K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

3 tháng 6, 2023

NHỮNG NĂM THÁNG ĐÃ SỐNG

 


(Đoạn 2)
Lên bãi cát bến sông vắng tanh, ba đứa về đến nhà ở trọ vợ chồng người con trai cùng đứa con lớn đã dong trâu ra đồng, còn bà Cụ và ba đứa cháu nhỏ ở nhà, nhìn con cá bà cứ xuýt xoa “các anh tài thật bắt được con cá dễ đến cân rưỡi” Ph và M cũng đế thêm vào “ở trong quê H nó còn bắt được những con to hơn bà ạ” Ph là dân Hà Nội chính cống người thấp đậm hơn Tôi, thể lực khỏe chơi môn xà kép nhất Khoá thành thạo nấu các món ăn. M người Nam Định cũng cỡ Tôi, chỉ tầm bổ củi, múc nước ở giếng thôi. Ph phân công M phụ giúp làm cá để nó nấu, H đi kiếm ít quả sấu để nấu canh dấm cá, Tôi nói “tao không biết quả sấu”, Ph bảo “không biết thì hỏi khắc biết", may quá bà Cụ mách cách đây một nhà có cây sấu to, Tôi đi sang nhà đó, vào ngõ, tới sân một con chó vàng gầy nhẵng chạy ra sủa nhanh nhách, chẳng thèm để ý bước tiếp, một cô gái trạc tuổi mười lăm, mười sáu tóc ngag vai, quần đen, áo cánh màu nâu non có khuôn mặt khá bắt mắt, theo sau là hai cậu em trai, trên dưới mười tuổi, cả hai mặc quần đùi và đều cởi trần, cô gái hỏi “anh tìm ai“ Tôi nói “nhà em có sấu bán cho anh một ít”, “có nhưng không bán”, thất vọng .Tôi trở ra thì lại nghe “nhưng ai cần xin thì cho”, mừng rỡ Tôi quay lại “cho anh xin một ít”, cô gái chỉ cây sấu to giữa vườn “anh có biết trèo cây không” khỏi phải nói đó là “chuyên môn” của Tôi mà, mấy phút sau Tôi đã ngồi trên cành tầng cao, lá sấu xanh đậm, quả tròn nhỏ và cứng, tại sao ở Hương Sơn không thấy cây này, ở Thạch Hà không thấy ai ăn quả này? Tôi cho áo may ô vào trong quần đùi rồi vặt quả cho vào trong áo, dưới gốc cây cô em ơi ới “anh lấy cho em quả chín, quả màu vàng í”, đầy quả trước bụng và phía sau lưng Tôi tụt xuống đất, cô em lấy chiếc rổ con Tôi kéo áo lên xả tất cả vào được lưng rổ. Chị em cô gái nhặt những quả chín, vừa nhặt cô vừa hỏi tên Tôi, Trường đang học, về đây làm gì, xin sấu làm gì, còn cô tên M vừa học xong lớp bảy, ở đây chưa thấy ai hỏi mua quả sấu, cũng không có người nào bán, thỉnh thoảng có người xin về dầm vào nước rau muống luộc, nhà cô chưa bao giờ nấu canh quả sấu với cá, Tôi cũng thú thực mới nhìn thấy quả sấu lần đầu và cũng chưa được ăn món canh dấm cá với quả sấu, cô cho Tôi mượn cái rổ và dặn “anh nhớ trả lại”. Bê rổ sấu về đến nơi thấy Ph và M đang lúi húi trong bếp, nhìn rổ sấu Ph kêu lên “mày hái sấu cho cả xóm nấu dấm à”, Tôi không hiểu, sau đó thì hiểu cả nồi canh dấm cá chỉ dùng không đến hai chục quả, phí công Tôi trèo hái. Con cá “ban sôi” đó Ph cắt thành năm khúc, mượn bà Cụ một cái nồi nên chỉ nấu một món thôi, xin mắm muối, nghệ tươi, ớt cay đầy đủ, giờ cho sấu vào một lúc là được, trưa ăn cơm đun lại cho nóng vớt cá ra chấm nước mắm ớt, có nước canh chua nữa là ổn, chỉ không có rau “thì là“, lại một loại rau mà Tôi không biết ? Nấu xong Ph múc một tô canh có khúc cá to kính bà Cụ, Tôi nghĩ thầm người Thủ Đô có khác. SV chúng tôi có nếp quen là hầu như không ăn sáng, hôm nay cũng vậy nhưng bà Cụ đưa ra một đĩa khoai lang luộc và bảo “các anh ăn con củ”, khoai lang bở rất ngon, ăn xong một lúc thì ông Chủ nhiệm tới đưa chúng tôi đến các nhà để