ (thầy Quỳnh) làm việc, vượt qua một quả đồi nữa là tới. Trước khi nhận vật liệu Tre, Luồng, Nứa, tranh cỏ Gianh, lá Cọ, giấy Dầu, Rơm.. để làm các loại nhà, anh PhT lớp trưởng đã tìm hiểu và biết T “Già” là phó “Tre” chắc tay, ngoài ra còn có Nh Hà Tây, K “Gà”, Dg Quảng Bình đều biết cưa đục, bản thân Tôi cũng học T “Già” để nhanh chóng tham gia công việc.
(Còn nữa)Có thể là hình ảnh về 1 người


 

 


ABC


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]