K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

25 tháng 11, 2013

Ý tưởng lụi tàn?

      Một trong những ý tưởng tôi định góp ý với K10: cho một chuyến tổ chức về trường bằng tàu hỏa, và bản thân tôi rất muốn đi 1 lần sau 33 năm chưa đi lại tuyến này. Bây giờ thì ý tưởng đó đã bị dập tắt rồi.
      "5 đôi tàu được đề nghị dừng hoạt động từ 1-1-2014 thuộc các tuyến Long Biên - Quán Triều (91/92), Vinh - Đồng Hới (VĐ 31/32), Đồng Hới - Huế (ĐH 41/42), Gia Lâm - Đồng Đăng (ĐĐ 3/4), Yên Viên - Hạ Long (R 157/158)"

     Nhưng có thể vẫn còn kịp cho riêng mình và những ai cùng ý thích như tôi, vì vậy tôi kêu gọi những ai hoài cổ hãy đăng ký cùng đi một chuyến Long Biên - Lưu Xá với tôi. Có thể đi chiều ngày 6-12-2013 từ ga Long Biên lúc 13h35 và đến ga Lưu Xá lúc 16h57 (giá vé cho K6: 25.000đ). Đến ga Lưu Xá chúng ta lếch thếch đi bộ vào trường, tham dự không khí Hội trường 49 năm thành lập, ra các quán nước chè đơn sơ nhất vùng để tìm lại cảm giác xưa. Nếu trời không mưa, ta có thể làm một cái lều trại ngủ trên đồi. Và đêm đó chúng ta lại làm quận công... 
     Một ý tưởng bột phát khi đọc dòng tin trên, chắc còn nhiều thiếu sót, đề nghị mọi người yêu thích ý tưởng này vào đây bàn bạc để cuối cùng chúng ta có một chuyến đi vui vẻ. 



Không nên ngừng chạy tuyến tàu khách Thái Nguyên - Hà Nội
   
Đang mua hàng ở cạnh ga Thái Nguyên nằm trên địa phận phường Đồng Quang (T.P Thái Nguyên), tôi bỗng nghe thấy tiếng còi tàu báo hiệu tàu sắp dừng ở sân ga. Sau một hồi còi, tàu dừng lại, từng đoàn người nối đuôi nhau bước xuống sân ga. Tiếng còi tàu, hình ảnh những hành khách vừa bước xuống sân ga gợi cho tôi biết bao kỷ niệm về những lần đi tàu khi còn là sinh viên.

Còn nhớ 18 năm trước, hôm về Thủ đô Hà Nội nhập học, lần đầu tiên được mẹ cho đi tàu, tôi thích thú vô cùng khi thấy hai bên đường bát ngát những đồi cây, xa xa là những cánh đồng lúa, trĩu hạt. Lúc mới xuống Hà Nội, tôi sợ nhất là không biết đường ra ga Long Biên để về nhà. Đi dần thành quen nên con tàu đã trở thành “người bạn” quá đỗi thân thiết với cánh sinh viên chúng tôi. Mỗi lần được nghỉ dài ngày, tôi lại “khăn gói quả mướp” ra ga Long Biên hối hả mua vé để kịp chuyến tàu về nhà với bố, mẹ. Khi quay trở lại trường, con tàu lại mang giúp tôi bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh nào gạo, khoai, sắn, nào chuối, bưởi…

Ký ức về những chuyến tàu Hà Nội - Thái Nguyên (Long Biên - Quan Triều) đã đi vào tâm thức không của chỉ riêng tôi mà với rất nhiều người dân Thái Nguyên. Trong nhịp sống hiện đại hôm nay, vẫn còn rất nhiều người Thái Nguyên, Hà Nội lựa chọn những chuyến tàu để làm phương tiện đi, lại. Chị Hoàng Thị Diễn, một người sinh ra, lớn lên tại Thái Nguyên, hiện đang sinh sống tại huyện Đông Anh (Hà Nội) chia sẻ: Dịp nghỉ lễ, Tết, vợ chồng tôi thường đi tàu về thăm ông, bà ngoại ở Thái Nguyên. Mỗi lần đi tàu, tôi thấy tâm hồn thật thư thái. Còn anh Vũ Văn Lực, một người dân ở tổ 8, phường Tân Thịnh (T.P Thái Nguyên) thì nói: Mỗi lần về Hà Nội, thay vì đi xe ô tô khách, tôi lựa chọn cách đi tàu để tách mình khỏi phố phường nhộn nhịp, đông đúc, để có thời gian được tĩnh tại…

Được biết, tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên xây dựng từ năm 1959. 54 năm qua, tuyến đường này đã góp phần quan trọng vào việc vận chuyển hàng hóa, hành khách phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, vận chuyển hàng tỷ tấn nguyên liệu, nhiên liêu phục vụ cho Khu gang thép Thái Nguyên và các mỏ quặng sắt, thiếc, chì, kẽm, than của các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên về các tỉnh đồng bằng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, tuyến đường còn giúp người dân các tỉnh miền núi phía Bắc thường xuyên giao lưu, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, tháng 9 vừa qua, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã xin ý kiến tỉnh Thái Nguyên được ngừng chạy tàu tuyến Long Biên - Quan Triều với lý do việc kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách trên tuyến gặp khó khăn, kém hiệu quả...