liên hệ ở nghỉ, thấy ba chúng tôi tuổi mười tám, mười chín là SV đi lao động công ích dân rất có cảm tình, nhà nào cũng sẵn lòng, chỉ khó khăn là giường nằm, chúng tôi cũng căn cứ vào từng điều kiện cụ thể mà thỏa thuận bố trí số người ở cho phù hợp mà thôi, một trường hợp chúng tôi gặp “ông bố” trông rất trẻ bế đứa con khoảng mấy tháng tuổi, vợ đang đi chợ, hỏi chuyện mới biết “bố” ở tuổi mười tám, nạn tảo hôn vẫn còn ở nơi đây ! Đến gần trưa thì đủ chỗ nghỉ cho cả lớp và giáo viên đi cùng, chúng tôi về ăn một bữa trưa ngon và no, rồi ngủ một giấc đến chiều. Buổi tối ba đứa đi bộ lên đón các bạn và giáo viên chuyến tàu tới ga Phổ Yên lúc 9 giờ, dẫn về xã Tiền Phong rồi sắp xếp nghỉ ở các nhà dân đã bố trí, nói chung ba đứa chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ “tiềntrạm” được giao. Ngày hôm sau chúng tôi được nghỉ để sắp xếp nơi ở trong các nhà dân, cùng với họ làm các việc dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường trong từng gia đình, một không khí xôn xao vui vẻ trong xóm nhỏ có các SV trẻ ở . Lớp trưởng và lớp phó ĐS điều hành chuẩn bị một bếp ăn vì chúng tôi phải tự lo việc hậu cần, các tiêu chuẩn gạo, thực phẩm, chất đốt nhà Trường đã cấp bằng hiện vật và tiền. Phải ghi nhận hiệu quả việc tổ chức điều hành của Ban cán bộ phụ trách lớp, trong thời gian lao động bữa ăn được cải thiện, đảm bảo sức khỏe cho SV làm việc khá nặng nhọc. Lớp chúng tôi ở trong khoảng mười mấy nhà không nhớ rõ, nhà hai người, nhà ba người. Anh PhT lớp trưởng và Tôi ở nhà bà Cụ đã kể, Ph và M chuyển sang nhà bên cạnh, K “Gà” Quảng Bình và một ai không nhớ ở nhà em M. Thời bấy giờ tình cảm của nhân dân đối với bộ đội, SV học sinh thật là chân tình, các gia đình mà chúng tôi ở nghỉ đều làm thuần nông buổi sáng họ cần phải ăn trước khi ra đồng, thấy các SV tuổi mười tám, đôi mươi đi lao động mà công việc khá vất vả, chúng tôi không có chế độ ăn sáng nên họ rất thương vì vậy sáng ăn gì đều mời ăn cùng chủ yếu là “con củ”, khoai sọ luộc. Công việc thực sự là nặng, Ban chỉ huy Công trường đắp đê giao khoán chiều dài đê phải gia cố, tu bổ có số lượng đào đắp cụ thể, hàng ngày cán bộ kỹ thuật Công trường giám sát chất lượng và công việc. Ban cán bộ lớp đứng đầu là lớp trưởng sắp xếp điều hành rất khoa học, chia lực lượng thành mấy Tổ, thứ nhất là Tổ đào cuốc tạo nguồn đất và xúc ở những nơi kỹ thuật Công trường chỉ định, việc này rất hên xui ở chỗ chất đất đào cuốc và xúc dễ hoặc khó, khoảng cách xa gần nơi phải vận chuyển đất đến.Thứ hai là Tổ vận chuyển đất bằng xe cải tiến và gánh đến nơi cần gia cố. Thứ ba là Tổ đầm nền tại chỗ gia cố. Dụng cụ cần thiết cho mỗi Tổ do Công trường cấp đầy đủ, cứ hỏng cũ thì đổi cái mới. (Còn nữa)

2 bình luận

    Thị Lệ Hồng TrươngNgười đóng góp nhiều nhất
    Đọc những dòng hồi ức này mới biết anh đã học giỏi mà việc gì nhìn qua cũng làm được, thảo nào các nàng xinh đẹp theo đuổi không hết

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
    Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
    Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
    Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
    Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]