K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

14 tháng 12, 2013

NHỮNG KỶ NIỆM NHỚ LÂU 1


Hùng6a

         Hôm Đào Việt Dũng và Hồ Nam đến chơi nhà, trong lúc nâng lên hạ xuống và vui chuyện, mình kể qua
vài kỷ niệm khi đi sơ tán vào Bình Định. Hồ Nam reo lên : thế thì viết đi, bọn mình đi lính rất muốn nghe chuyện mọi người ở lại thế nào? Và hôm nay mình bắt đầu kể lại . . .


         Năm tháng qua đi, có những chuyện cũ vẫn gợi cho mình những suy nghĩ lan man, bởi nó không phải chỉ là những sự việc được nhớ lại, mà trong cái sự việc ấy còn là cuộc sống và con người. Những chuyện như vậy nếu kể dài cũng được, kể ngắn cũng được, mình chỉ kể lại để chia sẻ cùng mọi người, và cũng là để mình trải nghiệm lại những việc đã qua, đã trở thành ký ức và kỷ niệm.
         Vào khoảng giữa năm 1972, tình hình chiến tranh đánh phá miền Bắc của không quân Mỹ ngày càng ác liệt. Nhà trường đã tổ chức cho K6 tiếp tục đi sơ tán từ khu đồi K5 vào vùng sâu Bình Định.
         Hôm di chuyển, cả lớp K6C đã tập trung xuất phát đi từ sáng sớm, chỉ còn mình với Thuyết (Lạng Sơn) và Quỳnh (Hà Bắc) đi sau, vì mình và Thuyết còn bận bàn giao căn nhà bếp cho trường.
         Gần trưa, bọn mình mới bắt đầu hành quân nhằm về hướng Bình Định, ngoài tư trang, sách vở, còn lỉnh kỉnh đem theo nốt mấy thứ đồ dùng của nhà bếp.
         Bọn mình mải miết đi, không dám nghỉ nhiều cho nên vào đến chỗ Sông Công vẫn còn sớm.
         Đoạn sông này ngày thường chỉ là một suối cạn, người đi qua kể cả dắt xe đạp đều đi dễ dàng, còn bây giờ đang bị lũ tràn về, mặt sông rộng hẳn ra.
         Nhìn ra sông, nước cuồn cuộn chảy, các cây cối trên các bãi nổi bị ngập chìm và bị nước cuốn ngả rạp, đôi ba chỗ chỉ nhìn thấy có ngọn cây lập lờ chìm nổi.
         Nhìn sang phía bên kia, có một chiếc đò buộc ở dệ bờ sông nhưng không có ai cả. Phía xa xa là thôn
Bình Định, và phía sau thôn Bình Định là màu xanh sừng sững của núi rừng.
         Biết không thể qua sông được, bọn mình chỉ còn cách là chờ. Thoáng chút lo lắng, nhưng lúc này mặt trời vẫn còn cao.
         Bây giờ mới thấy mệt và mỏi, ba thằng đều nằm, ngồi ngả ngốn xuống vạt cỏ dưới rặng tre cạnh đường.
         Chờ khoảng hơn một tiếng đồng hồ mà không hề thấy một bóng người nào. Nỗi lo lắng bắt đầu tăng lên. Mặt trời đã xuống thấp.
         Bọn mình bắt đầu bàn bạc cách giải quyết, chỉ có cách duy nhất là phải bơi qua sông sang bên kia gọi
lái đò thôi, nếu không thì chỉ còn nước ngồi đây mà chờ đến ngày mai. Ở đây người ta đã quen rồi, biết
nước sông lên to thì chẳng ma nào đi qua chỗ đường này cả.
         Trong ba thằng chỉ có mình biết bơi, vì vậy mình quyết định phải liều một phen. Sau khi nhẩm tính, mình đi ngược lên phía trên độ bốn năm mươi mét, vì khi bơi sang, thế nào cũng bị nước đẩy trôi xuống đến chỗ bến đò là vừa.
         Mình từ từ lội ra, đến chỗ nước sâu thì lập tức bị nước cuốn đẩy ra ngoài, có lúc bị cái xoáy nước
nó vặn cho chìm xuống rồi lại nổi lên.
         Mình vẫn đang bơi và đang trôi, gặp một bãi cạn chìm bên dưới, mình mừng lắm, dùng chân đạp xuống đất để đẩy người nhoai sang. Bỗng một chân mình đạp phải một bụi cây rồi bị mắc kẹt không rút ra được
Mình cố sức co người lại định dùng tay để gỡ nhưng nước chảy mạnh quá không co người được. Mình
thoáng hoảng hốt, theo phản xạ nguy cấp, chân còn lại cứ đạp túi bụi vào bụi cây, và may sao đã thoát được chân ra. Mình bị lăn đi mấy vòng rồi trôi ra ngoài.
         Cuối cùng thì mình cũng sang được bờ bên kia, nhưng bị dạt xuống dưới bến đò vài chục mét. Mình bò lên bờ, ngồi thở dốc vài cái rồi đứng dậy đi vào trong thôn.
         Gặp anh em, mình mừng lắm, anh em cũng lập tức đi tìm người lái đò ra đưa nốt Quỳnh và Thuyết
sang bên này.
         Cuối cùng tất cả cũng đã vào đủ và an toàn.
         Sau khi đem cất các thứ vào nhà bếp ở nhà ông Đèn, anh Tiến lớp trưởng bảo : anh em vào trước đã
bố trí chỗ ở cả rồi, chỉ còn nhà cụ Khiếm là chưa có ai ở, bây giờ tớ sẽ đưa các cậu vào ở đấy.
         Lần đầu tiên đi ở nhờ nhà dân, không hiểu sao mình lại thấy thinh thích, ở nhà ai mà chả được.

         ( Còn tiếp )

5 nhận xét:

  1. Hay lắm ,thế là chúng ta lại có thêm cây bút trẻ trên 60 nữa.Nhờ vậy mà BBT đỡ phải nhặt các bài của Blog khác đưa về .Cố lên .Cố lên nữa đi hỡi các lão trẻ ngoài 60.

    Trả lờiXóa
  2. Lại là cố lên ,phải là tiến lên : Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu ,hàng đầu ta tiến đi đâu ,hàng đầu ta lại quyết đi đầu tiến lên......Xin có lời chúc mừng tay viết trẻ 60 thứ hai theo nghị quyết của BCH K6.Từ nay kho tàng kí ức k6 sẽ được khai thác và chúng ta sẽ hình dung được k6 những ngày gian khó

    Trả lờiXóa
  3. Có thế chứ , các pác K6 quyết tiến lên . Tiến lên chiến thắng cái căn bệnh " Trì trệ & Tự ti " của tuổi U70 .
    Xin chúc mừng các cây viết trẻ U70 - K6 !
    Mừng cho blog K6 .

    Trả lờiXóa
  4. Chào Việt Hùng"tay viết trẻ U70" những trang viết kỷ niệm về k6 của bạn đã dần gợi lại trong mình ký ức một thời khó khăn gian khổ của những sinh viên trẻ lần đầu sống tự lập,sống xa nhà.Kỷ niệm của bạn cũng là kỷ niệm của mỗi thành viên k6 chúng ta. Chúc bạn viết tiếp nhiều và hay hơn nữa nhé ! LẠI CỐ LÊN.......

    Trả lờiXóa
  5. Ke tiep di Hung oi, dung bat nhau cho lau nhe'!
    Com tu dien thoai nen khong dau, thong cam nha!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]