K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

6 tháng 4, 2015

PHẢI CHĂNG ÔNG NGUYỄN LÂN HÙNG ĐANG BÀO CHỮA VÀ CỔ VŨ CHO VIỆC PHÁ HOẠI CÂY XANH THỦ ĐÔ?

     Ai quan tâm cây xanh Hà Nội những ngày qua có thđọc một bài viết được Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn sưu tầm, đưa lên FB cá nhân của ông.
Có thể xem thêm những còm mới đây: HÀ NỘI

Hoàng Tuấn Công
       Ông Nguyễn Lân Hùng-Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam-người nổi tiếng với việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cả nước làm kinh tế phong trào. Ông là tác giả nhiều cuốn sách và tài liệu kỹ thuật, từ nuôi giun, dế, dúi, đến nhím, kỳ đà, ếch nhái, ba ba, rắn mối, cầy hương,...
Ngày 19/3/2015 khi dư luận đang hết sức phẫn nộ bởi việc triệt hạ hàng loạt cây xanh Hà Nội, ông Nguyễn Lân Hùng, với tư cách là một Nhà khoa học đã phát biểu (trên báo An ninh Thủ đô): Thay thế đồng bộ cây xanh: “Tôi tin, Hà Nội làm đúng” :

       “Tôi tin, Hà Nội làm đúng, chủ trương là đúng. Nhưng có vẻ cách làm của các cấp, Sở ngành chưa thấu đáo - như Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã nói. Việc tuyên truyền tới người dân chưa tới, nên gây hiểu nhầm và thiếu thông tin. Vì vậy, các Sở, ngành Hà Nội cần thông tin cho người dân hiểu rõ, việc thay thế là thay những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn, những cây không thuộc chủng loại cây đô thị. Việc thay thế này là thay thế xen kẽ, kéo dài từ 2015-2017 chứ không phải chặt hạ đồng bộ trên các tuyến phố như người dân đang hiểu”.
       Theo những gì ông Nguyễn Lân Hùng nói thì Hà Nội chỉ mới có chủ trương chặt cây trên giấy tờ, văn bản, “không phải chặt hạ đồng bộ trên các tuyến phố như người dân đang hiểu” (!) "Đang hiểu" và "hiểu nhầm" do "thiếu thông tin" chứ không phải đang nhìn thấy(?!)
Cứ ngỡ ông Nguyễn Lân Hùng lỡ miệng, sau đó phải biết lỗi mà im hơi lặng tiếng. Thế nhưng, chiều ngày 23/3/2015 (trên báo Hà Nội mới) ông Hùng vẫn tiếp tục quan điểm: “Thay thế cây xanh cho Hà Nội: Phải làm và nên làm" .
Những gì cơ quan điều tra đang làm, báo chí đang phản ánh có lẽ đã là câu trả lời cho ông Nguyễn Lân Hùng. Tuy nhiên ta thử xem, ngoài những lời ngụy biện, bênh vực cho chính quyền Hà Nội, trình độ chuyên môn, hiểu biết và thông tin của ông đến đâu?
Ông lặp lại quan điểm lần phát biểu trước: “việc chặt hay thay cây là việc làm bình thường với bất cứ đô thị nào. Sự phản ứng vừa qua từ công luận là do người dân chưa được tuyên truyền để hiểu rõ lý do tại sao lại phải chặt bỏ, thay thế những loại cây đó cũng như giá trị, vẻ đẹp, tác dụng… của những loại cây được trồng mới”.
Điều kỳ lạ, ông Nguyễn Lân Hùng cố tình đánh tráo khái niệm, phớt lờ thực tế: Hà Nội đã chặt, thay thế hàng loạt cây cổ thụ đang xanh tốt, khỏe mạnh một cách rất vội vã, bất thường chứ không phải thay thế “những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn”, càng không phải “thay thế xen kẽ, kéo dài từ 2015-2017” như ông “tin” chính quyền Hà Nội. Điều nguy hiểm ở chỗ ông liệt cây xà cừ vào danh sách những cây "không thuộc chủng loại cây đô thị", đặt ngang hàng chúng với những cây "cong nghiêng, sâu mục không an toàn" cần phải loại bỏ: "Việc thay thế là thay những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn, những cây không thuộc chủng loại cây đô thị". Tuy nhiên, ông lý giải thế nào về những hàng cây xà cừ cổ thụ, đều tăm tắp trên đường Hà Nội-Hà Đông? Nếu “gẫy đổ la liệt” thì giờ đây đâu cần phải “nhọc công” chặt hạ, thay thế? Có dịp lên Am Tiên (núi Nưa-Thanh Hóa) ông lý giải ra sao về hàng xà cừ đại thụ gần thế kỷ qua vẫn đứng dàn hàng, sừng sững qua bao mùa bão tố dữ dội của miền Trung?
Ngay như việt chặt hạ, thay thế đối với những loại "cây cong, nghiêng" cũng phải hết sức thận trọng. Bởi cây cong không hẳn là xấu, ngược lại có thể tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nó. Với cây nghiêng, nếu là cây quý cũng nên dựng, trồng lại. Không nên máy móc, cứ thấy "cong, nghiêng" là đánh dấu X vào và hạ sát.
