K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

9 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 1)

Trung Sỹ

 Tôi sẽ không dùng chữ người Hà Nội gốc, cũng như phố Hà Nội cổ trong bài viết này, bởi "gốc" và "cổ" nó mờ mịt xa xôi quá. Mới khoảng gần 200 năm đã gọi rằng gốc người cổ phố, e chừng chưa đủ trong các bản lý lịch hay hộ khẩu soi mói đến năm đời. Chữ cũ là đủ cho một lớp người rồi.
Đầu tiên, tôi đồng ý với ý kiến rằng không có người Hà Nội gốc. Ý kiến này hình như của ông Thái Bá Tân. Hà nội xa xưa cũng chỉ là các làng cấy hái trồng tỉa nếu thế đất cao, như Yên Phụ, Trích Sài. Rau cỏ hoa tươi ở Ngọc Hà, Láng thượng. Các làng nghề Yên Thái làm giấy, Ngũ Xã đúc đồng. Các làng đánh dậm, kéo vó nếu thế đất thấp như Kim Liên, Yên Sở...

Ở đây tôi muốn nói đến người Hà Nội kẻ Chợ, người của Ba mươi sáu phố Hàng. Vâng! Đã có chợ thì phải có hàng. Có hàng họ, kẻ mua người bán mới thành chợ được. Người lên phố Hàng cũng có quê quán như những người nhà quê khác. Có điều do đặc thù giao thương buôn bán, họ có nhiều mối quan hệ hơn. Mối quan hệ ruột rà với họ hàng quê gốc, mối làm ăn với vùng nguồn hàng nguyên liệu, mối liên kết giao du với các bạn buôn phường, nguồn mậu dịch tin cậy với các bạn hàng phương xa...Để có thể sống tốt, trụ được và phát triển trên vùng đất nhộn nhịp trăm người bán, vạn người mua, dân phố Hàng phải cùng lúc xử lý êm đẹp tất cả các mối giao lưu trên. Có phải độc quyền đâu mà vừa bán hàng vừa xơi xơi chửi khách. Từ đó lâu dần rèn nên một tính cách nhũn nhặn, tinh tế và thường khi nhường nhịn bởi buôn có bạn bán có phường. Những phố Hàng chật chội liền kề cần một sự nhịn là chín sự lành. Con cái gia sản mới là tất cả, một con gà mất đâu đáng kể gì mà phải xoe xóe chửi móc cao tẳng tổ tỷ nhà người ta lên. Có lẽ bởi thế Thăng Long muôn đời phi chiến địa. Lũ trẻ con hàng phố dường như cũng thiếu tính cạnh tranh quyết liệt bằng mọi giá như các vùng quê khác.
Sự đổ bộ của người Pháp lên đất kinh kỳ hẳn mang đến nhiều uất ức cùng mặc cảm. Nước mất nhà tan, kiếp đời nô lệ sống trong bảo hộ kể cả giàu có, còn vui nỗi gì. Nhưng cùng với những chính sách thực dân tàn bạo, những tư tưởng xã hội mới, tiến bộ hiện đại khác của một nền văn hóa tên tuổi cũng theo đó mà đông du. Văn hóa nhân văn đích thực luôn tự biết tương tác và hội nhập không cần khẩu hiệu. Kỷ Khai Sáng cùng với Montesquieu, Jean-Jacques Rousseau xuất hiện, gặm nhấm dần nỗi kiên nhẫn bảo hoàng mê muội lúc triều tàn. Những gã trai tây học phố Hàng biết thêm V. Hugo; J. La Fontaine; G. Maupassant; A. Daudet...Từ ấy "Mũi ta đẫm nước/ Vì bác Jăng Jắc/ Sự này bởi tại/ Ông cụ Von Te" (Những người khốn khổ_bài hát đường phố của thằng bé Gavroche). Kèm theo đó là các điều kiện, phương tiện sống thay đổi: Xe điện, đường sắt, hố xí máy, thuốc lá thơm, đồng hồ Thụy Sỹ, bút máy Parker...
Tuy nhiên người ta có thể xâm lăng bằng sức mạnh pháo binh hay tàu chiến, áp đặt bằng chế độ cai trị hay chính sách đô hộ, song không thể nào cưỡng bức được tầng sâu văn hóa. Như tôi đã nói ở trên, văn hóa nhân văn luôn tìm những tính chất tương đồng, những giá trị bác ái của con người để hòa hợp. Trên nền tảng văn hóa có sẵn, dân Hà Nội phố Hàng dần có thêm một cách nhìn mới rộng ra ngoài thế giới, hiểu được giá trị của bản thân mình, biết quyền của mình, biết thể hiện mình trong luồng gió mới dẫu còn ngột ngạt mùi hôi nách thực dân. Tự Lực văn đoàn, Tiểu thuyết Thứ Bảy, phong trào Thơ mới, bảng số thập phân Bra đi xơ cùng logarit, những tấm bằng đíp lôm hay tú tài toàn phần....vân vân và vân vân là những thứ tất nhiên xuất hiện. Giai đoạn tiền chiến từ đây đã bắt đầu một lớp người Hà Nội mới: Lớp người trí thức, tiểu tư sản thành thị. Chưa đủ điều kiện đông để hình thành một giai cấp cần phải đấu tranh loại bỏ, nhưng đây là một lớp người thiếu triệt để, hay dao động, không đáng tin và phải chịu sự khống chế, thậm chí cải tạo, như quan điểm vô sản nông dân từng đố kỵ.
.......( còn nữa )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]