K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

20 tháng 2, 2022

Trần Minh Hải K6I, tự truyện

Một ngày mưa rét đậm 9 độ đầu năm 2022
CÁT BỤI HÈ ĐƯỜNG

Hà thành ta có hàng vạn quán nước, Có phép màu nào đó để nếu có ghi tốc ký, ghi âm, chép ra lại...sẽ hiện ra ty tỷ mảnh đời, muôn sắc màu hỷ nộ ái ố. Thực tế cho thấy rằng : Bóng đá, Ca nhạc, Phim phọt... có đội ngũ pan nhiệt huyết, thì các Nhà hàng, Quán cà phê to hay nhỏ, đến cả quán nước hè đường cũng có pan, chả kém cạnh. Chủ quán vắng một hôm mà xem, khách quen ra vào tưng hửng. Vào quán kéo ghế ngồi, chả cần nửa câu đã nhận cốc trà các kiểu Chủ quán đưa tới, thấy oai như cóc, thấy giây phút mềnh là Thượng đế lẫn tình cảm gần gụi thân quen. Ngày xưa, cái thời bao cấp ngành nghề phân định catalo rõ ràng-Ngày nay Thị trường nghề mưu sinh trăm hoa đua nở" Như lão Quyềnh nói "Phân công lao động cả rồi" đội ngũ tiếp tế hàng cho các quán nước này rất năng động, sân siu giá cả tương thân tương ái mọi nhẽ, nghe họ trao đổi mới thấy rằng "cánh áo ngắn" thương nhau.
Đọc văn học xưa, phải tưởng tượng cảnh dân chạy giặc càn hốt hoảng, nay nhìn thấy ngay cảnh các quán nước hoảng hốt, thất thanh, nháo nhào chạy đồ khi xe CS ập tới, Quán vỉa hè Họ mưu sinh có sai vì lấn chiếm vỉa hè lòng đường-Ai chả cám cảnh bắt cóc bỏ đĩa-Có cảnh thương chủ quán mất sạch cơ đồ giây phút...à mà thôi.
Lúc quán vắng, nghe Chủ quán tỉ tê mọi chuyện cũng thấy hay phết (đó là các đài thu phát âm thanh). Thường là cặp đôi bán quán "Thế gian được Vợ hỏng Chồng", đông khách quát tháo chửi nhau như mổ bò, của quý văng ra tá lả. Khách doạ bỏ đi thì nhe răng cười tuế toá, lát sau thời rủ rỉ như chưa hề có chuyện chạy đồ đạc vừa rồi.
Hình như có nền văn hoá chè chén với cư dân mạng tinh nhạy mọi nhẽ, đủ cuốn hút cho những người muốn có tin nhanh
Về hưu chục năm có lẻ, ngày hai cữ sáng chiều, Tôi hay ngồi quán nước sườn Cục Tần số VTĐ và sau trường Astesdam. Hà hà, làm chén trà ngon, gặp các "Gương mặt thân quen" ngồi quán chung thân vui phết, gặp lại Hoàng Tam Hùng đồng môn 10b Yên hoà năm 1969-1970, hầu chuyên GS TS Lê Sỹ Thiệp, tán gẫu với Hoạ sỹ Ngô Thành Đoàn, nghe các Đại gia oánh xe con chở vợ đi làm, sà vào làm chén trà chục phút và chém gió phừn phựt chuyện thế sự, tin nhanh "Hà nội băm sáu phố phường" (tsb ối chuyện "tây đồn" sau này hoá ra đúng phết, cư dân Phây thật là tinh nhạy mọi nhẽ...).
Ngẫm cuộc đời chả ai giống ai, mỗi người mỗi phận. Có quen có tâm sự mới thấy muôn hình vạn trạng đời người, nhẽ chui săng mới tổng kết được. Ngẫm hàng vạn quán nước tại Hà thành ta, đã nuôi sống bao nhiêu gia đình. Ối đứa trẻ con của các vị Chủ quán nước thành tài từ đây. Mùa Covid-19 dai dẳng hàng năm. Thành phố cấm nhà hàng ăn uống từng mẻ, thế là ối nhà mưu sinh bằng quán nước lao đao, thương lắm. Mong sao dịch này chóng tan, cho mọi người đỡ khổ.