Ông Nguyễn Lân Hùng là nhà khoa học hẳn phải biết rõ, cây đô thị bật gốc, gãy đổ do rất nhiều nguyên nhân: tầng đất canh tác mỏng (phía dưới nhiều gạch ngói, bê tông của lớp kiến trúc trước, khiến rễ cây không thể mọc sâu, vươn xa), do đào bới đường, vỉa hè nhiều lần (rễ của cây bị chặt đứt); do tán cây quá cao, quá nặng (vì không được chăm sóc, tạo tán); do mưa ngập khiến đất nhão ra, cộng bão lớn hoặc đúng luồng gió lớn; do khi trồng cây, kích thước hố đào không đúng tiêu chuẩn (hố quá nhỏ, nông)...Sao chỉ quan sát gốc rễ của những cây bị đổ mà không nhìn thấy bộ rễ vĩ đại của những cây đứng vững ngót thế kỷ bị đốn hạ, đào bới? Một cây xà cừ nếu được định kỳ tỉa cành, tạo tán, chăm sóc để cây không vươn quá cao, tán không quá nặng sẽ không dễ bị bão tố quật ngã. Sao Hà Nội không dùng kinh phí gần 36 triệu đồng cho việc triệt hạ một cây xà cừ để chăm sóc, điều khiển, tạo tán cho cây? Nếu cây mỡ thực sự là cây đẹp, tốt, phù hợp, sao không bắt đầu bằng việc trồng ở những khu đô thị mới của Hà Nội?
Quan điểm thay thế cây cho Hà Nội của ông Nguyễn Lân Hùng cũng rất phi khoa học, tùy tiện, tiền hậu bất nhất, thiếu tính nhân văn:
-Ông cho rằng cần loại bỏ những cây “không thuộc chủng loại cây đô thị” như “xà cừ dễ bật gốc, lim xẹt dễ gãy cành…” thế nhưng ông Hùng lại khuyên nên trồng cây chò chỉ: “mỗi con đường, tuyến phố nên trồng từng loại cây khác nhau, có ý nghĩa riêng như đường Bắc Sơn trồng hàng cây hoa ban, đường Hùng Vương, Trần Phú trồng cây chò chỉ…”
Vậy xin hỏi ông Nguyễn Lân Hùng, căn cứ nào để xếp cây chò chỉ vào loại cây đô thị, nên trồng thay thế ở đường Hùng Vương, Trần Phú? Theo tài liệu của Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, chò chỉ là loài cây lấy gỗ và là cây gỗ lớn, cao 30-40m (cây ở rừng Cúc Phương cao tới 60m), đường kính có thể đạt 150-200cm, thân tròn thẳng, sống trong rừng tự nhiên, phù hợp với rừng hỗn giao, thảm thực vật nhiều tầng, nhiều tán, “nơi ven khe suối, chân hoặc sườn núi, ẩm, ở độ cao £700 m so với mực nước biển và thích hợp với các loại đất như Feralit đỏ nâu hoặc vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ Phiến thạch sét, Granit, Phiến thạch mica, có tầng dày, tơi xốp, thành phần chủ yếu là sét pha thịt”.
Với đặc điểm sinh học như vậy, ai bảo chò chỉ phù hợp với cây xanh đường phố Thủ đô?
-Ông nói “người dân chưa được tuyên truyền để hiểu rõ lý do tại sao lại phải chặt bỏ, thay thế những loại cây đó cũng như giá trị, vẻ đẹp, tác dụng… của những loại cây được trồng mới”. Vậy nếu bây giờ được tuyên truyền, theo ông, cây mỡ được trồng mới thay thế xà cừ ở đường Nguyễn Chí Thanh có “giá trị, vẻ đẹp, tác dụng” như thế nào? Nó có thuộc chủng loại "cây đô thị" như cây chò chỉ do ông đề xuất không?
Trồng cây xanh cho Thủ đô (đúng như ông Nguyễn Lân Hùng đã nói, phải tính đến “cả trăm năm”) đâu phải chuyện nay nuôi dế mèn, nuôi ếch thất bại, mai chuyển sang nuôi nhím; nuôi nhím phá sản lại chuyển sang rắn mối, cầy hương... như cách ông hướng dẫn nông dân làm kinh tế phong trào?
-Ông Nguyễn Lân Hùng đưa ra ý kiến: “một số loại cây như cây bàng, theo tôi cũng không phù hợp là cây đô thị, bàng về mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu”. Do đó, theo ý ông “việc thay thế cây xanh của Hà Nội nên được làm quy củ (...) tốt nhất nên chọn cây đẹp, cho bóng mát và xanh quanh năm”.
Vâng, không rụng lá theo mùa mà phải “xanh quanh năm”! Vậy “cây hoa ban” ông khuyên nên trồng ở “đường Bắc Sơn” là cây thế nào? Nó chính là cây rụng lá theo mùa đó thưa ông! Trong mấy tháng mùa khô (trùng với thời gian từ cuối thu sang đông) nếu nhìn cây hoa ban, người ta sẽ ngỡ cây đã chết queo từ lâu. Sang xuân độ tháng 2, tháng 3, hoa ban mới đổ lộc ra hoa tưng bừng. Vậy, bây giờ Hà Nội có nên trồng cây hoa ban rụng lá vào mùa đông nữa không, thưa ông?
Ông Nguyễn Lân Hùng là nhà khoa học sao lại phát biểu ý kiến thiếu khoa học, tùy tiện, tiền hậu bất nhất, mâu thuẫn đến vậy?
-Trở lại câu chuyện “một số loại cây như cây bàng, theo tôi cũng không phù hợp là cây đô thị, bàng về mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu” và “nên chọn cây đẹp, cho bóng mát và xanh quanh năm” của ông Nguyễn Lân Hùng.
