K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

4 tháng 7, 2020

TIẾN TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM... P2

TIẾN TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM...
----‐-----------
HÀNH TRÌNH BIÊN CƯƠNG...(Tiếp theo)
PHẦN 2
- Ngày 14/6 đi Hà Giang:
Ăn sáng món bánh cuốn chan Cao Bằng ( Dịp khác tôi sẽ nói về món bánh cuốn này) chúng tôi tạm biệt các bạn Cao Bằng mà lòng bịn rịn. Đoàn chúng rôi chực chỉ Hà Giang thẳng tiến, trên đường đi ghé qua mỏ thiếc Tĩnh túc. Một cái mỏ mà ở thế hệ tôi nó ăn vào ký ức, từ đời thường đến quyển tập đọc. Tĩnh túc đây ư? Cái mỏ mà ngày xưa, cứ nghĩ đến nó là thấy điện sáng hơn sao. Trước mắt tôi lúc này, khu mỏ là một cảnh tiêu điều đến thảm hại. Những mảng đồi nham nhở, với hố sâu chằng chịt nơi thung lũng , dăm công cụ , ngôi nhà trỏng trơ trong ánh nắng ban mai. Thiếc hết sạch sành sanh thật rồi, nếu không có cái bia ghi nơi đây là mỏ thiếc Tĩnh túc, thì chẳng ai hiểu nổi, cái lịch sử gần trăm năm của nó, đã lùi sâu vào ký ức thời gian mà một thời là biểu tượng của người Cao Bằng. Chia tay với Bạn Trị, anh Điêu kiên Cường sang ngồi chung xe với chúng tôi. Hắn là một tay say mê săn ảnh nghiệp dư và cũng rất lắm lời. Đúng thôi, bởi hắn có cái họ Điêu, mà lại là Điêu Kiên Cường mới khiếp, Điêu thuyền của Lã bố sao địch lại hắn. Cứ một đoạn, hắn bắt tay Hữu dừng lại, để hắn ngắm cái khe núi, cái ong , cái bướm. Tất tần tật hắn nhét vào cái điện thoại quả táo. May quá cho tôi, tên Liểu Mai Sâm lại đi trên xe cùng nhóm phóng viên và các thày cô giáo trẻ. Nếu không, hai tên này nó hợp lại ăn sống nuốt tươi tôi mất.


