K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

10 tháng 3, 2018

NGƯỜI HÀ NỘI CŨ (phần 2)


Trung Sỹ


.....Giai đoạn tiền chiến từ đây đã bắt đầu một lớp người Hà Nội mới: Lớp người trí thức, tiểu tư sản thành thị. Chưa đủ điều kiện đông để hình thành một giai cấp cần phải đấu tranh loại bỏ, nhưng đây là một lớp người thiếu triệt để, hay dao động, không đáng tin và cần phải chịu sự khống chế, thậm chí cải tạo, như quan điểm vô sản nông dân từng đố kỵ...

Đó là về sau này, còn bấy giờ nền Dân chủ Cộng hòa đầu tiên mới được thành lập năm 1945, với đủ tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, do dân bầu và kiểm phiếu minh bạch, đúng như tinh thần pháp luật mà ngài Montesquieu gieo rắc. Đảng Việt Quốc của Liệt Sỹ tiên sinh Nguyễn Thái Học, đang ngấp nghé tư tưởng Tam Dân cũng được xếp đến 50 ghế. Ngay đến tay thầy bói đảng Việt Cách Nguyễn Hải Thần, nói tiếng Việt còn chưa sõi, cũng có chân trong chính phủ. Điều 4 không có trong Hiến pháp và một Chính phủ Liên hiệp đúng nghĩa đã được thành lập. Người Hà Nội, nhất là những thanh niên cấp tiến, say sưa trong nền cộng hòa đầu tiên. Còn ở làng quê vừa trải qua cơn đói kém, nông dân khoái trá đi phá những kho thóc của Nhật. Tư tưởng mới thăng hoa trong đầu và cơm gạo mới thăng hoa trong dạ dày, còn gì tuyệt hơn.
Chẳng được bao lâu, thực dân Pháp gây hấn và chiến cuộc lại bùng nổ ngay tại đất kinh kỳ. Thăng Long phi chiến địa nay đã trở thành chiến địa đẫm máu. Những người đầu tiên đứng lên chống quân xâm lăng trong đêm ngày 19 tháng Tuyết, không ai khác, lại là chính những người Hà Nội. Tôi dùng chữ tháng Tuyết là để tưởng nhớ đến ông cậu họa sỹ của tôi, vốn mê mẩn với cách mạng tư sản Pháp. Đục tường nhà nối mọi đời riêng, những người Thủ đô lên chiến lũy, với những vũ khí thôi rồi trong mô tả của Xuân Quỳnh
Anh giáo tư rút rát
Đưa bàn tay trắng trẻo nhận thanh gươm
Anh sinh viên trường Thuốc ngang tàng
Mang đến con dao giải phẫu
Anh kéo đàn tiệm rượu
Bác phở rong mũ dạ
Ông thợ già bẻ ghi
Lúc nước sôi lửa bỏng, chẳng ai so đo soi xét thành phần giai cấp. Tôi cho rằng thực sự những câu thơ yêu mến nhất, tài hoa nhất, là bởi chính những con người mang chất trí thức tiểu tư sản thủ đô viết nên. Họ không đủ giàu có để tính toán thiệt hơn, họ cũng không vô sản bần cùng để bất chấp tất cả, nhưng họ có một trái tim mẫn cảm và nhiệt thành. Bỏ lại "những mặt hồ sương muối, những sân trường lá rụng áo bay", lớp người Hà Nội lên đường hẹn ngày trở lại.
Chiến dịch Biên giới năm 1950 đánh thông biên giới với Trung quốc thắng lợi, Cùng với vũ khí đạn dược, trọng pháo, cao xạ...được chuyển sang Việt Nam, gói viện trợ từ ông Mao đi kèm theo là các cố vấn quân sự cùng quan điểm "Chính quyền đẻ ra từ nòng súng", "Lấy nông thôn bao vây thành thị"...Giai cấp Công nông, đặc biệt là bần cố nông, được gọi là giai cấp triệt để cách mạng, lên ngôi cao và được ưu tiên đặc biệt
Từ đây bắt đầu xuất hiện phân biệt kỳ thị giai cấp. Trí thức, văn nghệ sỹ, tiểu tư sản thành thị thất sủng ra rìa. Những người mẫn cảm với thay đổi, thiếu kiên trì chịu đựng "dinh tê" trở về Hà Nội như họa sỹ Tạ Tỵ, nhạc sỹ Phạm Duy... Những kẻ dũng cảm kiêu hãnh trên chiến lũy ngày nào, ở lại cúi đầu trước những phê phán riết róng nặng lời từ những người "đồng chí" vốn trước chia nhau từng mo cơm hay bao đạn. Cũng từ đây, họ bị gắn cái đuôi "tạch tạch sè" (TTS_Tiẻu tư sản, viết tắt), để rồi không bao giờ ngóc đầu lên nổi.
(còn nữa....)


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]