TRẦN MINH HẢI - K6I
D trạc 33 tuổi, là công nhân sơn tràng tại lâm
trường, lùn thấp béo, có cặp mắt ốc nhồi, vợ là người khu vực Bạch mai Hà nội đi
sơ tán ở gần lâm trường hắn. Nghe hắn kể chuyện vui lắm, đi bộ đội yên tâm vì nội
ngoại ở gần nhờ vả được! Thiên tình sử của chàng và nàng ở rừng xanh núi đỏ cứ
như mơ ý. Nào là đưa nàng người Hà lội đi xem núi rừng sông suối, hái hoa tăng
nàng, các bước tấn công rất chi là bài bản, vừa nói hắn vừa biểu diễn các động
tác, bắt 1 thằng đóng giả vợ hắn... làm cả A9 tròn xoe 2 con mắt, ôm bụng mà cười
lăn lộn... ”Quả cuối cùng là... rồi ôm ghì lấy nàng... nàng chỉ ứ hự... Rồi có thai đẻ
ra thằng đít nhôm, chừ vợ yêu mới sinh thêm 1 đứa đái ngồi“. Đợt đi dã ngoại, A9
giải lao nghỉ trưa ăn lương khô trên đỉnh dốc... Hắn dạng chân tè he, áo mở phanh
ra hở cái rốn lồi to như quả ốc nhồi, mồm ngồm ngoàm nhai réo: ”Ới con ơi là con
ơi, bố ăn ngập mày ngập mặt đây..còn con ăn khổ ăn sở ra, con ơi là con ời”. D hứa
với tôi, nghỉ tranh thủ sẽ đưa tôi về ăn ngập chân răng thịt thú rừng, nhận đồng
hương với vợ của anh! Hắn nói mọi nhẽ như đúng rồi ấy. Tôi tin mồm hắn dẻo thế,
gái đổ gục là phải.
Ngày 2.1.1973 đi dã ngoại về D đào ngũ ngay đêm đó. Ngày
4.1 tôi và anh H là A trưởng, đeo băng đỏ khoác AK đi bắt hắn về. Đường dài cuốc
bộ từ xóm Rô Thượng đình, qua ga Lương sơn, qua khu Gò đầm đang xây dở dang, đến
sát chân núi Thằn lằn...
Đói, tôi bảo anh vào quán nước xơi tạm quả chuối, cái bánh
chưng rồi hãy đi, anh gạt phắt, bảo đến nhà nó xơi cơm gà cá gỏi, ”Mày tin anh
đi, ối lần tao đi bắt đào ngũ, gia đình các hắn sợ vãi tè ra, thiết cơm rượu tử tế
lắm”. Dọc đường dài anh tâm sự đủ thứ chuyện. Tôi hỏi anh tối qua bá cáo, các thủ
trưởng bẩu thế nào. Anh nói: ”C trưởng gầm lên, thằng này đào ngũ rồi, mai cậu cho
1 thằng đi theo đến nhà áp giải nó về... Đơn vị đang khí thế hừng hực ra, nó làm
C3 ta mất mặt. Chính trị viên thì ôn tồn bẩu, ta không ký giấy bắt. Cậu đến tìm
hiểu xem cậu D có vướng mắc gì về gia cảnh không? Khéo léo động viên nhà cậu
ta, nhẹ nhàng thôi, đưa nó về đơn vị tế nhị nhé. Anh mày văn hóa ngắn, nói thẳng mực
tầu dễ nóng, mất khôn, cần đến miệng thằng SV Hà nội của em đấy?! Mày nói cứ như
ông Chính trị viên ý, tao nghe sướng 2 lỗ tai lắm. Rồi anh phác họa kịch bản 2
anh em ta nói như thế nào… cho gia đình thằng
D khỏi sợ, anh dặn tôi không được uống rượu nhiều, nghe anh thiếu câu
gì, thì em phải lấp chỗ trống ngay, vân vân và vân vân. Có lúc anh thở dài sườn sượt:
Đầu binh cuối cán, gì cũng đến tay, nghe đâu đợt này các ông ấy cho tao đi học lớp
Bphó, đeo lon Hạ sỹ mốc xì ra rồi. Thằng D chơi anh mày quả đắng ngăn ngắt rồi
đây. Anh còn bẩu, lính đào ngũ ranh ma lắm, nó dặn người làng, hễ có bộ đội đeo
băng đỏ thì cấp báo. Ta đến nhà thì hắn lỉnh sang hàng xóm rình, ta làm sao biết
được, mình lủi thủi ra về nó tếch về nhà rít thuốc lào khoan khoái: ta lại thoát
rồi!. Sướng đéo gì đi bắt đảo ngũ, dù cơm gà cá gỏi tao cũng chả thích...
