TRẦN MINH HẢI -K6I
2* Phải nói rằng tiếp xúc với các Văn nghệ sỹ khoác áo lính
rất thú vị, đơn cử thầy giáo họa sỹ Dũng chẳng hạn. Anh ấy là con nhà nòi, thân
phụ là họa sỹ Lê quốc Lộc lừng danh tranh sơn mài nước nhà! Người học vẽ từ
lúc cởi truồng là không ngoa đâu, lăn qua các đẫn học sơ trung đại học về vẽ. Về
Binh chủng ăn lương thượng sỹ, vẽ phóng bức Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, bị
các Bác to to xầm xì không giống! Họa sỹ giải thích, ở đời anh ghét nhất là sao
chép tranh người khác! Anh ấy nom tây lắm, mà tâm hồn nhiều lúc cứ y như trẻ
con, anh ấy reo lên khi có thằng trò vẽ tư thế lính đặc sắc, ngây người khi có
tên pha màu phong phú, Anh ấy không ngại ngần quạc bút sửa tranh trò mất mấy buổi
hỳ hụi làm. Hứng thì người mải mê vẽ quên ăn quên uống tới tối mịt mới
thôi, chán thì cả ngày không đụng tới cây cọ vẽ. Trừ thuốc lá ra thì cái gì người
ta sơi được, anh ấy cũng sơi chả kém cạnh. Nhiều khi anh ấy khơi mào tìm lý do để
chén cho nó vui.
Học viên đa phần là SV đi lính nên anh rất khoái, khi người
say la đà nom ngộ lắm. Sau này bên Mỹ mời anh ấy sang giao lưu CCB từ 2 phía, anh
ấy vẽ và mở phòng tranh luôn tại trận. Anh ấy có cái thú vẽ tranh ngựa hàng năm
mở triển lãm chuyên đề, mà ti vi đã nhiều lần đăng tải! Họa sỹ Phạm Lực ở phòng
VNQĐ, dạy chú em học vẽ, bà chị chú em lại yêu say mê người. Bác Lực vẽ 3 bức
phác thảo sơn dầu chân dung chị ấy, treo ở 3 nơi: Đầu giường, chân giường và trần
nhà - Để lúc nào cũng thấy người yêu! Cũng lon thượng sỹ, cơ mà đi các quân binh
chủng mở lớp dạy vẽ. Ai lại để các sỹ quan cơ sở mở lớp - tiếp thầy giáo hạ sỹ
quan của Phòng VNQĐ trung ương
Tài vẽ của
bác nổi tiếng - nhưng đang học dở ĐH Mỹ thuật ở Yết kiêu, nên bác ý được lon Chuẩn
úy! Xúng xính trong quả áo đại cán chả bao giờ gắn lon, xuề xòa với trò. khi
bác ấy vẽ, nhòm hoa mắt vì các nét quạc có mầu sắc dữ dội. Họa sỹ Văn Đa tranh xếp
ngồn ngộn để khắp mọi nơi trong căn phòng nhỏ, kể cả dưới cái gậm giường, riêng
tranh của ông con thì đặt trong khung kính to cẩn tó. Trên tường có treo tranh
sơn dầu khổ lớn về Bác Hồ ở rừng cọ đã 15 năm chửa hoàn thành. Có bức họa cầu
Long biên bị máy bay mỹ thả bom gẫy sập, người qua lại đi ngược chiều đi hiện
nay, Bác ấy tủm tỉm “đó là khoảnh khắc của lịch sử“. Bác Huy Toàn thì cẩn thận
giở cho xem các tập ký họa, tỷ mỷ, chi tiết đến không ngờ nổi, Bác Dương Viên thì
người làm sao - bào hao y vậy, nhân vật bác thể hiện mặt cứ tròn trịa béo tốt. Nhà
điêu khắc Kim Giao ăn nói rất nhẹ nhàng, thủ thỉ nhóm tượng đài dựng ở đền Bà Kiệu
bị duyệt bớt, giá dựng theo ý bác thì hay
hơn nhiều lắm, nhận xét Tôi ĐHCĐ,Vị ĐHTH, Hùng ĐHKT là có khả năng theo đuổi được
hội họa. Đến khu chợ Bưởi thăm họa sỹ Nguyễn Hiêm, nhà gianh cũ đơn sơ, nhiều
khóm hoa chậu cảnh. Phác thảo bày bừa bãi trong nhà. Bác ấy đã già mà khi nói về
hội họa người sôi nổi đến không ai ngờ.
Tôi có ấn tượng rằng thì là: các văn
nghệ sỹ đều có chung tính cách khác người, thì mới có các tác phẩm để đời. Tranh
của họ mình nhòm 1 lúc, hiểu chưa hết cái hay, cái đẹp, cái công phu thể hiện, ý
tình gửi gắm ở trong đó đâu. Lớp vẽ được
nhà thơ Hữu Thỉnh phụ trách chính trị, bao lần sinh hoat tối - thì bấy nhiêu lần
cả lớp há mồm nghe thi sỹ bình thơ. Hồi ý ít thông tin văn học lắm, nên chả biết
thơ của người hay của nhà thơ khác. Cơ mà hay, nhà thơ đọc 1câu rồi bình rồi
tán, rồi thì là liên tưởng mộng mơ.. Thời gian cứ vèo vèo trôi mà chả tên nào để
ý. Khuya thi sỹ mới dứt áo ra về, để lũ tôi cứ còn thòm thèm chán! Sau này tôi
mới biết thời gian ấy, thi sỹ đang thai nghén trường ca Sức bền của đất! Tôi bắt
gặp Thượng úy Thỉnh trực ban cổng BTL, anh nhún vai cười dí dủm “Em xem chỉ có
ở VN mình mới có thi sỹ gác cổng”. Giờ thì anh ấy là yếu nhân chủ tịch hội nhà
văn VN, hàm thứ trưởng cơ đấy nhé! Ngày 3/4/1974 Xe ca của BTL thiết giáp chở lớp
tuyên văn và lớp vẽ bọn tôi về Hà nội, cánh tuyên văn về Đoàn ca múa TCCT, trong
đó có cây hát chủ lực đội tuyên văn: Thượng sỹ thợ sửa pháo Ma bích Việt, sau 3
tháng tu nghiệp giọng hát mợ ấy hay hẳn ra đến không ngờ. Mấy tên nhạc công
cũng là Sinh viên các trường Đại học, chơi đàn làm vui... Cũng mắt trước mắt sau
ra quân cả lượt! Giờ mợ ấy là NSƯT dạy hát ở ĐHVH quân đội. Cánh vẽ bọn tôi đi
Phòng VNQĐ, gặp các Họa sỹ tên tuổi, kết thúc là 1 phòng tranh hoành tráng, cuối
cùng thì tất cả các học viên đều ra quân vào cuối tháng 10/1975 để về kiếm quả
bằng đại học, bị dang dở bởi chiến tranh. Học vẽ thì mất cả đời loay hoay sáng tạo - mệt
người lắm, rồi ra có nên cơm nên cháo không hề!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]