Thưa ông, nếu kể về loại cây “mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu” không "cho bóng mát và xanh quanh năm” thì Hà Nội không chỉ có bàng mà còn rất nhiều loại khác như cây sưa, phượng vĩ, lộc vừng, bằng lăng, cây cơm nguội, liễu rủ,v.v...Vậy, những loại cây mang lại vẻ đẹp quyến rũ cho Hà Nội này hẳn cũng nên thay thế một cách có “quy củ” hoặc không nên trồng nữa sao? Cây ở Hà Nội rụng lá vào cuối thu sang đông. Đây là khoảng thời gian Hà Nội không còn nắng, nhu cầu bóng mát đâu phải chuyện bức xúc? Tại sao dứt khoát phải thay thế hoặc trồng mới bằng loại cây "cho bóng mát và xanh quanh năm"? Vả lại, từ lúc "cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ"(*) cho đến khi chúng trút lá ngủ đông, chỉ còn thân cành khẳng khiu, đứng âm thầm như sắp lụi tàn trong màn sương giá rét của Hà Nội cũng có vẻ đẹp và cảm xúc riêng của nó, sao lại "nhìn rất xấu" được? Là dân Thủ đô mà ông chưa từng thấy vẻ đẹp của những "cây bàng mồ côi mùa đông" (*), những phượng vĩ, lộc vừng, liễu rủ ven hồ...mùa trút lá vàng đã đi vào thơ ca, nhạc họa, nhiếp ảnh... và cảm xúc của người Hà Nội, du khách bốn phương thế nào sao?
Cây rụng lá mùa đông, sang xuân bỗng tưng bừng chồi non lộc biếc, thành phố cây xanh như được khoác một tấm áo mới non tơ, mơn mởn, đầy sức sống, không phải là nét đẹp từng có và mãi mãi cần có của Hà Nội hay sao? Nếu Hà Nội thay thế, hoặc trồng mới toàn bộ bằng loại cây "cho bóng mát và xanh quanh năm" như đề xuất của ông, khi ấy, sẽ không còn mùa thu Hà Nội, không còn mùa xuân của thiên nhiên đất trời nữa. Vậy, ông nghĩ sao về một Hà Nội tự đánh mất bản sắc như vậy trong tương lai? Chẳng nhẽ ông nghĩ rằng, tình yêu với cây xanh Thủ đô, vẻ đẹp của Hà Nội chỉ ở một lẽ giản đơn là cây đem lại "bóng mát quanh năm" sao? Rõ ràng, chuyện lựa chọn cây xanh cho Hà Nội không đơn giản chỉ là rụng lá theo mùa, hay "bóng mát quanh năm" như ông Nguyễn Lân Hùng khuyên bảo mà còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.
-Về cây lim xẹt, không biết căn cứ vào đâu, ông Nguyễn Lân Hùng cho rằng cũng không nên trồng vì “xà cừ dễ bật gốc, lim xẹt dễ gãy cành…” Tuy nhiên, lim xẹt là loại cây đẹp "được trồng rộng rãi làm cây cảnh (do cây có tán tròn đều và hoa nở rộ rất đẹp) và che bóng trên đường phố, công viên, công sở, trường học. Hiện một số thành phố lớn ở Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh... Lim xẹt là một trong các loài cây chủ lực chiếm cơ cấu cao trong hệ thống cây xanh đô thị. TP Đà Nẵng đã đưa cây lim xẹt vào trong 5 loài cây chủ lực của TP" (Theo Wikipedia). Có đúng lim xẹt dễ gãy cành hay không, chưa thấy tài liệu nào nói đến. Nhưng dẫu có thì lý do "lim xẹt dễ gãy cành" không nên trồng của ông Nguyễn Lân Hùng cũng không chính đáng. Vì chính đặc điểm "dễ gãy cành" mà nhiều loại cây rất ít bị đổ do mưa bão. Bởi hàng năm, chúng được tự nhiên tỉa bớt cành lá, chấp nhận trơ trụi trong cơn bão tố để giữ vững gốc rễ, sau đó thân cành lại tái sinh tươi tốt. Bởi vậy, đặc tính dễ gãy cành của lim xẹt (nếu có) cũng phải được nhìn nhận là một cách sinh tồn của loài cây trong tự nhiên, ưu điểm của một loài cây khó bị đổ ngã. Tuy nhiên, theo rất nhiều tài liệu, lim xẹt được xếp vào loại cây xanh đường phố với nhiều ưu điểm: chịu khô hạn, nắng nóng, tán xanh mát, hoa đẹp, bộ rễ ăn sâu, thân gốc vững... mà Wkipedia đã ghi nhận một phần. Thành phố Thanh Hóa cũng có loại lim xẹt này, được trồng cách đây 20 năm, hiện cho bóng mát rất tốt.
-Ông nói “mỗi con đường, tuyến phố nên trồng từng loại cây khác nhau". Đúng vậy. Tuy nhiên, đó chỉ là việc nên làm, nên quy hoạch cho những khu đô thị mới hiện đại, tuyến phố dài, thẳng tắp, không nên áp dụng chung cho việc "chặt bỏ, thay thế cây xanh" của Hà Nội. Vì sao? Vì có nhiều loại cây, nhiều thế hệ cây trên một tuyến phố, con đường hay ven hồ chính là dấu ấn của một thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa, được hình thành, xây dựng, phát triển qua nhiều thời kỳ. Những "lớp văn hóa cây xanh" đầy bản sắc đó cần phải được bảo tồn, lưu giữ. Mặt khác, cây trồng thuần loại, đồng bộ trên mỗi tuyến phố đem lại vẻ đẹp của một thành phố hiện đại, nhưng ai dám bảo rằng, những "cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau" (*) không mang vẻ đẹp của hội họa, nhân văn đặc sắc cho một thành phố cổ? Ấy là chưa kể đến lợi ích của đa dạng sinh học do cây xanh mang lại cho môi trường Thu đô, cho chính những loài cây khi được trồng xen kẽ bên nhau.

