K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

19 tháng 2, 2020

GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG

Nguyên văn bài thơ chưa bị kiểm duyệt cắt bỏ

“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ


Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
(Dương Soái)
Lào Cai, 1979”
Đầy đủ bài thơ ta mới hiểu câu "sồng ngầu lên sắc đỏ" là thế nào ... thêm tấm ảnh anh lính hôm nay, càng thêm cảm phục những người lính đã tham gia chiến đấu, đã hy sinh bảo vệ biên cương, và càng thêm yêu hơn những câu thơ và bài hát cất tên bên chiến hào năm xưa. những ngày này cách đây 41 năm.....

1 nhận xét:

  1. Bài thơ “ Gửi em ở cuối sông Hồng” đã bị kiểm duyệt.
    Mời các bạn đọc bản gốc hay và ý nghĩa.


    Lâu nay ta nghe bài hát Gởi em ở cuối sông Hồng ở đoạn cuối thấy ngô nghê và lạc lõng bởi những hình ảnh trong đoạn trên và khủc dưới trong ca từ không ăn nhập với nhau. Đi tìm bài thơ ta lại gặp ba dấu chấm như bỏ mất một đoạn. Đọc tờ báo Thể thao văn hoá thuật lại đoạn nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ trong chương trình Giai điệu tự hào, ta cũng bắt gặp ba dấu chấm lửng
    Hoá ra bài thơ đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt cắt bỏ mất một khúc, mà lại là đoạn thơ quan trọng, là cái hồn của cả bài thơ. Tuyên huấn không dám nhắc đến cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung quốc năm 1979 nên không cho phổ biến đoạn thơ này, khiến bài thơ mất đi tính chiến đấu vốn có của nó. Điều đó cho thấy lãnh đạo ta cố tránh né không muốn nhớ đến cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Bắc Kinh khởi đầu từ ngày 17.02.1979.

    Nguyên văn bài thơ đã bị cắt xén và phổ biến lâu nay:

    “Anh ở Lào Cai
    Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
    Tháng Hai, mùa này con nước
    Lắng phù sa in bóng đôi bờ

    Biết em năm ngóng, tháng chờ
    Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
    Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
    Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

    Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
    Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
    Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
    Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

    Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
    Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
    Em ra sông chắc em sẽ thấy
    Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

    Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
    Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
    Là niềm thương anh gửi về em đó
    Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”
    (Dương Soái)

    Nguyên văn bài thơ chưa bị kiểm duyệt cắt bỏ
    (Copy từ face Nguyễn Anh Tuấn)

    Gửi em ở cuối sông Hồng
    (Dương Soái)

    “Anh ở Lào Cai
    Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
    Tháng Hai, mùa này con nước
    Lắng phù sa in bóng đôi bờ

    Biết em năm ngóng, tháng chờ
    Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
    Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
    Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

    Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
    Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
    Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
    Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

    Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
    Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
    Em ra sông chắc em sẽ thấy
    Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

    Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
    Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
    Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
    Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

    Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
    Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
    Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
    Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

    Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
    Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
    Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
    Máu giặc loang ố cả một vùng

    Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
    Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
    Là niềm thương anh gửi về em đó
    Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

    Lào Cai, 1979”

    Qua đó, ta thấy rằng người ta không những tránh né trong lịch sử, trong sách giáo khoa dạy học sinh mà cả những tác phẩm văn chương viết về cuộc chiến tranh chống xâm lược Trung quốc, người ta cũng đục bỏ. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại đã bị cố ý bỏ sót chương chống bè lũ xâm lược Bắc Kinh .

    Đã đành vì muốn giữ hoà khí, vì hữu nghị để phát triển đất nước, tránh hoạ chiến tranh. Nhưng không vì thế mà phải đục bỏ lịch sử, quên đi xương máu của anh hùng liệt sĩ, của nhân dân đã đổ xuống để giữ yên bờ cõi. Bỏ quên hay xoá bỏ lịch sử là một tội lỗi khó tha thứ.

    (FB Đỗ Duy Ngọc)
    Nhà thơ Dương Soái tác giả bài thơ bị kiểm duyệt.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]