K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

2 tháng 6, 2023

NHỮNG THÁNG NĂM ĐÃ SỐNG


(Đoạn một)
Tặng hương hồn các Bạn đã đi xa & các Bạn đang ở lại cùng Tôi
Tháng 9 / 71 Tôi vào ĐH khoá cuối cùng của Phân hiệu BK-ĐHCĐ. Khoá 7 có bốn lớp, hai lớp Chế tạo máy Ma & Mb, một lớp Điện Xí nghiệp I, một lớp Dự bị ĐH, Tôi thuộc lớp Mb. Nói thêm về lớp Dự bị ĐH thời bấy giờ, đây là một chính sách ưu đãi của Đg và NN giành cho những người có công hoặc con em của họ, thường là đã thi một lần nhưng thiếu điểm mà vẫn còn nguyện vọng ngồi trên ghế giảng đường, một năm được bổ sung, củng cố kiến thức để thi vào ĐH, cùng các chế độ khác hỗ trợ nên cầm chắc suất vào ĐH năm sau, kể cả cơ hội đi học ở nước ngoài. Tôi biết đến năm 76 chế độ này vẫn còn nhưng không rõ đến năm nào thì xoá bỏ ? Sau này những ai muốn thi lại vào ĐH, một cách chắc ăn thì chi tiền học ở các “lò luyện thi “ theo cơ chế thị trường “định hướng XHCN“ . K7 là khoá đầu tiên được ở nhà xây cấp bốn lợp ngói, bốn lớp ở bốn nhà, mà theo như bạn KhV lớp Ma từng làm GV nhiều năm nhớ lại mấy nhà đó có số hiệu 21-22-23-24 . Chúng tôi ngủ giường tầng khung sắt mỗi phòng 8-10 người, đánh răng, rửa mặt, tắm, giặt ở giếng đất to như hố bom đào ở chân đồi, mạch nước ngang từ ruộng thấm vào, giảng đường ĐH là những nhà khung tre luồng, lợp lá cọ, hai SV ngồi một bàn khung sắt có mặt bàn, không có hộc. Vào Hè 72 không còn nhớ là đã học xong chương trình năm thứ nhất chưa ? Có đợt khám tuyển nghĩa vụ QS, qua hơn một năm ăn cơm tập thể với thời kỳ dậy thì nên Tôi phát triển thể chất nhanh chóng cả cân nặng và chiều cao (khi vào Trường Tôi thuộc loại thấp bé nhẹ cân nhất). Tôi trúng tuyển nhưng được hoãn, các Bạn Dp, Tr, Cg (Hà Nội), Tm, Th (Thanh Hoá), Mh (Bắc Thái), Tg (Quảng Ninh), Mh (Vĩnh Linh), Ng (Lai Châu), K (Hà Tĩnh), Thiện (Nam Hà), Anh Tn (Gang thép TN) nhập ngũ và huấn luyện ở Phú Bình. Cũng thời gian đó lớp Mb chuyển vào tiếp quản khu vực K5 (đã phân tán đi ĐT). Một loạt nhà mái lợp lá cọ, cỏ gianh, vách đất hoặc phên nứa, lán học, nhà tắm, nhà vệ sinh, đặc biệt là các giếng khơi đào ở đồi sâu hun hút với mạch nước ngầm sạch mát lạnh. Bốn người một phòng tha hồ thênh thang, điều kiện ở rộng rãi vì vậy anh PhT lớp trưởng và anh ChT lớp phó ĐS cho làm một cái chuồng và mua một con Heo về nuôi, hàng ngày cho nó ăn chủ yếu là rau Vừng mọc sẵn trên đồi với nước vo gạo, còn thức ăn thừa ở bếp SV thì hầu như không có, chúng tôi chăm con Heo với hy vọng cuối năm trước khi nghỉ Tết có một bữa liên hoan “rất tươi”, Lớp còn trồng sắn ở trên đồi.Tắm giặt ở giếng khơi cũng khá thú vị nhưng một vấn nạn là đứt dây chìm gàu mà thời đó thừng bện bằng sợi đay có khi còn nối nhiều đoạn, nhất là các bạn nữ mỗi khi đứt dây chìm gầu lại gọi “H ơi lấy hộ” Tôi bơi lặn cũng khá nhưng giếng ở đây sâu hàng chục mét, nhiều khi lặn lấy gầu lên hai tai đau ù hàng mấy ngày sau không nghe rõ ! Bù lại sau này ngày nghỉ Tôi có “nghề” đào giếng thuê, giếng đào ở đồi phía trên miệng đường kính khoảng mét nhưng khi xuống đáy chỉ bằng vành nón, vì vậy người đào phải ngồi, rồi đào vùng đất giữa hai đùi, rồi cứ thế xoay quanh đào vùng còn lại bằng xà beng loại ngắn, đào từng ít một có lẽ giống như thời đồng bào miền Nam đào hầm bí mật, những cái giếng ở vùng đất đồi đó nước trong và ngon. Khoảng tháng sáu chúng tôi nhận nhiệm vụ đi đắp đê ở PY, lớp Trưởng phân công T “Già” và một ai nữa (Tôi không nhớ) ở lại trông coi khu vực K5 và chăm nuôi con Heo, Ph “Tàu”, M “Đen” và Tôi đi “tiền trạm”, ba đứa đem theo ít gạo, cầm giấy giới thiệu đóng dấu của nhà Trường rồi ra ga Lưu Xá đi tàu hỏa, khoảng chiều tà tới ga Phổ Yên, xuống tàu hỏi đường về xã Tiền Phong, cuốc bộ khoảng sáu, bảy cây số thì đến nơi, hỏi vào nhà ông Chủ nhiệm HTX trình bày việc liên hệ ở nhờ các nhà dân trong thời gian lao động đắp đê, ông đưa ba đứa đến một nhà khá khang trang ở giữa xóm, bà Cụ chủ nhà (không còn nhớ tên) khi đó chi trạc sáu chục trở lại ở với vợ chồng con trai và mấy đứa cháu nội nhưng bà là người nhà nông và với tầm nhìn của chúng tôi tuổi mười tám, mười chín thì trông bà đã già cả lắm, nhà năm gian xây gạch, mái lợp ngói ta, dãy nhà ngang cũng lợp ngói, sân lát gạch, giếng khơi có thành cao gần mét, nền giếng láng xi măng sạch sẽ. Ba đứa được nằm trên chiếc giường rộng có mắc màn ở gian bảy, thời tiết nóng bức trước hết ra giếng dội nhiều gầu cho nó mát người đã. Một đêm ngủ ngon lành, quen nếp sống SV khoảng năm giờ sáng chúng tôi đã dậy, cùng đi ra ngoài xóm ngắm cảnh quan mà tối qua chẳng nhìn thấy gì, xóm làng khá trù phú, cây xanh nhiều, ở gần sông, qua đê thấy bãi cát trắng dài và những hòn sỏi nhỏ, giòng sông trong xanh, nước chảy lững lờ, quá hấp dẫn Tôi rủ Ph và M xuống tắm, từ Hè năm 64 chưa được tắm sông nước ngọt, chỉ tắm sông nước lợ cầu Cày cho đến khi đi học (năm 71).Đang mải mê ngụp lặn cạnh chiếc Đăng cá rất to thì nghe tiếng động khá mạnh, với kinh nghiệm nhiều năm thời niên thiếu kiếm cá thay cơm Tôi biết là có cá mắc lưới, lần mò vào trong Đăng thấy một con cá to đang giẫy giụa, loại cá vẩy trắng giống cá Chày ở sông ngàn Sâu, phản xạ tự nhiên Tôi chộp lấy, móc ngón tay vào mang và bóp chặt, một thoáng qua đầu về hành vi không chính đáng của mình giống như là ăn cắp, nên Tôi không dơ con cá lên mà giữ nó ở dưới nước.Tôi nói cho Ph và M đủ nghe “Tao bắt được con cá to lắm, đứa nào lên lấy cái áo may ô xuống đây”, Tôi bọc con cá bằng cái áo không phủ kín hết nhưng cũng tạm ổn và quyết định đưa nó về với ý nghĩ cùng lắm là trộm cắp tài sản công dân, chẳng phải là “tài sản XHCN” với lại Tôi thuộc Triết lý khi ở quê “chim Trời, cá Nước, ai gặp thì được ăn”, mà khi đó cả Ph và M đang rất hoan hỉ, Tôi không thể bỏ miếng ăn ngon này !

8 bình luận

    Dương Thị Sinh
    Nhớ mãi kỷ niêm về mái trường xưa .

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
    Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
    Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
    Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
    Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]