K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

14 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 6)


Trung Sỹ

Công cuộc công hữu hóa tư sản hoàn thành. Các hiệu buôn lớn phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân… cửa khép im ỉm. Buôn bán nhỏ vẫn được phép duy trì để gắng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của người thành thị. Dăm lọ tăm tre, đôi vại dưa cà, mấy lọ ô mai gừng, ô mai sấu trên phố Hàng Đường. Những mẹt bóng bay cho trẻ con, tận dụng chế tạo từ các bao cao su cũ có rắc bột tan cho khỏi dính trên phố Đồng Xuân. Xâu xúc sắc hay còi huýt sắt tây cuốn hàn thiếc, nhuộm kim loại màu đỏ hoét, thổi đỏ choét môi lèo tèo treo phố Hàng Thiếc...

Bà tôi đóng cửa hiệu buôn. Từ đây cảnh nhà sa sút. "Những bữa cơm chiều ở dưới đèn" của Anatole France xưa, dần dần bây giờ chỉ còn món chuối bung. Sau những ngày trăng mật với niềm hứng khởi đầy chất lý tưởng ban đầu, cậu Nhân tôi dường như đã thất vọng. Khi lâm cảnh thiếu thốn, dường như trung tâm các cuộc cách mạng thường bùng nổ và diễn ra ở căn cứ địa dạ dày. Các nhà lý luận vô sản có lẽ đã đúng khi chỉ ra rằng giai cấp tiểu tư sản vốn hay dao động. Tôi chép lại bài thơ của cậu ghi trong sổ, không biết cậu làm hay copy của ai.
Bởi thiếu màu tươi trên giá vẽ
Nên không họa nổi cảnh huy hoàng
Những ngày tươi đẹp trời trong sáng
Bức họa đời ta bỏ dở dang.
Ta thiếu màu son tươi máu trẻ
Và màu vàng thắm nước non nhà
Màu xanh hy vọng ta không có
Màu tím chung tình chửa kịp pha.
Pallet pha màu ta chỉ thấy
Màu xám vô duyên của quá thì
Màu nâu cát bụi trên đường thẳm
Của buồn, và của tháng ngày đi
Màu đỏ hung tàn pha máu địch
Màu tím bồ quân của oán thù
Màu xanh nhạt những đêm không ngủ
Màu vàng già cỗi điểm tàn thu.
Ta thương nhớ mãi màu trinh trắng
Của những ngày xưa tuổi ấu thơ
Tâm hồn non dại và tươi trẻ
Nhưng hoang phí hết tự bao giờ.
Không được gọi đi bộ đội vì cậu Nhân tôi mắc một thứ bệnh hiếm gặp, bệnh u sợi thần kinh (Neurofibromatosis). Chàng họa sỹ bô giai và lãng tử ngày nào, hình hài vụt biến, trở nên giống như anh kéo chuông Quasimodo của Nhà thờ Đức Bà Paris. Cậu càng chán nản và có phần bất mãn. Thường ngày cậu đưa 1 hào, sai tôi ra bưu điện Đồng Xuân mua tờ báo Quân Đội Nhân Dân 5 xu, 5 xu thừa lại cho tôi. Dân tình thích đọc báo Quân Đội hơn, vì trong đó có nhiều tin chiến sự nóng hổi, không dông dài xã luận. Thấy vậy, cô bưu điện khó tính nảy ra sáng kiến, bắt người mua báo Quân Đội phải mua kèm báo Nhân Dân.
Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập chính đáng của tôi. Tôi dứt khoát không mua kèm, chạy về mách cậu. Cậu tôi đùng đùng dắt tôi ra bưu điện thắc mắc. Cô bưu điện cáu kỉnh, bảo thế anh không đọc báo Đảng à? Cậu tôi vặn lại: Tôi hỏi chị thế báo Quân Đội Nhân Dân là của đảng nào. Những người đang xếp hàng mua báo cười ồ. Từ đó, dân khu phố thoát nạn mua kèm, và thu nhập của tôi lại ổn định như trước.
(Hình nền mượn của một họa sỹ bỏ Hà Nội lên Mộc châu vẽ. Họa sỹ Trần Việt Phú https://www.facebook.com/hanoistudioartgallery/posts/580697428956083)

1 nhận xét:

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]