K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

27 tháng 7, 2025

HẬU SINH KHẢ…QUÁI - Cao Thanh Long

 

Chuyện của tôi 1354. VÀI HẬU SINH KHẢ…QUÁ
Sáu mươi năm, số tuổi mà người ta thường ví một người như một bậc cao niên vì đã trải qua đủ mọi điều “hỉ, nộ, ái, ố” làm cho đại đa số con người trở nên trầm tĩnh và chín chắn. Một ngôi trường đại học cũng vậy: qua bao thế hệ thầy trò, nó đáng lẽ phải trở thành một di sản văn hóa, một nơi chất chứa ký ức đẹp và cả lòng kính trọng…
Ấy vậy mà, có vài “hậu sinh” – xin lỗi phải gọi là “hậu sinh khả…” – vừa đặt mông lên ghế lãnh đạo đã hăm hở đổi thay như một anh thợ mộc mới ra nghề vác cưa vào rừng cổ thụ: chặt cây, phá cổng, làm đường, đổi logo… tất cả như thể họ sinh ra để cứu rỗi ngôi trường khỏi… cái đẹp vậy…
Cái cổng cũ (2004-2011), nằm bên đường quốc lộ, ôi chao, mới thanh tao làm sao! Một mái vòm cánh diều như nâng cánh ước mơ của bao thế hệ kỹ sư trẻ. Giờ thì sao? Hai trụ bê tông trống trơ, bên cao bên thấp, khệnh khạng đứng như hai anh lính lệ đang cãi nhau chuyện… phải chào ai trước. Con đường mới mở từ phía Tây thì đường đôi rõ to, nhưng dẫn khách quý vào trường từ phía “hậu” ký túc xá, chẳng khác gì mời người đến chơi nhà mà lại bắt đi vào từ cửa bếp!...
Trên cái vòm cổng mới, người ta gắn thêm một hàng chữ tiếng Anh hoành tráng và chưa từng có ở Việt Nam. Tiếng Anh thì đã sao, nhưng cái kiểu phô ra ở đó nom vừa kệch cỡm vừa phảng phất một thứ bệnh… thích “Tây hóa” nửa mùa. Một cựu giảng viên lão thành thở dài: “Đẹp thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy quê một cục!” – nghe mà tội nghiệp thay cho chữ nghĩa…
Bị phản đối, vị lãnh đạo nọ chép miệng: “Đây vốn là vị trí cổng cũ từ những năm 1975.” Ối giời ơi, nhưng năm ấy trường có cổng nào đâu! Chỉ có lối đi từ con đường đá hộc từ ngã tư rẽ trái vào khu giảng đường, với một bên là 4 tòa nhà bốn tầng và một bên là 3 tòa nhà ba tầng và nhà ăn sinh viên. Nhưng nói thế có khi người ta lại bảo tôi lạc hậu, bảo thủ và không chịu “đổi mới”…
Lại còn một câu nghe mà phải bật cười: “Do cựu sinh viên tài trợ nên họ đề nghị làm thế.” Ấy vậy mà công trình vừa xong, trường đã phải đi vận động… chính cựu sinh viên các khóa góp tiền! Thế thì ai yêu cầu ai làm thế, chắc quý vị cũng tự suy ra…
Cái dở nhất, theo tôi, chưa phải là chuyện xấu – đẹp. Cái dở nhất là con đường mới mở đâm thẳng vào tòa nhà điều hành, như một nhát dao cắm giữa ngực một con người. Không biết rồi đây, ngôi trường có còn được bình an hay sẽ cứ lao đao bởi những “đổi mới” kiểu này? Thật là… hậu sinh khả… quá!