Khi chúng tôi mang thông tin này trao đổi với một số người dân Thái Nguyên, mọi người đều bày tỏ quan điểm không nên ngừng chạy tuyến tàu này. Anh Nguyễn Mạnh Tường, một người dân ở tổ 32, phường Quang Trung (T.P Thái Nguyên) cho hay: Tàu khách Thái Nguyên - Hà Nội đã ăn sâu vào ký ức của người dân Thái Nguyên, làm nên một nét đẹp riêng có của thành phố thép. Nếu Nhà nước không duy trì tuyến tàu khách này nữa, chúng tôi sẽ buồn lắm. Chắc hẳn mọi người sẽ rất nhớ tiếng còi tàu hú vang lúc chiều tà, nhớ cảm giác được ngồi trên chuyến tàu, ngắm cảnh thôn quê mỗi lần cùng tàu xuôi về Hà Nội… Cũng về vấn đề này, ngày 4-11-2013, UBND tỉnh đã có Công văn số 1209 gửi Bộ Giao thông - Vận tải và Tổng cục Đường sắt Việt Nam.

Theo đó, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ quan điểm: Việc ngành Đường sắt ngừng chạy đôi tàu khách Long Biên - Quan Triều (QT 91/92) không những làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bởi vậy, để giúp tỉnh tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho việc đi lại của nhân dân được thuận lợi, chúng tôi đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải, Tổng cục Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan của ngành Đường sắt không cắt bỏ đôi tàu khách tuyến Hà Nội - Thái Nguyên, đồng thời đề nghị có kế hoạch nâng cấp, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng thêm một số chuyến tàu nhanh, chất lượng cao để thu hút hành khách sử dụng dịch vụ này.

Những người dân Thái Nguyên rất mong đề nghị của tỉnh sẽ được Bộ Giao thông - Vận tải và Tổng cục Đường sắt Việt Nam chấp thuận. Trên thực tế, đường sắt là tuyến giao thông công cộng quan trọng, vận chuyển được khối lượng lớn hành khách và hàng hóa, góp phần tích cực trọng việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông mà đường bộ không thể đảm nhận được. Tàu khách Long Biên - Quán Triều (QT 91/92) là tuyến duy nhất phục vụ các đối tượng học sinh, sinh viên và nhân dân lao động nghèo đang làm việc, sinh sống, công tác tại các tỉnh lân lận có nhu cầu lại bằng tàu hỏa. Tỉnh Thái Nguyên hiện đang thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn vào địa bàn như các dự án của Tập đoàn Samsung, các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình, Khu công nghiệp Điềm Thụy... nên sẽ thu hút hàng chục vạn lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước đến làm việc tại Thái Nguyên. Như vây nhu cầu đi lại của nhân dân từ Thái Nguyên về Hà Nội để đi các tỉnh khác và ngược lại sẽ tăng đột biến ngay từ đầu năm 2014, nhất là vào các dịp ngày lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần…
  • Tùng Lâm
  • 2 nhận xét:

    1. Hôm nay báo chi đã đăng tin" ĐỀ NGHỊ KHÔNG DỪNG 5 ĐÔI TÀU CHỢ" trong đó co tuyến Yên viên- Quán triều.
      Như vậy nguyện vọng đi tàu về Lưu Xá vẫn có cơ hội thực hiện.
      Tôi (gốc K4MB- Đầu Trâu năm xưa) ở Tp HCM xa xôi chúc lý tưởng đi tàu về thăm trường cũ ( nay nó chắc đổi mới nhiều rồi) của chúng ta trường tồn mãi mãi.
      hglevan.2012@gmail.com .

      Trả lờiXóa
    2. Do chưa bỏ tàu khách Hà Nội - Thái nguyên nên chúng ta vẫn còn dịp để thực hiên kế hoạch về Lưu Xá bằng xe lửa. Kế hoạch sẽ được lên sau khi tính toán lựa chọn thời điểm thích hợp nhất!
      Chưa bỏ tàu xem Ở ĐÂY

      Trả lờiXóa

    Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
    Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
    Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
    Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
    Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]