Vào chuyện chính nhé
-Chàng có tên hoạ sỹ Thành này : tóc dài búi tó, ăn chay trường "Cháu sợ ăn thịt lắm Chú ạ" nên Hắn gày gò hết chỗ nói, khuôn mặt khắc khổ nom như chân dung Thánh trong các nhà thờ đạo Gia tô. Học ĐH Mỹ thuật Yết kiêu (vào học 1986-1987), con trai út cũng vừa tốt nghiệp trường đó cuối năm 2020 (nghe đâu cháu nó được giữ lại làm giảng viên). Thằng đầu được học bổng đi học Đại học Anh quốc mới về. Gái rượu tốt nghiệp học viện báo chí, chồng con đề huề. Tất lẽ dĩ ngẫu Bọ Mạ phải bươn trải mọi nhẽ, nhịn ăn nhịn mặc nuôi con ăn học "khổ hết chỗ nói" có định kể ra, lại nhớ câu "Cái nợ đồng lần" bèn thôi. Khổ thân vợ thi thoảng phải nấu riêng tý thịt cá, ăn cho có sức khoẻ bán hàng và chạy...công an, dân phòng.
-Nàng vốn xưa là mẫu cho các hoạ sỹ tương lai vẽ bài hình hoạ. Cát bụi hè đường làm tàn phai nhan sắc năm nào, giờ chỉ thấy nụ cười rõ tươi, chuyện trò hóm hỉnh, biết điều mọi nhẽ, quyến rũ nhất đẳng. Tôi thấy cô cháu này chiều chồng nhất mực, chu đáo quản lý gia đình cho Chàng thích gì thì chiều theo, móc hầu bao cho Chàng mua nguyên liệu điêu khắc và vẽ, học phí các kiểu...Nắng kính tường cục Tần số phản chiếu tóp người ra mỡ. Rét hun hút gió cuốn bụi tung đường, ngồi dưới gốc cây tránh mưa phùn gió bấc, cả người run bần bật. Mịa ngửi hương hoa sữa hàng cây trồng san sát vỉa hè, ngàn ngạt hắc nhé... đâm quen. Quán của Nàng đông khách vì cốc chén sạch sẽ, chè ngon, điếu kêu rong róc. Chăm quét dọn khu vực bán quán, công an thấy thế không nỡ làm căng
-Chàng ngoài vẽ quảng cáo, trang trí các nhà hàng...Hứng lên học thêm Đông y, châm cứu. Rỗi thì phụ Nàng bán quán nước. Từng ấy năm ngồi quán, Tôi biết nỗi thăng trầm cuộc đời và niềm đam mê nghệ thuật của Hắn. Cái khát vọng vẽ theo ý thích phải đành chiều theo thị trường, theo các ông chủ lắm tiền (gu thẩm mỹ của họ thì...à mà thôi chả nói). Tôi đặc biệt thích các sơ đồ huyệt đạo... mà Hắn say mê vẽ dưới gốc cây quên cả nóng bức. Nghe Hắn kể các Hoạ sỹ (cuộc đời, lối sống, tác phẩm...) cả ngày không hết. Mớ lý thuyết thức rau quả củ "tính bình, tính hàn, tính hoả" đố ai nhớ để mà thực hành? nhẽ hạp dân ăn chay, không hạp người có tâm hồn ăn uống
Lại ngậm ngùi tính cả nể (muôn đời của cánh làm nghệ thuật?) bị chậm trễ thanh khoản, bị bớt tiền... thành ra lao đao, thành lữ hành rong ruổi đường trường đi đòi tiền công. Đành an ủi thằng cháu "cần rút kinh nghiệm sâu sắc", làm dự án tiền khả thi "đúng quy trình", bớt nổi hứng các cái, sau này đỡ thiệt. Ngẫm hay là số phận long đong của Hắn là do ý Chúa ?!. Nhưng đường con cái thế là tươm, dẫu chẳng bằng ai...
Mừng cho Hắn đã khánh thành bức sơn mài khổ lớn,treo trong nhà văn hoá quận Đống đa (ảnh 1) ảnh Hắn ký hoạ cục Tần số, lúc vắng khách (ảnh2,4) ảnh cuối hai chú cháu tôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]