Tan Sinh
Hoan nghênh ý kiến đúng của bạn ! Cổng trường không viết tiếng nước ngoài phải giữ lại những nét ban đầu nhiều ý nghĩa của nó!
  • Trả lời
Thanh Long Cao
Tan Sinh em cảm ơn Thầy đã đọc bài và động viên em nhé.
  • Trả lời
Mai Xuân Hòa
Thế cổng nào là cổng chính của trường hở em? Ngày anh còn trên đó thì chẳng có cái cổng nào mà chỉ là cái lối đi thôi. Một lối từ chợ T Ba Nhất và một lối từ ga Lưu Xá về qua giữa nhà A6 và nhà ăn sinh viên.
  • Trả lời
Thanh Long Cao
Mai Xuân Hòa anh muốn cổng chính hiện nay hay trước kia ạ? Trước kia, hồi anh còn là GV và em là SV thì trường ta không có cái cổng nào ở khu này cả. Chỉ có lối rẽ từ con đường đá chạy từ ngã 4 và khu nhà C và D. Có thể xem, lối rẽ này là tiền thân của chiếc cổng đầu tiên. Chiếc cổng thứ 2 được mở cạnh QL3 thời anh Bình làm HT; khi anh Thế lên cho phá bỏ, chỉ còn 2 trụ cao thấp; thời anh Cương làm HT, cho xây thêm để 2 trụ có chiều cao bằng nhau. Hiện nay, trường có 3 cổng: Bắc (cạnh QL3), Đông (lối ra xưởng TT cũ) và con đường Tích Lương mới mở; Tây là chiếc cổng mới nhất và trong bài em đã nói kĩ.
  • Trả lời
  • Đã chỉnh sửa
Mai Xuân Hòa
Thanh Long Cao anh không biết phong thủy khi chọn cổng của nhà trường là thế nào? Nhưng nghĩ đơn giản cổng chính phải mở ra con đường chính và như vậy thì chọn cổng trực tiếp ra quốc lộ 3 là phù hợp hơn cả.
  • Trả lời
Thanh Long Cao
Mai Xuân Hòa lẽ ra họ phải làm thế mới đúng, anh ạ.
  • Trả lời
Cổng ngày xưa ra chợ T ba Nhất, nhà A8 .ga Lưu Xá
  • Trả lời
Thanh Long Cao
Trieu Nguyenduc bạn xa trường quá lâu, quên hết lối đi rồi đó...
  • Trả lời
Thanh Long Cao mới về mấy năm trước, đúng là không nhận ra lối cũ anh giáo à.
  • Trả lời
Trương Tuấn Anh
Em chào anh. Khi anh viết bài theo cảm nhận và suy nghĩ cá nhân đó là lựa chọn của riêng anh. Tuy nhiên hình ảnh minh họa theo bài viết có liên quan đến Cựu sinh viên K31 khóa em. Đó là tình cảm và mong muốn của toàn thể các thành viên trong Khoá hướng về Nhà trường nên em để nghị anh không sử dụng hình ảnh này cho bài viết của mình.
  • Trả lời
Lê Nguyệt
Kiểu là thế mà
  • Trả lời
Nguyễn Trung Thành
Không nên viết tiếng Anh
  • Trả lời
Duc Long Nguyen
Xứ này thật lạ! 😭
  • Trả lời
Thanh Long Cao
Duc Long Nguyen vâng thưa anh! Thật buồn...
  • Trả lời
Hoàng Quỳ
Tuyet voi cam on thay cao long
  • Trả lời
Hoàng Quỳ
Thay cao long a thuong de o tren coa nhin thay het tam linh khong the dua duoc dau moi nguoi deu nhin thay ca ma
  • Trả lời
Tuyenhuyen Ngo
Anh có giải pháp gì không!
  • Trả lời
Vuong Trinh Cong
Thanh Long Cao Cổng này nhìn chán thật. Mới làm hay làm từ thời PQT hả em? (Hồi đó cũng nghe nói vụ phá cổng cũ)
  • Trả lời
Nguyen Doc
Thôi thì cứ gọi là hậu sịnh khả phiêu đi cho nó may.
  • Trả lời
Nguyen Tuan Anh
với cổng này thì sv phấn đấu 3.14 năm là ra trường
  • Trả lời
Chip Chip Beo Beo
Không biết cháu có nhớ nhầm không nữa, cổng chính nhà trường ngày xưa hình như là cái cổng sát bờ ao đúng không chú?
  • Trả lời
Cuong Nguyen
Thời nay,xuất hiện ngày càng nhiều những thằng”Tư vấn đểu” lắm cơ.Và theo đó,cũng kg thiếu nhg kẻ” nhắm mắt” làm theo !
  • Trả lời
Thao Tran
"Như loài chim bói cá/Trên cọc nhọn trăm năm...".
Anh chủ tút thật là có cái nhìn sắc nhọn về nhiều vấn đề!
Tuy nhiên đời vẫn nói xem cảnh tùy tâm!
Đẹp xấu tùy thẩm mỹ nếu không vi phạm pháp luật/tiêu chuẩn cộng đồng.
Cái cổng hình chữ cái pi trong ảnh đứng riêng nó (ý là chưa có ảnh/bản vẽ toàn cảnh) có tính biểu tượng cao đối với khuôn viên một tổ chức giáo dục đại học, xứng đáng là em út cổng parabol Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Một cấu trúc cổng thông thường có yêu cầu là một ranh giới địa lý, một vật thể đảm bảo an ninh, xa hơn một chút là khả năng biểu tượng. Số pi hẳn nhiên là một con số đẹp, chứa nhiều bí ẩn khoa học cần/đáng khám phá.
Về câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh tuy có thể có câu khác hay hơn (thí dụ Sign in to Success chẳng hạn) nhưng nhất quyết chưa thể kết luận là người lựa chọn nó trình độ tiếng Anh nửa mùa đông hạ.
Việc chưa trường đại học nào khác dám trưng khẩu hiệu tiếng Anh ở cổng không đồng nghĩa với trường TNUT không nên trưng. Trong nhiều khung cảnh/tâm trạng một câu tiếng Anh là điểm nhấn khơi gợi/thôi thúc các sinh viên tiềm năng ghi danh/nhập học, xét trong bối cảnh phổ cập tiếng Anh là cần thiết để đáp ứng yêu cầu hội nhập và các trường phải cạnh tranh khốc liệt để lôi cuốn sinh viên, một câu khẩu hiệu tiếng Anh là chấp nhận được. Tuy nhiên, khẩu hiệu có tính thời sự nên nếu là khẩu hiệu chiếu bằng đèn điện tử để có thể thay đổi thì linh hoạt hơn.
Về phong thủy con đường thì có thể bình luận là phong thủy hiện nay biến thái thành chuyện tâm linh, là câu chuyện trà dư tửu hậu, đã đi quá xa kiến thức địa lý, khí hậu, thẩm mỹ.
Giả dụ trong một hoàn cảnh khuôn viên cố định, dinh thự có sẵn không thể đập phá hay di dời, một con đường khác là bất tiện thì một con đường đâm vào nhà hiệu bộ vẫn có thể hóa giải niềm tin xấu bằng một cấu trúc nào đó.
Vài lời với anh chủ tút, kết luận "vừa đặt mông lên ghế lãnh đạo đã hăm hở đổi thay như một anh thợ mộc mới ra nghề vác cưa vào rừng cổ thụ... thích “Tây hóa” nửa mùa.
... Không biết rồi đây, ngôi trường có còn được bình an hay sẽ cứ lao đao bởi những “đổi mới” kiểu này? Thật là… hậu sinh khả… quá!" là sắc nhọn quá@
  • Trả lời
  • Đã chỉnh sửa
Đào Việt Dũng
Hậu sinh khả ... Quái!
  • Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]