Báo chí hoặc chính quyền phỏng vấn các nhà khoa học là để nhận được những ý kiến đánh giá xác đáng, khoa học, có tính thuyết phục, không phải là những lời phán bừa như của ông Nguyễn Lân Hùng. Đáng lưu ý, cả hai bài cổ vũ, bào chữa cho việc "chặt bỏ và thay thế cây xanh" của ông Nguyễn Lân Hùng đều xuất hiện trên hai tờ báo của Hà Nội? (trong Video clip phỏng vấn ông Nguyễn Lân Hùng của báo Hà Nội Mới còn có cả đoạn phê phán, chê bai một số tuyến phố trồng quá nhiều chủng loại cây) Ai dám chắc đến một ngày nào đó, chính quyền Hà Nội (sau khi đã "hỏi ý kiến các nhà khoa học") không triệt hạ tất cả các loại cây không đem lại bóng mát quanh năm cho thành phố? Những con phố Hà Nội có hàng cây phượng vĩ, bàng, lộc vừng, cơm nguội, me, sấu... đứng chen chân bên nhau không bị chặt phá, nhường chỗ cho cây chò chỉ, hay duy nhất một loại cây xanh quanh năm nào đó theo đề xuất "phải làm và nên làm" của ông Nguyễn Lân Hùng?
Không rõ do thiếu thông tin, hiểu biết, quan niệm giản đơn, trần trụi về cái đẹp, hay còn lý do nào khác để ông Nguyễn Lân Hùng bào chữa, cổ vũ cho tội ác "chặt bỏ, thay thế cây xanh" hàng loạt của chính quyền Hà Nội?
HTC/Thanh Hóa ngày 24/3/2015
Nguồn: https://www.websurf.in/…/sC_2…/O0jGHXdX/Y94N6gVQ/_3D_3D/b29/
Hide your IP address with Websurf.IN proxy. Its free and anonymous, and works in your browser. Watch Youtube or go on Facebook!
websurf.in
  • You, Hùng Lương and 117 others like this.
  • Đào Việt Dũng
    Write a comment...

