K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

29 tháng 5, 2013

K6 bên tượng đài Bác Hồ

Giữa núi rừng Việt Bắc, nơi gần với khu rừng Trần Hưng Đạo mà Đội tuyên truyền Giả phóng quân Việt Nam ra đời, mọc lên một tượng đài hoành tráng, có thể đổi được gần nghìn căn nhà cho đồng bào còn chưa nói sõi tiếng phổ thông (khi tôi hỏi đây thuộc huyện gì thì không trả lời được, đành phải ra hỏi tay thanh niên hình như là con bà... )

 Không biết Cụ đã đến đây chưa? À đây rồi:


Cuối thu 1958, bầu trời quang đãng, mát mẻ, cả Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) hân hoan đón chào Bác. Trong tâm thức từng người cứ nghĩ chiếc xe đi đầu là xe của Bác, nào ngờ Bác đi xe cuối cùng!Xe từ từ đậu hẳn trước khu chuyên gia Liên Xô.
Bác xuống xe và vào ngay nơi ăn ở của các chuyên gia Liên Xô đang giúp ta xây dựng và khai thác mỏ. Nơi  đón tiếp có để sẵn một ít ghế ngồi, lúc đó các chuyên gia đã ngồi chờ sẵn. Một bất ngờ là có ghế để sẵn, nhưng Bác không ngồi mà Người lại ngồi xuống đất. Anh Nguyễn Tiến Tác phụ trách bổ túc văn hóa của Mỏ ngồi ngay cạnh đó liền rút chiếc dép của mình để Bác ngồi. Bác nói: "Bác tự lực được" và rút ngay đôi dép đang đi để ngồi. Thấy thế các chuyên gia Liên Xô đang ngồi ở ghế cũng theo Bác ngồi xuống đất để trò chuyện với Bác như người thân dân dã đến thăm nhau vậy. Sau khi hỏi chuyện các chuyên gia Liên Xô, Bác vào thăm bếp ăn tập thể của Mỏ ngay cạnh khu chuyên gia. Bác đi thẳng vào kho nhà bếp, hỏi đồng chí quản lý bếp ăn:
- Cháu cho cán bộ công nhân viên ở đây ăn gì?
- Thưa Bác, rau ạ.
- Ngoài ra còn gì nữa?
- Dạ, còn có thịt, đôi khi có cả cá.
Bác lại hỏi:
- Rau mua ở đâu?
- Dạ, về Hà Nội và Thái Nguyên mua mang lên.
- Ngoài rau, thịt, cá, còn có gì nữa?
- Dạ, còn có cơm ạ!
- Gạo nấu cơm ở đâu, cho Bác xem?
Ngay lập tức Bác theo đồng chí quản lý bếp ăn vào xem kho gạo. Nhìn thấy gạo mốc, Bác không hài lòng. Người liền hỏi:
- Ai cung cấp gạo cho các cháu?
- Dạ, Ty Lương thực Cao Bằng.
Sau đó Bác đi thăm khu khai thác, nhà tuyển quặng, lò luyện thiếc và làm việc với ban lãnh đạo Mỏ.
Sáng hôm sau, trước lúc Bác và đoàn về Hà Nội, cả Mỏ tập trung để tiễn Bác và nghe Bác nói chuyện. Bác nói:
- Hôm qua Bác đã nhìn thấy gạo nấu cơm cho các cháu là gạo hẩm và mốc, tức là không được. Bác sẽ điện cho Ty Lương thực Cao Bằng phải cấp gạo ngon cho các cháu ở Mỏ ăn. Nhưng Bác cũng mong các cháu thông cảm, số gạo này còn lưu lại trước hòa bình mà tỉnh Cao Bằng còn tồn kho, các cháu có đồng ý không?
- Dạ, đồng ý ạ.
- Hôm qua cháu quản lý bếp ăn chỉ nói ăn rau! Bây giờ Bác hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên ở đây một câu sau: Ở Hà Nội có lên mua ra-đi-ô ở Mỏ của các cháu không?
Đồng loạt cán bộ công nhân viên trả lời: Không ạ!
- Thế thì tại sao các cháu lại về Hà Nội, Thái Nguyên mua rau?
- Dạ, ở Mỏ chỉ có đá mà không có đất ạ!
Bác liền nói ngay: Việc này giao cho Công đoàn Mỏ phải tự túc rau bằng cách mỗi cán bộ công nhân viên phải tự lực tăng gia, mỗi người khoảng 2-3m2 đất, bằng cách gạt, nhặt hết đá ra, là có đất sẽ trồng được rau ăn.
Rồi Bác nói: Bàn tay ta làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm!
Về nhiệm vụ sản xuất của Mỏ, Bác nói:
- Hôm qua Bác có làm việc với Ban lãnh đạo Mỏ, được biết kế hoạch năm 1958 sẽ không thể hoàn thành và xin Chính phủ giảm bớt 20 tấn, còn lại 80 tấn mới có thể hoàn thành được! Việc xin hạ định mức kế hoạch, Bác thấy bất ổn, vì kế hoạch sản xuất là kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước, không những không được hạ kế hoạch mà các cháu phải tăng năng suất, vượt mức kế hoạch Nhà nước giao. Bác lấy ví dụ kế hoạch trên giao là đáy phễu, các cháu phải thực hiện ở miệng phễu. Có thực hiện như thế mới đúng theo đường lối xã hội chủ nghĩa là tăng năng suất lao động để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Năm nay Nhà nước giao cho kế hoạch mỏ là 100 tấn thì cuối năm các cháu phải báo cáo với Bác là 120 tấn, thì Bác và Chính phủ mới vui.