Trên xe được cái hai thằng em nó cũng yêu đời hay hát. Chú Hữu vừa lái xe vừa khe khẽ hát mấy bài ca Tây Bắc, còn chú Cường lúc lúc nó lại rống lên mấy bài Hmong mùi mẫn. Nhờ chúng, mà tôi và anh Cớ chẳng buồn ngủ bao giờ. Xe cứ bon bon, chẳng mấy chốc mặt trời đã lên đỉnh đầu. Chúng tôi tấp vào quán nước mía uống nước và chờ bạn Hà thanh Tiệm k15m ra phỏng vấn. Bạn Tiệm trong trang phục áo dân tộc ra tiếp chúng tôi cởi mở và thân mật. Bạn ấy là thân cận của bạn Hữu từ ngày xửa ngày xưa, lâu rồi mới gặp lại. Chia tay bạn Tiệm, lên đường chúng tôi đi Mèo Vạc.
Đón chúng tôi ở Mèo Vạc trong một chiều Hoàng hôn là anh Dược Sỹ Trí Cường , bạn thân anh Sâm từ thời học ở trường dân tộc nội trú. Bước vào nhà bạn, trên bàn đã có sẵn một đĩa đầy ngô non luộc nghi ngút khói cùng với nải chuối, mà quả nào quả nấy nó to như cái bắp chân. Lót dạ xong, anh Trí Cường xách cái can rượu chừng mươi lít ra khủng bố chúng tôi. Rượu anh nấu đã 15 năm rồi, chúng tôi thử mỗi anh một chén, rượu anh thơm ngon mà còn ngấu dừ tình bạn. Uống thử rượu xong, anh giục chúng tôi tranh thủ đi thăm làng du lịch Hmong Mèo Vạc và ngắm nhìn cảnh núi rừng, dãy Má Pì Lèng sừng sững. Làng văn hóa Hmong , những dãy nhà Homstay nên thơ cực đẹp, e ấp nấp sau dải núi, với những tia nắng vàng rực rỡ trải dài nơi chân núi, rồi mất hút ở phía chân trời xa lắc. Ngồi uống cà phê một lúc, chúng tôi lên xe leo dãy Mã Pì Lèng hùng vĩ. Từ trên cao nhìn xuống , bản làng Hmong nhỏ xíu, ẩn mình bên dòng sông trắng đục, quanh co uốn khúc trong đám mây chiều , đẹp như bức tranh thủy mặc. Dốc núi quanh co , đây đó một vài em bé Hmong nhỏ thó, trên vai trĩu nặng những bó củi to, nặng gấp đôi người. Đôi mắt các em nhìn xa xăm , khuôn mặt buồn buồn , bước những bước chân nặng nhọc.
Buổi tối chúng tôi ăn cơm cùng anh Trí Cường. Rượu ngon sóng sánh, chúng tôi chúc nhau những chén rượu nghĩa tình, làm vơi đi cái mệt nhọc trên con đường kinh lý. Ăn tối xong bọn tôi đi dạo , hôm nay mấy tay già chúng tôi có nhu cầu ngâm mình cho đỡ mệt. Ở đây có nước thuốc ngâm mình của đồng bào Dao rất tốt. Bạn Hữu rủ anh Cớ vào một tiệm thuốc, trước khi ngâm phải có tiết mục tắm hơi cho giãn lỗ chân lông, để thuốc ngấm vào. Bước vô anh Hữu mở van hơi, hơi tỏa ra mù mịt phòng. Bỗng ! Có tiếng la thất thanh, một bóng đen đẩy cửa phòng lao vụt ra ngoài, té ra là anh Cớ. Thật may phía ngoài lại có buồng ngâm chân, không thì tổng ngổng tồng ngồng. Anh Cớ thú thật , từ bé đến giờ anh chẳng xông hơi bao giờ. Nó làm anh ngộp quá, thở không nổi. A ha... hóa ra bác Cớ già mà đời còn non quá . Lỗi này thuộc về anh Khang, anh Hậu những chức sắc ở hội Cơ Điện Hải Phòng , không dìu dắt anh Cớ sớm vào đời. Hôm nay bác Cớ đi một đàng học được sàng khôn. Tắm nước xong khoan khoái quá , đêm nay chúng tôi có một giấc ngủ sâu.
- Ngày 15/6 quanh quẩn ở Hà Giang :
Ở Mèo Vạc chúng tôi lập kế hoạch , ngày mai đi thăm cột cờ Lũng Cú và thăm dinh vua Mèo. Làm sao buổi chiều có mặt ở Hà Giang để lên điểm cao 468 .
Xe chạy loanh quanh vượt dốc, sương mù trải dài dưới thung lũng. Chúng tôi dừng xe ở trạm kiểm soát dưới chân núi , rồi leo lên xe điện nhăm nhăm đỉnh Lũng Cú. Xuống xe nỗ lực trèo 279 bậc thang leo lên cột cờ. Đứng thở hổn hển , làm dăm pô ảnh . Rồi leo tiếp lên , chờ gió lặng xem cờ có rủ xuống không? Cột cờ Lũng Cú chẳng phải là cột mốc của biên cương , mà chỉ là nơi đỉnh cao của địa đầu tổ quốc. Từ nơi đây nhìn xuống thung lũng , bản làng chìm trong sương mù cô tịch đẹp đến nao lòng.
Cảnh đẹp như níu chân lữ khách, nhưng chúng tôi vẫn phải tiến về phía trước, đến thăm dinh thự của Vua Mèo , một dấu ấn lịch sử trong thời kháng Pháp.