  • nông quốc toản Tôi ủng hộ ông nguyễn lân hùng ......chính quyền tp hà nội đã làm đúng .việc chặt hạ thay thế cây xanh ở thủ đô Hà nội là mục đích cải tạo chỉnh trang đô thị .cho đẹp hơn ,thông thoáng hơn ..........cuối cùng là người dân thủ đô được hưởng lợi đầu tiên từ dự án này .....cho dù một vài năm đầu có thể chịu cảnh nóng bức ,....
    • Hide 16 Replies
    • Artist Do Minh Tuan Sao cậu cố cãi cho Hà Nội bất chấp ý kiến Thủ tướng vậy? Cây hàng chục hàng trăm năm mới to cao có bóng mát được như những cây bọn chúng chặt. Chẳng sâu mọt gì cũng chặt. Một vài năm lấy đâu ra bóng mát? Phải mấy chục năm đội nắng. Hà Nọi hưởng lợi gì? Cậu ngu dốt ngây thơ hay tham gia nhóm lợi ích chặt cây mà nói vậy?
      Like · 9 · 5 hrs
    • nông quốc toản Tôi ko thể ngờ rằng là một đạo diễn có tài như ông mà đưa ra lời lẽ với tôi như vậy .......cái câu cuối cùng của ông dành cho tôi .mà tôi cứ tưởng ông là loại vô học cặn bã của xã hội đấy .sao ông dám dùng lời lẽ thô tục vô văn hóa đó với tôi .....tôi hỏi ông những bình luận của tôi có từ ngữ nào vô học như những lời ông dành cho tôi ko ?
    • Lan Phuong Tôi nghĩ rằng bạn nông quốc toản nói theo "nghị quyết" đấy chứ nhỉ? Có thể anh Tuan nhầm nên nói vậy? Xin mn bớt giận, tất cả chỉ vì quá yêu Hà Nội mà thôiiiii...
    • Quoc Quan Pham Chú nông quốc toản ơi, chú phải hiểu rằng: 1. Không thể lấy mục đích biện hộ cho hành động được; 2. Theo chú cần 50 năm hay 100 năm nữa để khẳng định Hà Nội được chặt cây hôm nay sẽ đẹp hơn Hà Nội hôm trước khi chặt cây?; 3. Thế nếu không đẹp hơn thì có đào mồ những đứa chặt cây lên được không?!
      Like · 2 · 4 hrs
    • Long Pham Mắc cười ha.....cây dở chặt đã đành....cây tốt chặt làm chi...mà lại bảo ...là chờ vài năm nóng nực....lạ nhỉ???...thế nào là chỉnh trang cảnh quan..??.bán gỗ chia cho dân ...là dân dược hưởng lợi à ...???
    • nông quốc toản Chỉnh trang đô thị ko đẹp hơn trước thì người ta làm làm gì ....vậy cũng phải hỏi.....
    • Minh Hai Nguyen 60 năm tôi sống ở HN và đã được hiểu thế nào là nét đẹp của HN. Đi đâu cũng nhớ về những hàng cây có từ trước khi tôi sinh ra chứ rất ít (nếu không muốn nói là không) nhớ đến cây HN trồng sau này. Chẳng biết bạn Nông quốc Toàn đã sống ở HN bao lâu để k...See More
    • Đông Phương Nguyễn Họ chỉnh trang HN theo quy luật giá trị, theo dấu ấn nhiệm kỳ và đi ngược lại tự nhiên.
      Đã bao nhiêu năm nay họ quy hoạch xã hội,giáo dục,con người, kiến trúc,đô thị,quy hoạch cây xanh...để chúng ta có gì?.
      Chỉ những ai gắn bó với Hà nội, yêu nó mới cả
      m thấy mình đang bị tổn thương như thế nào,HN đã và đang bị những kẻ giả dối,vô cảm cai quản và tàn phá trên mọi lĩnh vực.
      Rất cần những người như Anh Artist Do Minh Tuấn đóng góp ý kiến bảo vệ Hà nội.
    • Minh Hai Nguyen Chưa có nơi nào quy hoạch luộm thuộm như HN. Hơn hai chục năm rồi mà chỗ nào trong nội thành cũng ngồn ngang, bụi bậm như công trường. Đường xá manh mún, vòng vèo. Nhà cửa phân lô như làng quê. Hạ tầng thiếu thốn (trường học, bệnh viện, chợ...). HN đã bất lực với nội đô rồi và đừng mang cái manh mún đó bao trùm lên những khu mới (kể cả cây xanh như kiểu Trung Hòa-Nhan chính toàn bê tông) bạn Nông Quốc Toàn ạ.
    • Ngo Gia Ngoc Nông Quốc Toản dòng họ với Nông Đức Mạnh nên nói theo nghị quyết là đúng rồi.
    • Nguyễn Hữu Kiên Nông Quốc Toản ơi! Lấy gì đảm bảo là trồng cây mới sẽ đẹp hơn? Cứ đem cây mỡ đấy ra xem? Chịu khó đội nón mà che nắng và che cho sâu nó không rơi vào đầu nhé! Nhiều sâu lắm đấy! Không phải là mấy năm đâu mà còn đến đời con đời cháu, đời chút, đời chít,... của Quốc Toản may ra mới có bóng râm Quốc Toản ạ. Làm dân Hà Nội mà không đau xót khi thấy những cây cổ thụ gắn bó với lịch sử, văn hóa lâu đời làm nên biểu tượng của Hà Nội bị chặt phá tan nát, thế thì có xứng đáng được ở Hà Nội? Tìm nơi khác mà ở đi thôi! xin nói với cả giáo sư Nguyễn Lân Hùng thế nữa! Xem ra ý kiến của ông em khác với ý kiến của ông anh - Ông Nguyễn Lân Dũng, một người tâm huyết với Hà Nội. Ông này chắc có tí chút gỗ Hà Nội được chia chác đây!
      Like · 1 · 1 hr · Edited
    • Nguyen Duc Hieu Kinh thật ...!!!???
    • Artist Do Minh Tuan Bạn nóng quốc toản xúc phạm hàng triệu người thằng việc ủng hộ bọn chặt cây thì khong sao vậy mà vừa hỏi bạn một câu bạn đã nổi giận rồi. Rất mừng là qua tin nhắn bạn to ra khách quan và đúng mực nên tôi cũng bớt buồn và thấy rằng bạn khong ngu ngốc hay tham gia nhóm lợi ích chật cây như tôi đã hồ nghi.
    • Artist Do Minh Tuan Nguyễn Hữu Kiên: Mặt Lân Hùng trông xôi thịt
      Like · 1 · 56 mins
    • Nguyễn Hữu Kiên Nhất trí với anh Đỗ Minh Tuấn lắm! Cảm ơn anh!
    • nông quốc toản Tôi so với các ông rất ít tuổi nhưng ko có nghiã là tôi ko hiểu bằng các ông vậy xin lỗi nhé.....nhưng có một điều chắc chắn rằng cuộc sống luôn vận động và phát triển đi lên đó là quy luật phát triển tất yếu khách quan .......cho dù ai đó luôn muốn níu giữ nó lại nhưng đó là quy luật .....xin thưa các vị rằng là những người chuyên môn họ luôn muốn thủ đô xanh ,sạch ,đẹp ,phát triển xứng tầm với thời đại ......
    • Đào Việt Dũng
      Write a reply...
  • Tịnh Nguyễn Thanh Không phải "Nhà khoa học" lúc nào cũng có ... "những phát biểu mang tính khoa học" (?)