Anh là
cán bộ thôn tại thị trấn Phúc yên Vĩnh Phú, tình nguyện đi bộ đội, làm mấy khóa A
trưởng khung (Anh như nguyên mẫu cho nhà văn Nguyễn Khải viết tiểu thuyết “Chiến
sỹ” Nhân vật dẫn tác giả đi mọi ngóc ngách chiến trường ý, tuýp người quẳng
đâu cũng sống được âý). Anh khoe thiên tình sử: ”Tao ở 3 tháng nhà Bầm. 2 tháng
ăn nằm với con gái rượu của cụ, bầm không mảy may nghi ngờ tý tẹo nào sất cả, nàng
lại không bị hậu quả gì, vì tao có võ?!”. I hi các cụ nói chớ sai: Tướng nào thì
Quân ý (còn mấy đẫn tình trong A, tôi sẽ dần dà kể tiếp)…
Hỏi thăm mãi mới mò đến nhà D ba toác. Ối giời ơi, không tin được dù đó là sự thật: một căn nhà tường trình đất, mái cọ, cửa tre tuềnh toàng, rộng chừng 20 mét vuông ẩn sâu dưới tán cây rừng. Chị ấy ngồi ôm con đỏ hon hỏn, sợ hãi nhỏm dậy cuông quýt mời 2 anh em tôi ngồi vào 3 tấm ván xẻ mộc phía ngoài (chắc là giường anh D nằm ngủ, giường 3 mẹ con nằm ở trong thì cũng như vậy). Nhà có 3 bát ăn cơm đều sứt mẻ cả ba +1 cái ấm nhôm méo mó +2 cái nồi nhôm nho nhỏ +cái màn cũ vắt tường là chấm hết tài sản của gia đình anh chị! Chị bảo anh D mới đi vào rừng đốn gỗ, dăm hôm nữa sẽ về… A trưởng ôn tồn nói những gì cần nói (Tôi không nhắc ở đây mà làm gì) còn tôi thì loay hoay cọ nồi đun nước uống vì quá khát... nói gì đến cơm gà cá gỏi trong trí tưởng tượng phong phú của A trưởng tôi. Cọp vô rừng thì khi mô mà bắt hắn về được! 2 anh em ôm quả bụng đói cuốc bộ 3 ki lô mêch nữa ra quán để chèn đầy cái mề của mình. Thật sự là tôi chếnh choáng với bao nhiêu ý nghĩ ở trong đầu... thương và giận, buồn cho gia cảnh những số phận con người trong chiến tranh… Hóa ra là tên D nói phét hắn lừa chị ấy vô rừng chơi mấy đận nghiêm chỉnh, sau là thực hiện ý dồ sắp đặt từ lâu, chị ấy mang thai, biết ra thì đã muộn rồi. Gia đình từ chị. Khổ thân chị, từ 1 thiếu nữ Hà nội (chân yếu tay mềm) trở thành vợ tay sơn tràng, ăn tục nói phét thành thần. Chi cam chịu số phận đen bạc, gương mặt phờ phạc con mắt thất thần. Nước mắt chị chảy xuống mặt con bé con, làm nó giật mình khóc thét. Tôi hỏi A trưởng nghĩ sao về đẫn này? Anh trầm ngâm khác hẳn lúc trước đó: Giận thằng D lắm, nó làm khổ biết bao con người ra thế này đây. Nhẽ ra nó làm quả xin phép về tranh thủ rồi phới, các ông C bộ đỡ bị mang tiếng quản lính không chặt. Anh văng tục: Đ mẹ, cơm chẳng đủ ăn, nhà đéo có cái gì đáng tiền cả mà cứ cày thật lực cho sướng cái cu, tòi ra con tý hin mà làm gì? Có lúc anh lẩm bẩm 1 mình: Thằng D mà đi, cả lò nhà nó chết đói nhăn răng ra mất, may mà nó trốn mình không gặp. Tóm được nó tại gia, cả lò nó với họ hàng nó khóc lóc lễ vái tế sống mình, mình biết làm sao đây?…