Dinh thự vua Mèo ở xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn. Nằm dưới thung lũng, dinh thự có khuôn viên 3000m2. Trước đây tôi xem thông tin, họ nói xây dựng dinh thự vua Mèo mất 9 năm và tốn hàng vạn nhân công. Vậy có lẽ nó phải xấp xỉ công trình thủy điện Hòa Bình ấy nhỉ ? Thật bất ngờ đến nơi mới thấy , dinh thư vua Mèo vô cùng giản dị . Tọa lạc trên mảnh đất 3000 m2 , phần xây dựng cỡ 600m2 . Nhà xây theo lối truyền thống trình tường , kết hợp vách gỗ, lợp ngói âm dương. Ở khu rừng toàn gỗ, mà nhà xây vô cùng tiết kiệm gỗ. Cột kèo dui mè rất nhỏ. Nội thất không thể giản đơn hơn. Có lẽ cái chuồng ngựa còn có vẻ bề thế. Buồng khách nhỏ đơn sơ , bộ bàn ghế đơn giản không hề trạm trổ, nó còn đơn giản hơn bộ tràng kỷ gỗ ở các gia đình nông thôn bắc bộ. Buồng ngủ của bà vợ cả chừng 15 m2 , kê cái giường bé tẹo
1,8m × 1,2m. Cái cổng vào dinh cũng bé nhỏ, cái bề thế của dinh có lẽ là những cây gỗ Pơmu cỡ trăm năm, do vua Mèo chăm sóc. Tôi tả kỹ cái dinh này để các bạn thấy, vua Mèo vô cùng giản dị. Chẳng giống sách báo thêu dệt chút nào. Cái buồn nhất đọng lại trong tôi là dinh vua Mèo xuống cấp ghê quá , thiếu bàn tay săn sóc của con người. Một ông vua cũng đáng trân trọng đấy chứ. Giúp chúng ta đánh đuổi thực dân Pháp và hiến cho Cách Mạng lãnh thổ miền biên cương.
Tạm biệt dinh vua Mèo, xe chúng tôi bon bon đến Quản Bạ.
Ráng leo lên đài quan sát thật cao để nhìn thấy cái núi đôi huyền thoại. Leo mờ cả mắt , quay xuống thấy cụ Cớ mặt trắng bệch đứng thở phì phò.Rồi chúng tôi cũng leo tới đỉnh , bõ cái công khám phá. Đứng trên cao ngắm nhìn, cái núi đôi sao trời sinh khéo thế. Nó giống nhau như đúc, căng phồng và mượt mà như bộ ngực cô thôn nữ mới lớn ở cái tuổi đôi mươi. Chớp dăm cái ảnh Núi đôi , rồi cũng phải rời núi, đi Vị Xuyên Hà Giang cho kịp.
Vừa đến thành phố Hà Giang, các bạn ra đón và dẫn thẳng chúng tôi lên điểm cao 468. Nơi đây mặt trận Vi Xuyên oanh liệt ngày nào. Thắp nén nhang, cầu cho anh linh các anh hùng liệt sĩ , yên giấc ngàn thu nơi gió núi mây ngàn, mong cho các anh siêu thoát. Buổi tối gió lành lạnh, núi non chập trùng, xa xa leo lét ánh đèn phía đỉnh núi. Cô thuyết minh giọng đều đều, kể về chiến trường Vị Xuyên ngày ấy . Các anh như vẫn còn đây với lời thề Vị Xuyên còn đó " sống bám đá , chết hóa đá, thành bất tử". Các anh vẫn còn mãi mãi cùng với non sông đất nước Việt nam. Tên tuổi các anh đã đi vào hồn sông núi. Nhớ các anh , đồng đội đã làm đền thiêng , bia tưởng niệm. Nhưng ở nơi rừng núi hoang vu này ,vẫn còn hàng ngàn thân xác các anh nằm lại, mà đất mẹ ngày đêm mong chờ các anh về với mẹ. Tạm biệt Vị xuyên anh hùng nhé.
Tiền trạm là hai cô giáo đất Hà Giang, dẫn chúng tôi vào khách sạn Biên phòng cất đồ đạc. Ra phòng ăn , các bạn Ma Tiến, Hồng , Dũng... ào ra đón tay bắt , mặt mừng. Khắp căn phòng ầm vang tiếng chúc tụng , ăn nói , cười rỉ rả. Chúng tôi uống một trận ra trò, đi hết bàn này bàn khác , hôm nay có vẻ lâng lâng. Khi ra về, hai thằng em Cường, Sâm nó bảo lên xe của bạn Ma Tiến k19 đi bộ đội về. Bạn Ma Tiến cùng các bạn đi một lèo thẳng ra quán Karaoke. Một cái quán vô cùng hoành tráng , ở các thành phố lớn cũng khó mà có được. Quay tới lui chẳng thấy Cường và Sâm đâu cả , hóa ra chúng say, bảo nhau bán cái tôi cho Ma Tiến. Tôi phải một mình chống Maphia thôi, lại uống tiếp bia và gào to cho giã rượu. Lúc này, may quá có Bảo Ngọc cùng bạn Kiên ở trường ngồi lại với tôi.
Vui một lúc nữa rồi ra về .Tôi về đến phòng thấy anh Cớ và Hữu ngáy đều đều mất rồi. Tôi rủ Bảo Ngọc sang phòng của Sâm và Cường ngủ nhờ. Đẩy cửa vào hai thằng Sâm Cường nó cười rinh ríc ,vì tối nay chúng nó bán được tôi . Cười một lúc ,Cường Cùng Bảo Ngọc bắt đầu kéo gỗ. Bọn hắn ngáy khò khò, có lúc lại vang như kèn Trompet. Bên này tên Sâm vẫn còn cảm Trận Vị Xuyên, mở nhạc bài ca hoài niệm. Khoảng 1h30 sáng, tôi bảo Sâm tắt nhạc đi ngủ. Lát sau tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào.

Image may contain: 1 person, sky and outdoor

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]