(Đoạn hai)
Trước hết chúng tôi làm lán học, đào hạ thấp nền đồi xuống một mét, đắp lũy đất che chắn xung quanh, diện tích vừa đủ kê các dãy bàn, bảng đen. Nhà bếp làm gần ngay đó, một phòng làm kho chứa lương thực, thực phẩm, một gian ngồi ăn cơm, một phần là bếp lò than, một giếng đường kính khoảng ba mét, cũng dễ đào theo kiểu giếng đất đồng bằng nhưng khá sâu có nước mạch (Giếng này chung cho nhà Bếp ăn uống và các bạn Nam ở nhà số 1 tắm giặt) Nhà số 1 bốn gian cách lán học khoảng chục mét, cách nhà bếp khoảng hai chục mét. Nhà ở số 3 là của S V nữ, ba gian khuất mé đồi về phía Tây, có nhà tắm, vệ sinh riêng, có giếng khơi đào từ trên đồi đường kính miệng khoảng một mét, xuống đáy chỉ bằng vành nón, sâu khoảng sáu, bảy mét đã có nước mạch, Tôi là tác giả chính của cái giếng này. Từ trung tâm là lán học và nhà số 1 không thể nhìn thấy khu vực nhà Nữ cách khoảng một trăm mét. Nhà ở số 2 của Nam cách một thung lũng khoảng một trăm năm chục mét về phía Nam lối đi sang Trường trung cấp Cơ khí Luyện kim, trên khoảnh đất gần một bãi hoang có mấy ngôi mộ có vẻ lâu rồi, chúng tôi làm một nhà năm gian, đào giếng cạnh một lạch nước nhỏ chảy qua đó, giếng nhỏ mạch nước thấm ngang, chỉ dùng tắm giặt, làm nhà tắm, nói nhà tắm cho oai thôi. chứ chỉ được quây bằng tranh lá cọ và giấy dầu, không có mái che, diện tích khoảng mét vuông, nền có mấy viên gạch thô, chỉ chị em là dùng nhà tắm đúng nghĩa thôi, còn Nam SV đứng cạnh giếng múc nước dội, nhà tắm chỉ dùng để thay đồ. Tôi ở nhà số 2, sau đó một thời gian cùng với một số bạn được chứng kiến hiện tượng “ma trơi” vào một đêm mưa phùn nhỏ, khối sáng bằng quả cam to, bay chao đảo đến gần khoảng ba, bốn mét nghe tiếng hút gió ù ù, nó lượn lờ theo chiều gió rồi bay ra xa và tắt dần, cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Chúng tôi tham gia các phần việc theo sự phân công của lớp trưởng từ nhận vật liệu, vật tư và vận chuyển về. Nói là xây dựng cơ sở sinh hoạt học tập nhưng không dính gì đến xi măng, sắt thép, gạch, cát, sỏi chúng tôi với cưa, đục đã làm nên những khung nhà liên kết với nhau bằng các “con xỏ” từ cột tới kèo, xà ngang, xà dọc, đòn tay, nghạch. Cột chính quyết định chiều cao nhà nhưng Tôi không nhớ chính xác là bao nhiêu nhưng so với những nhà tre ở quê thường là cột cao “bảy thước năm ta” là ba mét, thì những ngôi nhà chúng tôi ở chiều cao khiêm tốn hơn nhiều. Mỗi phòng dự tính kê bốn giường cho bốn người, vì vậy chiều dài phòng chỉ là bốn mét cho hai giường nối đầu nhau, chiều rộng phòng chỉ là hai mét, hai giường song song ở giữa vẫn đủ lối đi. Mỗi phòng có một cửa chính có cánh cửa hẳn hoi, ở bốn đầu giường là bốn cửa sổ nhỏ để lấy ánh sáng và thoáng khí. Vách nhà buộc nhứng nứa rồi trát đất trộn với rơm. Mái lợp tranh cỏ gianh hoặc tranh lá cọ khá dày đảm bảo mùa Đông ấm, mùa Hè mát. Làm nhà vệ sinh chung cho Nam ở trên sườn đồi nằm giữa khoảng cách hai nhà số 1 và số 2. Khoảng chục ngày chúng tôi đã hoàn thành công việc và chuyển về chỗ ở mới. Ở khu vực K5 nằm những giường khung gỗ cồng kềnh nặng nề vì vậy khi chuyển đi chúng tôi chỉ lấy cái giát giường, T “Già” có sáng kiến làm hai cái đòn kê bằng hai khúc luồng dài bằng chiều rộng giát (0,7-:-0,8 m) mỗi chiếc đòn kê có bốn thanh tre xỏ vào thân ống tạo thành hai cái chân chữ A có thanh giằng chắc chắn, để giát giường lên hai cái đòn kê rồi trải chiếu nằm “vô xờ tư”, chúng tôi nằm riêng từng giường, bỏ chế độ giường tầng. Bữa ăn tập thể cũng có sự thay đổi. Hàng ngày phòng Hành chính ĐS cử một cấp dưỡng tới nhận gạo, thực phẩm từ lớp phó ĐS và thủ kho, nấu cho lớp một chảo canh, múc ra các chậu thau, nấu một món mặn khô và một chào cơm, không chia mâm năm người như trước đây mà chia cơm từng suất vào tô sắt tráng men, thức ăn mặn cho lên tô cơm, canh cũng chia ra tô như vậy, phân tán ăn nhiều chỗ, ăn xong rửa hai cái tô úp lên giá, cầm thìa, đũa về. Tôi nhớ như in bữa cơm chiều đầu tiên ở nơi mới, cô cấp dưỡng tới nấu sớm rồi chia suất, vẫn đang thời gian nghỉ học, mọi người ăn sớm, thức ăn có canh rau muống và lạc rang bọc muối giống như những hạt mứt ngày Tết, chiều tà khoảng 5 giờ mặt trời khuất bên kia đồi, nhiều bạn hai tay tô cơm, tô canh leo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá lô nhô vừa ăn vừa ngắm "hoàng hôn mờ dần sau núi", chỉ cho nhau phía đó là Tam Đảo, Vĩnh Phú. Thông cảm cho các chàng trai tuổi mười tám đôi mươi mộng mơ trong môi trường SV.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]