Tôi im lặng bước đi, thầm ghi nhận anh là người sống có tình cảm. Quả thật ĐHCĐ cho tôi kiến thức, cho tôi cái nghề, còn Đại học Cuộc sống là Bộ đội đây đã cho tôi hiểu ra, ngộ ra biết bao nhiêu điều của thực tế trần trụi. Tôi hỏi anh các đẫn bắt đào ngũ khác như thế nào, anh cáu loạn: Mày thì biết gì chứ, mỗi tên mỗi khác, có cách giải quyết khác nhau chứ, biết làm gì cho già người đi! Thì tôi im ngay! Đợi anh nguôi ngoai, tôi thăm dò: là thằng con trai phải đi cứu nước chứ anh? Ai cũng như anh D cả lấy đâu ra người oánh thằng Mỹ? Anh chặc lưỡi: Thì tao cũng biết thế chứ, cơ mà chiến tranh cần có nhiều lính, bao nhà rất khổ, bao nhà là gia đình liệt sỹ, ối nhà hoàn cảnh còn khó hơn nhà nó... Nó cứ đi rồi là 2 bên nội ngoại thương bìu díu vào đỡ cho con vợ nó ngay ý mà! Nghe anh nói phải, tôi lại dò đẫn khác: ”Về nhà các thủ trưởng hỏi, ý anh trả lời ra sao, nói cho em biết với”. Anh lại chặc lưỡi: ”Thì có sao anh mày sẽ nói thế, cây ngay không sợ chết đứng. Các cụ ấy đeo lon Sỹ quan, kinh nghiệm đầy mình, tất nhiên sẽ có cách, thằng em ạ ”Tôi trêu cho anh hạ hỏa: ”Anh thử đoán phản ứng C trưởng, CTV trưởng ta thế nào”. Anh trầm ngâm: ”mày nghĩ mà xem, 2 bác ý đeo lon hạng Inox 3,4 năm giời, nghĩa là cấp trên không ưa mà cấp dưới khoái - như tao với các chú đây?! Còn nói về năng lực ư, loại đi lính 7,8 năm giời leo từ binh nhì vọt lên Thiếu úy, Trung úy là chiến giỏi lắm đấy, tội cho các bác ấy vợ chịu không nổi mà ngã lòng. Nhẽ ra những thằng tòm tem với vợ lính đi B, nhà nước tuyên án rồi đòm cho chúng nó mỗi thằng 1 phát, là yên chuyện. Trí tưởng tượng của tôi nhò ra mấy giả thuyết, anh nghe rồi gạt đi: thằng em lại sách vở rồi. Xin nhờ lời kết của Chư vị đới!
Hỏi thăm mãi mới mò đến nhà D ba toác. Ối giời ơi, không tin được dù đó là sự thật: một căn nhà tường trình đất, mái cọ, cửa tre tuềnh toàng, rộng chừng 20 mét vuông ẩn sâu dưới tán cây rừng. Chị ấy ngồi ôm con đỏ hon hỏn, sợ hãi nhỏm dậy cuông quýt mời 2 anh em tôi ngồi vào 3 tấm ván xẻ mộc phía ngoài (chắc là giường anh D nằm ngủ, giường 3 mẹ con nằm ở trong thì cũng như vậy). Nhà có 3 bát ăn cơm đều sứt mẻ cả ba +1 cái ấm nhôm méo mó +2 cái nồi nhôm nho nhỏ +cái màn cũ vắt tường là chấm hết tài sản của gia đình anh chị! Chị bảo anh D mới đi vào rừng đốn gỗ, dăm hôm nữa sẽ về… A trưởng ôn tồn nói những gì cần nói (Tôi không nhắc ở đây mà làm gì) còn tôi thì loay hoay cọ nồi đun nước uống vì quá khát... nói gì đến cơm gà cá gỏi trong trí tưởng tượng phong phú của A trưởng tôi. Cọp vô rừng thì khi mô mà bắt hắn về được! 2 anh em ôm quả bụng đói cuốc bộ 3 ki lô mêch nữa ra quán để chèn đầy cái mề của mình. Thật sự là tôi chếnh choáng với bao nhiêu ý nghĩ ở trong đầu... thương và giận, buồn cho gia cảnh những số phận con người trong chiến tranh… Hóa ra là