K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

13 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 5)

Trung Sỹ

Bà tôi sinh được 6 người con. Do bận kinh doanh hoặc do thiếu sữa thế nào đó, nên từ mẹ tôi cho đến mỗi cô cậu, đều có một u nuôi cho bú mớm. Tôi thấy các cô cậu gọi các bà là u, xưng em. Còn mọi người trong nhà gọi các bà theo tên cô cậu mà các bà cho bú: bà Hải, bà Hòa, bà Hợp, bà Nhân, bà Nhu...

Hà Nội được tiếp quản, sống trong chế độ mới Dân chủ Cộng hòa. Mẹ tôi cùng các cô cậu cũng đã trưởng thành. Khi công cuộc cải tạo tư sản tư doanh được tiến hành, một số người làm là con cháu họ hàng trong nhà hoảng sợ, chạy cả lên miền ngược để tránh tiếng và lập nghiệp, song các u vẫn đi lại thăm nom thường xuyên. Thậm chí các bác các cô con ruột của các u ra Hà Nội là đến nhà, ăn ngủ tự nhiên như người nhà.
Các u không đếm xỉa đến cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra quyết liệt triệt để. Chẳng có lý do gì để hoảng sợ những đứa trẻ vẫn gọi mình là u, bú mớm và lớn lên từ dòng sữa của mình. Cũng chẳng việc gì phải đấu tố hay né tránh những người cư xử, ăn ở với mình như ruột thịt. Có lẽ trong lòng các u chẳng có một khái niệm gì về màu cờ hay cách mạng, mà chỉ biết yêu thương trong bản năng hồn hậu tình người.
Trong đám các u, bở nhất là cậu Nhân tôi. Cậu tôi mê sách, mê nghệ thuật hội họa nhưng lười và bẩn như hủi. Cậu tôi học xong lớp 7 thì bỏ ngang, hớn hở chạy theo thần tượng Pavel Corsaghin với lý tưởng thanh niên xây dựng thủ đô mới, xin làm công nhân nhà máy Trung quy mô. Thấy cậu có năng khiếu vẽ, họ xếp cho một chân chuyên làm pa nô áp phích cổ động sản xuất.
U Nhân nhà ở phố Lò Sũ, Chủ nhật nào u cũng đến nhà kiểm tra ông con nuôi. Sau khi cho tôi cái kẹo lạc, u vào buồng dựng cậu Nhân tôi dậy, lôi cậu đi tắm. U chất đầy một chậu quần áo dính màu vẽ lẫn dầu mỡ cả tuần của giai cấp công nhân ra giặt thật lực. Những ngày mùa xuân trời ẩm mù, con phố dài xộc xệch, méo đi trong mưa bụi. Cậu tôi không đi đâu được, ở nhà vẽ hoa hoét hay cá vàng trang trí lên guốc sơn cho gái, hoặc ngồi làm thơ. Được câu nào đắc ý, lại chồm dậy chạy xuống sân khoe u ơi u, em vừa xong câu này hay lắm:
Khe khẽ chứ không cánh buồm bay mất
Qua dịu dàng ẩm ướt của mùa xuân
U Nhân đang giặt, vừa giặt vừa làu bàu ca cẩm chửi thói bừa bãi bề bộn của cậu, nghe xong câu thơ bỗng im thin thít. Với u, cậu Nhân là cả một tài năng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]