    Và, một nhà khoa học chân chính và có tiếng tăm (?) thì đừng để những phát biểu của mình trở thành ... những điều tai tiếng như ông Nguyễn Lân Hùng !
    Like · Reply · 1 · 2 hrs
  • Minh Ho Đây mới là đứa con ghẻ của giòng họ Nguyễn Lân .
    Like · Reply · 1 · 2 hrs
  • Kim Hiền Trần Tôi chưa đọc hết xong thoáng thấy nhận xét không đúng :
    - Không nên nghe ý kiến của người trên 70 tuổi
    Tuổi Bao nhiêu không quan trọng - quân trọng họ sống có bản lĩnh chính Kiến như thế não vv?

    Chi nhìn 2 anh em ông Hùng và Dũng 2 Con người này 1 trời 1 biển
    Tên là Hùng không hợp với ơng này
    Like · Reply · 1 · 2 hrs
  • Thanh Vudan Bai viet that tuyet nhu the tac gia qua am hieu ve cay va tinh nguoi Ha Noi.
    Like · Reply · 1 · 2 hrs
  • Phuong Dang Mùa đông áo đỏ, mùa hạ áo xanh...Ông Hùng mù màu ah?
    Like · Reply · 1 · 3 hrs
  • Phuong Dang Dòng họ nhà Nguyễn Lân chắc đang xấu hổ vì ông Hùng lắm đây! Nhất là bác Nguyễn Lân Dũng, người đang "đau xót" vì thảm họa chặt cây và "rất bức xúc vì sao CQ thành phố ko hỏi ý kiến các nhà khoa học"! Bây h chắc đau xót vì cây 1 thì bác đau xót vì nguoi nhà mình 10!
    Like · Reply · 1 · 3 hrs
  • Hung Tan Vu Chẳng cần đến núi Nưa-Thanh Hóa, ngay đường Trung Văn - Nam Từ Liêm (Đường Tố Hữu rẽ vào 50m) có hàng cây xà cừ hàng chục năm chưa bao giờ được cắt tỉa cành vẫn đứng vững giữa đồng không mông quạnh.
    Like · Reply · 2 · 4 hrs
  • Quoc Quan Pham Thực ra bác Lân Hùng có phải quê ở Hà Nội đâu. Bác ấy ở Hưng Yên ấy mà! Bác Lân Dũng thì bảo Hà Nội làm sai, bác Lân Hùng lại bảo đúng. Có người bảo bác Lân Hùng được trả tiền để nói vậy, mọi người thông cảm cho bác Lân Hùng nhá.
    Like · Reply · 2 · 4 hrs · Edited
  • Quang Bạch ,,, Ông NGUYỄN LÂN DŨNG làm căng nên em ông là NGUYỄN LÂN HÙNG làm dịu lại chính quyền đó mà !!...
    Like · Reply · 2 · 4 hrs
  • Mai Phuong Cam ơn bài viết của bạn. Hay.
    Like · Reply · 1 · 4 hrs
  • Minh Hung Nguyen Bài biết rất hay, rất chí lí. Cảm ơn tác giả.
    Like · Reply · 1 · 4 hrs
  • Minh Hung Nguyen Một bài viết rất hay, rất chí lý. Cảm ơn tác giả.
    Like · Reply · 1 · 4 hrs
  • Khoanminhkhai No Dọn sạch tàn tích cuả bọn thực dân Pháp...kể từ nay dân HN yên tâm sống hoà bình với anh hai Tàu nhé
    Like · Reply · 1 · 4 hrs
  • Hoa Lua Bài viết chí lý. Thật buồn cho Nguyễn Lân Hùng.
    Like · Reply · 1 · 6 hrs
  • Nguyễn Đức Long Cây bàng đã từng vào thi ca mà chặt tức là chặt vào văn hóa HN. Dòng họ Nguyễn Lân sao có vị này nhỉ?
    Like · Reply · 2 · 6 hrs
  • Binh Ho Thanh Mot khoi go xa cu gia khoang hai chuc t,mot cay trung binh co nam khoi...?
    Like · Reply · 1 · 6 hrs
  • Hà Xuân Thúy Liệu có phải cái thời khắc ' Thoái trào " Của dòng họ Nguyễn Lân đã tới rồi sao ?
    Like · Reply · 3 · 6 hrs