tên D nói phét hắn lừa chị ấy vô rừng chơi mấy đận nghiêm chỉnh, sau là thực hiện ý dồ sắp đặt từ lâu, chị ấy mang thai, biết ra thì đã muộn rồi. Gia đình từ chị. Khổ thân chị, từ 1 thiếu nữ Hà nội (chân yếu tay mềm) trở thành vợ tay sơn tràng, ăn tục nói phét thành thần. Chi cam chịu số phận đen bạc, gương mặt phờ phạc con mắt thất thần. Nước mắt chị chảy xuống mặt con bé con, làm nó giật mình khóc thét. Tôi hỏi A trưởng nghĩ sao về đẫn này? Anh trầm ngâm khác hẳn lúc trước đó: Giận thằng D lắm, nó làm khổ biết bao con người ra thế này đây. Nhẽ ra nó làm quả xin phép về tranh thủ rồi phới, các ông C bộ đỡ bị mang tiếng quản lính không chặt. Anh văng tục: Đ mẹ, cơm chẳng đủ ăn, nhà đéo có cái gì đáng tiền cả mà cứ cày thật lực cho sướng cái cu, tòi ra con tý hin mà làm gì? Có lúc anh lẩm bẩm 1 mình: Thằng D mà đi, cả lò nhà nó chết đói nhăn răng ra mất, may mà nó trốn mình không gặp. Tóm được nó tại gia, cả lò nó với họ hàng nó khóc lóc lễ vái tế sống mình, mình biết làm sao đây?…
Tôi im lặng bước đi, thầm ghi nhận anh là người sống có tình cảm. Quả thật ĐHCĐ cho tôi kiến thức, cho tôi cái nghề, còn Đại học Cuộc sống là Bộ đội đây đã cho tôi hiểu ra, ngộ ra biết bao nhiêu điều của thực tế trần trụi. Tôi hỏi anh các đẫn bắt đào ngũ khác như thế nào, anh cáu loạn: Mày thì biết gì chứ, mỗi tên mỗi khác, có cách giải quyết khác nhau chứ, biết làm gì cho già người đi! Thì tôi im ngay! Đợi anh nguôi ngoai, tôi thăm dò: là thằng con trai phải đi cứu nước chứ anh? Ai cũng như anh D cả lấy đâu ra người oánh thằng Mỹ? Anh chặc lưỡi: Thì tao cũng biết thế chứ, cơ mà chiến tranh cần có nhiều lính, bao nhà rất khổ, bao nhà là gia đình liệt sỹ, ối nhà hoàn cảnh còn khó hơn nhà nó... Nó cứ đi rồi là 2 bên nội ngoại thương bìu díu vào đỡ cho con vợ nó ngay ý mà! Nghe anh nói phải, tôi lại dò đẫn khác: ”Về nhà các thủ trưởng hỏi, ý anh trả lời ra sao, nói cho em biết với”. Anh lại chặc lưỡi: ”Thì có sao anh mày sẽ nói thế, cây ngay không sợ chết đứng. Các cụ ấy đeo lon Sỹ quan, kinh nghiệm đầy mình, tất nhiên sẽ có cách, thằng em ạ ”Tôi trêu cho anh hạ hỏa: ”Anh thử đoán phản ứng C trưởng, CTV trưởng ta thế nào”. Anh trầm ngâm: ”mày nghĩ mà xem, 2 bác ý đeo lon hạng Inox 3,4 năm giời, nghĩa là cấp trên không ưa mà cấp dưới khoái - như tao với các chú đây?! Còn nói về năng lực ư, loại đi lính 7,8 năm giời leo từ binh nhì vọt lên Thiếu úy, Trung úy là chiến giỏi lắm đấy, tội cho các bác ấy vợ chịu không nổi mà ngã lòng. Nhẽ ra những thằng tòm tem với vợ lính đi B, nhà nước tuyên án rồi đòm cho chúng nó mỗi thằng 1 phát, là yên chuyện. Trí tưởng tượng của tôi nhò ra mấy giả thuyết, anh nghe rồi gạt đi: thằng em lại sách vở rồi. Xin nhờ lời kết của Chư vị đới!