Ngay lập tức Giám đốc Mỏ là đồng chí Nguyễn Đình Toại đứng lên hứa với Bác: Thưa Bác, cháu xin đại diện cho các cán bộ công nhân viên ở đây xin hứa với Bác sẽ hoàn thành vượt mức hơn 100 tấn mà Nhà nước giao.

Dứt lời, Bác nói ngay với đồng chí Toại: Chú chỉ đại diện cho chú thôi, chứ không thể đại diện cho hơn gần 2.000 cán bộ công nhân viên ở đây mà phải tất cả cán bộ công nhân viên ở đây cùng nhất tề hứa với Bác mới được! Thế là cả rừng người gần 2.000 cán bộ công nhân viên vang lên: "Chúng cháu xin hứa với Bác sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao như Bác đã nói ạ"!

Bác rất vui. Và kết quả năm đó Mỏ đã sản xuất được 120 tấn thiếc, vượt mức kế hoạch được 20 tấn thiếc. Sau khi Bác về thăm, Công đoàn Mỏ đã phát động phong trào trồng rau. Cả Mỏ thiếc lại thêm một màu xanh của rau, không phải về Hà Nội và Thái Nguyên mua rau nữa.

Qua chuyện kể trên, chúng ta thấy Bác sống rất gần gũi với đời thường. Bác giải thích dễ hiểu, dễ thấm vào lòng người và luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, của người lao động. Là cán bộ lãnh đạo mà không dựa vào nhân dân và tập thể thì lãnh đạo khó thành công.

Với tôi đây còn là một kỷ niệm không bao giờ quên và đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong đời tôi. Năm 1959, đề thi môn văn vào các trường trung cấp là: Anh chị hãy bình câu thơ: "Bàn tay ta làm nên tất cả/Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Tôi đã đưa vào bài viết lời dạy của Bác Hồ về việc tự túc trồng rau ở Mỏ thiếc. Bài làm được điểm cao và tôi đã trúng tuyển vào Trường Trung cấp Kỹ thuật II Hà Nội.


LÊ HUY KIÊM

4 nhận xét:

  1. Nghĩ lại Lãnh đạo ngày nay mà buồn quá.Ở đâu cũng thấy có tượng đài Bác Hồ,học tập theo gương Bác mà vẫn thấy cảnh đói -nghèo của người lao đông,người dân đen.
    Thây kệ đây là toàn cảnh khu mỏ và n/m luyện thiếc mà tôi ghi lại được
    [img]http://1.bp.blogspot.com/-jcT0q1HG5y0/UaV_ucu25ZI/AAAAAAAAFZ8/ciMr1-JXz_k/s400/IMG_7826.JPG[/img]
    Khu mỏ nhìn trên đèo xuống


    [img]http://2.bp.blogspot.com/-Xy7MvmhhoVY/UaV_taOxwYI/AAAAAAAAFZ0/TaxauUr4ctA/s400/IMG_7827.JPG[/img]
    toàn cảnh Mỏ và n/m luyện thiếc có khói trắng bay lên



    [img]http://4.bp.blogspot.com/-F_NicbY99B0/UaV_zg_r5rI/AAAAAAAAFaE/5j05kqsV7oU/s400/IMG_7829.JPG[/img]
    Khu nm Luyện Thiếc


    [img]http://4.bp.blogspot.com/-wSo-OqfRves/UaV_36asdoI/AAAAAAAAFaU/KuGRPWo6NmM/s400/IMG_7832.JPG[/img]
    Cổng vào nm với biển chỉ đường


    [img]http://2.bp.blogspot.com/-eB1ZQt74S0c/UaWAdCbcK_I/AAAAAAAAFbs/pyozIFbT0Bw/s400/IMG_7843.JPG[/img]
    Một cửa vào khu mỏ ngay say khu tượng đài


    [img]http://1.bp.blogspot.com/-3DFlPp7YVY8/UaWAP7FW3oI/AAAAAAAAFbU/KBl620czipU/s640/IMG_7841.JPG[/img]


    [img]http://3.bp.blogspot.com/-w9NeJaqNVFA/UaWANqZkpRI/AAAAAAAAFbI/hm8a9Khh0xA/s640/IMG_7838.JPG[/img]

    Trả lờiXóa
  2. Ảnh chính tay cơ nào chụp non quá !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không nên có một lời bình cụt ngủn như thế này. Đọc một cái mất hứng luôn. Dù rằng trình chụp ảnh của toàn bộ K6 chúng tôi chưa ai quá được ngọn cỏ, chỉ là do đam mê và máy móc đã quá rẻ nên mới có điều kiện chơi được. Mà ai đó muốn biết thì cứ trừ các người có mặt trong ảnh ra thì đó là tác giả nên không cần hỏi "đểu" như vậy!
      Dù sao cũng cám ơn Tiều Phu đã luôn theo dõi blog K6 và luôn có lời còm, mà như Thọ Mom đã nói cứ còm đi thà chửi mắng còn hơn là không còm, thế nhé.

      Xóa
  3. Thế là đẹp rồi, quan trọng hơn cả là mọi người đã đến đấy, chứng thực một địa danh mà hơn 50 năm trước có sự kiện trên, và đẹp nhất là 2 ảnh cuối, đó là những giây phút bình yên vì nghe đâu sau đó ở trên xe có...cơn bão to lắm .

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]