  • Triệu Thị Bích Sao ông anh không cho thằng em vài ba cái tát nhỉ ?
    Like · Reply · 2 · 7 hrs
  • Trần Mạnh Quyền Tôi muốn nhổ vào mặt Lân Hùng ( xin lỗi mọi người)
    Like · Reply · 2 · 7 hrs
  • Tran Hien Phân tích hay và rất tuyệt !
    Like · Reply · 2 · 7 hrs
  • Nguyễn Hữu Qúy Nguyễn Lân Hùng ơi là Nguyễn Lân Hùng. Sao bác nói khùng vậy? Đừng để bọn tui gọi bác là Nguyễn Lân Khùng nhá.
    Like · Reply · 3 · 7 hrs
  • Long Pham ĐÚNG THẾ....
    HOAN HÔ BÁC...NÓI LỜI NGAY...
    CHỬI CHO KẺ SĨ LIẾM ....KHỌP LƯNG...
    Like · Reply · 1 · 7 hrs
  • Khong Bang Hung Cả nhà cụ Nguyễn Lân được mối ông con làm ở nghành y là đủ tài,trí,Đức!
    Like · Reply · 1 · 4 hrs
  • Đoàn Tiến Vinh Đổi tên thành Nguyễn Lân Khùng là chắc chắn rồi
    Like · Reply · 2 · 7 hrs
  • Nam Tran Mới "múa" chút thôi chứ "múa tối ngày" còn mệt nữa . Ăn cơm chúa mà .
    Like · Reply · 2 · 7 hrs
  • Ly Thang Nguyen Bàn tay có ngón dài,ngón ngắn. Nhưng quả thật phát biểu của ô.Hùng hình như có mùi $.
    Like · Reply · 1 · 2 hrs
  • Va Ai mua danh ba vạn bán danh ba đồng !
    Like · Reply · 2 · 4 hrs
  • Hong Nguyen Ông Hùng chủ yếu là tiếp thị giống và phân bón, thuốc sâu. Chẳng có đề tài khoa học nào ra hồn.
    Like · Reply · 1 · 1 hr
  • Congtrung Nguyen Buồn cho những trí thức chỉ vì nô tài mà hèn mọn.
    Like · Reply · 3 · 7 hrs
  • Vàng A Hiếu Khổ lắm, ổng không nói thế thì tụi nó không cho ... lên TV nua. Hehe
    Like · Reply · 2 · 6 hrs
  • Lan Phuong Trong khi em ông, ông Nguyễn Lân Dũng thì lại phản đối gay gắt là sao ta? Thôi ông ơi, ông gì rồi, những việc đó để cho thế hệ trẻ họ lo, ông đứng sang 1 bên đi cho chúng tôi...nhờ...:)))
    Đừng tin những gì người 70 tuổi trở lên nói...
  • Ngo Gia Ngoc Các bácc thông cảm. Dòng họ Nguyễn Lân.. Đều có học thức nhưng Bác Lân Hùng nầy phát ngôn hơi khó nghe một chút ( nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)
  • Nguyen Duc Hieu Đấu tố rồi...
    Like · Reply · 1 hr
  • Minh Hai Nguyen Mấy bác nhà này thì "thôi rồi Lượm ơi". Bác Nguyễn Lân Hùng có rất nhiều công trình "Ông là tác giả nhiều cuốn sách và tài liệu kỹ thuật, từ nuôi giun, dế, dúi, đến nhím, kỳ đà, ếch nhái, ba ba, rắn mối, cầy hương,...". Các công trình của bác đều có "mùi tiền" thuế của dân và mùi lên TV nâng bi. Thế nên bây giowf bác nâng tiếp thì có gì phải "đoán"
    Like · Reply · 2 · 4 hrs
  • Tuấn Hà Cậu nông Quốc toản này có Cần phải vuốt đuôi không . Được nhiêu đồng bạc lẻ ?????
  • Artist Do Minh Tuan Cây bàng đẹp thế này mà nó bảo “một số loại cây như cây bàng, theo tôi cũng không phù hợp là cây đô thị, bàng về mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu”. Đúng là một thằng thô lỗ, mù thẩm mỹ, thiếu cảm quan lịch sử, nhân văn nên không nhìn thấy vẻ đẹp sinh độn...See More
    Like · Reply · 10 · 9 hrs · Edited