Cho tới tận giờ,tôi vẫn day dưt nhớ căn nhà của anh D,Nhớ vẻ mặt cam chịu đựng của chị ấy.Chỉ 1 phút lãng mạn vào rừng xanh núi đỏ,từ 1 thiếu nữ Hà thành trở thành vợ bác sơn tràng,gia đình từ bỏ chị,Chị nuôi con nhỏ,anh thì trốn chui trốn lủi.. và rồi còn chịu đựng bao điều xảy ra trong chiến tranh.Không hiểu giờ chị ấy đã đỡ khổ chưa?.Nếu không có chiến tranh,gia đình chị ấy không đi sơ tán,cuộc đời chị ấy sẽ sang1 trang khác hẳn.Đi bắt lính đảo ngũ bắt gặp nhiều cảnh đời, chưa thấy ai đề cập cả.Chiến tranh cuốn mọi con người vào guồng quay khốc liệt của nó mà..
Trả lờiXóaNgày xưa tớ vẫn khinh những người B quay hoặc đào ngũ là hèn nhát nhưng đọc những chuyện tiểu đội của Hải thì thấy có thể thông cảm được. May cho Hải là không phải đi B để khổ và sẵn sàng hy sinh như bọn mình! Mới chỉ đi vào đến qua dôc Bò Lăn ở đường 15 từ Thanh sang Nghệ, ở tiểu đội mình đã vang lên những tiếng ca thán mà chủ yếu từ những người đã có gia đình. Cuối cùng họ vẫn phải vào B vì quay lại sẽ cũng không sống nổi vì xấu hổ với bạn bè, gia đình... vì vã hội.
Trả lờiXóaVì thế dù mình tiếc vô cùng nhưng đành xác định đã đi là đi cho đẹp. Không biết bao giờ thì mình mới viết lại được chuyện tiểu đội mình như Hải, lúc nào cũng thấy bận!
Hâyzà... Lão Hải viết bài này đọc hay như tiểu thuyết Ăng lê " David Copperfield của Charles Dickens " ; Rặt những lời tâm sự , nhưng khai thác khá tôt sự phát triển hợp lý tâm lý từng nhân vật, mà vẫn ko quên mình cũng đang ở trong đó và cùng nó...Đọc thấy cuốn hút , và nhờ Hải mà nhớ lại đc một thời "Lâng lâng ", nhưng bây giờ nghĩ lại cũng "cú đỉn" ra phết... mình phải dừng khá lâu ở chỗ khi hai người về nhà anh D, nhà tranh vách nát, gia cảnh bần hàn, bố mẹ vợ con , biết D về ko phải với kỷ luật thời chiến , nhưng vì những thực cảnh, và cuộc đấu tranh tư tưởng chưa ngã ngũ, được Hải miêu tả khá kỹ , tôn trọng thực tế và Bạn quyết định đúng là để ... cuộc sống trả lời. ( Chợt nghĩ, ngày ấy cũng hay, đi B mà cứ ngỡ là người anh hùng, khi mà ở nhà sống lam lũ thiếu thốn quá thể... Thế mới biết, cả hậu phương lớn , miền bắc hy sinh cực kỳ to lớn, cái giá phải trả để có đc sự thống nhất đất nước của bao thế hệ không thể kể xiết.).
Trả lờiXóaTôi đặc biệt chú ý cái cmt thứ nhất của Hải, đấy là lời tự sự, canh cánh trong lòng tác giả hơn 4o năm nay , về số phận nghiệt ngã của người lính trong và sau chiến tranh ... Còn đâu đó những dấu hỏi rất lớn cho người lính cầm súng, rồi cầm bút!. Ai cũng viết về chiến thắng, viết hay và rất oai hùng , Nhưng mấy ai còn nhớ tới số phận như D?
Thật vui cho người K6 , có thêm đc 1 người đâu đáu với trải nghiệm của bản thân, đến nỗi vật vã , để rồi viết nên những trang viết sinh động, mộc mạc nhưng rất " vào "... Bất chợt, nhớ hình ảnh Trần Minh Hải hôm ở thung Nham, Bạn " tần ngần" với sự trẻ trung của màu áo thanh niên tình nguyện... Hôm nay, mình mới hiểu rằng : - Phút giây đó, Hải đang trôi về thời trẻ trai, lính tráng nhiều kỷ niệm và trắc ẩn..
Bài viết khá tốt, hấp dẫn ...Chắc chắn, chúng mình còn đc Hải chia xẻ nhiều.
Mong chờ những bài viết mới của Hải. Thân mến