Xưa Gianh Nứa, yêu nhau - Nay Thơ Ảnh, yêu đời --- mà vẫn yêu nhau tha thiết như thuở nào!
K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ
Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com
CHUYẾN DU LỊCH PHƯƠNG NAM
Trả lờiXóaTrong cuộc Nam tiến của đoàn CCB Cơ Điện có nhiều buổi đúng là du lịch.Lên thăm Đà lạt chẳng hạn,ai lên lần đầu thì khỏi phải nói .Đúng là kỳ thú , quyến dũ và đẹp mê hồn.Hay đến Sài gòn vào thăm khu du lịch Suối tiên hoặc Đại Nam lại thấy sự hùng vỹ,tráng lệ mà con người tạo ra.Ở đó ta có thể ôn lại lịch sử Việt Nam hay Thế Giới.Ta có thể chiêm ngưỡng Thế giới thu nhỏ quanh ta thỏa mãn niềm đam mê khám phá và trí tưởng tượng...
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến cái du lịch văn hóa hay lịch sử của từng đia phương.Mà như thế thì không có sự trùng lặp,sự khuyếch trương,hay tô đắp quá mức của con người.Tôi là kẻ hay đi ,chịu đọc vậy mà vẫn phải ồ lên hay thầm thán phục và tự nhủ mình còn kếm lắm.
Khi thăm mộ Hàn Mặc Tử,tôi mới ngộ ra cái thanh cao cử Thi sĩ,Với Họ cuộc sống là Thơ-Ca là sự phản ánh vẻ đẹp của Thiên nhiên-Con người.Khi chết đi Họ cũng giản dị và hòa vào với Thiên nhiên và lòng Người.Thế nên đời sau luôn nhớ đến mức có hẳm một vài người yêu thơ họ Hàn mà chọn nơi quanh mộ Ông mà sống mà truyền bà thơ Ông.
Nhờ vậy mà khi các CCB Cơ Điện lên viếng mộ Ông đã có dịp thưởng thức muôn cách thể hiện thơ của Ông.Tôi thấy ngoài sách in còn thấy thơ viết bằng nhiệt trên gỗ,thơ khắc trên đá...
rất phong phú và sinh đông.Nhờ vậy mà ai cũng phải mua một vài vật phẩm về thơ Hàn Mặc Tử về lưu niệm hay làm quà cho người thân-bạn bè.
Khi tới Bạc Liêu,đừng nghĩ là phải tiêu tiền như vị công tử nọ.Khi vào thăm ngôi nhà xưa công tử Bạc Liêu sống mới thấy ngày xưa nghèo lắm.So với các đại gia hiện nay thì khác chi đêm đom đóm so với trăng rằm.Thế nhưng tính cách của người dân ở đây có khác nhất là lớp thanh niên.Buổi tối tôi có xuống một hàng nước giải khát trước cửa khách sạn Bạc Liệu(nơi chúng tôi nghỉ laị theo sự bố trí của tỉnh Đội Bạc Liêu)gặp cô chủ quán nhẹ nhàng,sởi lởi và xinh xắn làm cốc nước cam dã rượu tăng hiệu quả gấp bội.Còn cậu em trai đi làm về ra phụ chị bán hàng lúc đó đã gần 22g nhưng lịch lãm và bất cần như tính Công tử vậy.Cậu thao thao kể chuyện vùng đất ,con người ở đây cho chúng tôi hiểu và vui vẻ.À ra tính cách ấy như là đặc sản của người Bạc Liêu chăng.
Hôm sau trước khi ra Cần thơ ,cậu sĩ quan phòng chính trị của tỉnh Đội đưa chúng tôi đi ngắm vườn chim,đi tích đền thờ Bác Hồ...Ấn tương hơn cả là khi chúng tôi đến thăm viếng khu di tích nhạc sỹ Cao Văn Lầu.Chúng tôi viếng mộ 2 cụ thân sinh và mộ 2 vợ chồng nhạc sỹ trong khuôn viên.Khi vào trong nhà trưng bày chúng tôi được xem các nhạc cụ mà ông đã dùng.Nghe cô hướng dẫn giới thiệu thân thế và sự nghiệp của ông mà tôi ngạc nhiên hết sức.Giờ tôi mới biết sự tích ra đời của bản "Dạ Cổ Hoài Lang" là nới lên nỗi lòng người vợ buộc phải xa rời chồng hằng đêm vẫn lắng nghe tiếng trống, nhạc của chồng mà nhung nhớ.Nghĩa của chữ Cổ ở đây không phải là cổ xưa mà chính là Trống,trời ạ không có buổi này sao tôi hiểu được.Giọng cô gái ca khúc " Dạ cổ hoài Lang "nhẹ nhàng ,sâu lắng rung động lòng chúng tôi lắm.Xưa kia Nó cũng làm rung động tâm can của bà vợ khi tái hợp với chồng mà sinh cho ông Lầu tới 7 người con lận.
Nếu mà tôi đêm hết cảm xúc của mình trải với các bạn e có tham quá không.Bởi vậy tôi xin dừng ở đây để phần nhường các CCB Cơ Điện khác còn chỗ mà bộc lộ cảm xúc ,suy tư của mình nữa .Cảm ơn các bạn.