4 nhận xét:

  1. Trước hết hoan nghênh người đã đưa bài này lên trang blog của K6 Cơ Điện nhằm đưa ra một số thông tin trái chiều về việc chặt hạ cây xanh vô tội vạ ở Hà Nội .Tuy nhiên về những lời còn thì cần xem xét có nên đưa nhiều như thế không bởi có cả những lời lẽ thô tục thiếu văn hóá Điều đó không phù hợp với tiêu chí của chúng ta vậy đề nghị BBT loại bỏ bớt những comment đó.
    Lập luận của Ô Tuấn rất hay và chính xác cộng với Tâm và Tầm của Ô làm tôi thán phục.Chúng ta không thể ủng hộ những kẻ lợi dụng chủ trương -chính sách làm láo được ,Thủ tướng CP-Bí thư thành ủy -Chủ tịch Thành phố đã nhìn thái mặt trái của vấn đề nên đã yêu cầu nghiêm túc kiểm tra và sử lý công minh.
    Những người có trách nhiệm như Ô Quốc Hùng -phó CT thành phố hay Ô Phan Long phó Ban tuyên giáo Th Ủy v .v nói sai chủ trương của Đảng -Nhà nước cũng bị sử lý .Còn Ô Hùng cần được Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam xem xét đấy .

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. FB là một diễn đàn giao lưu,tham luận tự do của công luận vì vậy mỗi chủ đề càng có nhiều bài còm càng hay ta mới thấy được sự phong phú đa dạng và khách quan .của công luận khi biểu lộ quan điểm trước một sự việc.
    Tôi chưa đọc các bài viết của GS Nguyễn Lân Hùng trên các báo về vụ chặt hạ cây xanh ở HN vừa qua,nhưng nếu tất cả những gì tác giả Hoàng Tuấn Công đã phản ảnh trong bài viết của mình trên FB là đúng sự thực thì đây là một chuyện sốc và buồn cho người dân nhất là giới chức làm công tác khoa học
    Về trách nhiệm của TP trong vụ việc này tôi thấy ông N.T Thảo phải là người chịu trách nhiệm chính đơn giản vì ông là chủ tịch tỉnh.Thanh minh như ông Thảo là chỉ chặt cây cong,sâu mọt vậy thử hỏi cây trồng bóng mát ở HN cây nào chả cong (phải chăng ông Thảo trừ các phố trồng Thông,phi lao, bạch dương)-đây là cách nói lập lờ đôi nước được thì chén thua tao không sai.Cây xanh công nhân đã đốn hạ xuống chẳng thấy sâu mọt đâu mà toàn những thân cây đang tràn trề sức sống.
    Sự thực nếu không có công luận,lương tri của người HN thì chủ trương đốn hạ 6700 cây xanh của TP đã thực hiện xong ,ông Thảo không phải thanh minh,GS Hùng cũng không cần phải viết bài đăng báo nữa ,thành tích chặt hạ 6700 cây xanh lúc này công đầu chắc lại thuộc về ông L.T Thảo.

    Trả lờiXóa
  4. Hùng đầu bạc14:02:00 8 thg 4, 2015

    Hùng bò không hiểu rõ nguyên nhân bài viết này.
    Nhưng rõ ràng cách phân tích của tác giả hướng cho chúng ta thấy cái mục đích của bài này là phản đối việc chặt cây và phê phán GS NLH. Các còm trong bài thiên về ném đá vị Giáo sư này.
    Nhưng Hùng bò thấy cần khách quan hơn…
    Thứ nhất bài này chỉ trích dẫn từng đoạn mà tác giả thấy rằng có vẻ lợi cho quan điểm của tác giả (phê phán GS NLH).
    Thứ hai Phải khẳng định chắc chắn là vụ chặt cây xanh ồ ạt như vừa qua là hoàn toàn sai, chắc chắn nhiều kẻ lợi dụng để kiếm chác, nhiều cây còn rất tốt, bị chặt oan .
    Thứ ba Nhiều người dân chân chính đứng ra bảo vệ cây xanh, rất đáng khen ngợi và việc làm của họ đã có tác dụng ngăn chặn “một vụ phá hoại có tổ chức”
    Nhưng cũng có nhiều kẻ lợi dụng “những kẻ phá hoại này” để trục lợi góc độ khác.
    Cụ thể Hùng bò từng là nhà báo, Hùng bò hiểu rất rõ nguyên tắc làm báo phải như thế nào.
    Nhiều nhà báo, cộng tác viên, người viết đã lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia để “nâng tầm bài viết của mình” lấy thổi phồng dư luận. Các pac để ý sẽ thấy, sự thật có rất nhiều ảnh chụp các cây gỗ trong thân còn rất tốt đã bị chặt…, nhưng các pac cũng sẽ thấy có những ảnh chụp các cây gỗ tốt bị chặt đặt hai bên đường Nguyễn Trãi. (Nơi mà cây cần phải chặt để làm đường sắt trên cao – một sự hy sinh đáng tiếc, nhưng bắt buộc phải chấp nhận). Nhưng họ dùng những ảnh này ghép vào những bài chặt cây trên đường Nguyễn Chí Thanh, Phố Huế v.v…
    GS NLH là một vị giáo sư có tài, có nhiều cống hiến, cũng có thể có lúc ông đúng, cũng có lúc ông sai (Hùng bò không khẳng định trong việc này ông sai). Nhưng phê phán kiểu tác giả bài này theo kiểu chụp mũ cá nhân như vậy có nên chăng. Cách làm của ông ấy, nhân danh khoa học, liệu có cái gì lồng ghép vào giống kiểu lấy ảnh cây gỗ còn tốt bị chặt ở đường Nguyễn Trãi đưa vào bài viết chặt cây ở đường Nguyễn Chí Thanh không? Ngay người đọc khách quan nhất như pac Đặng Hưng cũng nói: “nhưng nếu tất cả những gì tác giả Hoàng Tuấn Công đã phản ảnh trong bài viết của mình trên FB là đúng sự thực thì đây là một chuyện sốc và buồn cho người dân nhất là giới chức làm công tác khoa học ” Pac Đặng Hưng nói rõ là “nếu…là đúng sự thật”, còn nếu không đúng thì sao?
    Tóm lại, Hùng bò cũng rất lên án vụ chặt cây, cũng lên án những kẻ lợi dụng để làm tiền, nhưng không đồng tình với cách viết của tác giả bài này .

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]