K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

20 tháng 5, 2020

VẤN ĐỀ NÓNG

 Trước khi kháng nghị, Viện Tối cao đã báo cáo Chủ tịch nước
(PLO)- Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ “tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong hoạt động tố tụng”.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí vừa có báo cáo gửi Chủ tịch nước và Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải mà viện này từng kháng nghị và Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mới có quyết định giám đốc thẩm hôm 8-5 rồi.

Trong báo cáo, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí khẳng định viện vẫn giữ nguyên quan điểm kháng nghị và sẽ kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (ngày 8-5) theo thủ tục đặc biệt, quy định tại Điều 404 BLTTHS.

Đồng thời, VKSND Tối cao mong muốn Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, có ý kiến chỉ đạo. VKSND Tối cao cho rằng quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ “tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong hoạt động tố tụng”.

 Trước khi kháng nghị, Viện Tối cao đã báo cáo Chủ tịch nước - ảnh 1
 Ông Lê Minh Trí trả lời cử tri về vụ Hồ Duy Hải tại buổi tiếp xúc ngày 18-5. Ảnh: TÁ LÂM

Nội dung của báo cáo chỉ rõ: Trước khi có kháng nghị về vụ án Hồ Duy Hải (số 15, ngày 22-11-2019), vào ngày 16-4-2019, viện trưởng VKSND Tối cao đã có báo cáo xin ý kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hải.

Đồng thời, viện đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tham mưu cho Chủ tịch nước giải quyết Quyết định số 639 của Chủ tịch nước (trước đó) về việc bác đơn xin ân giảm tử hình để đảm bảo hiệu lực pháp luật khi viện trưởng VKSND Tối cao ban hành kháng nghị.

Sau đó, cơ quan này đã có công văn truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước với VKSND Tối cao: “Đề nghị viện trưởng VKSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải”. Do đó, VKSND Tối cao khẳng định quyết định kháng nghị trong trường hợp này là đúng thẩm quyền theo luật định.

Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng do thấy không an tâm nên kháng nghị hủy án, yêu cầu cơ quan chức năng điều tra lại để khẳng định một lần nữa Hồ Duy Hải có tội hay không.

Theo VKSND Tối cao, tại phiên tòa giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã kết luận sai sót về tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án là trái với các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự như nguyên tắc “suy đoán vô tội” (Điều 13), nguyên tắc “xác định sự thật của vụ án” (Điều 15) và nguyên tắc “tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra” (Điều 19), trái với nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung”.

Báo cáo của VKSND Tối cao nêu: Những vi phạm nêu trên sẽ tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án sau này, đó là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng vẫn kết luận có tội với lập luận “có vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. 

VKSND Tối cao còn cho biết: Quy định của pháp luật hiện hành không có bất cứ điều khoản nào hạn chế quyền kháng nghị giám đốc thẩm của viện trưởng VKSND Tối cao. BLTTHS cho phép những người có thẩm quyền kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Cũng theo báo cáo: Về phạm vi giám đốc thẩm, Điều 387 BLTTHS chỉ cho phép Hội đồng giám đốc thẩm xem xét lại nội dung của vụ án mà không được xét kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao có đúng thẩm quyền hay không.

Nếu xác định kháng nghị trái thẩm quyền thì tòa án không thụ lý và phải trao đổi vấn đề này trước nhưng trong thực tế tòa án vẫn thụ lý, mở phiên giám đốc thẩm và xem xét nội dung kháng nghị, nghĩa là thừa nhận kháng nghị đúng thẩm quyền.

Hơn nữa, việc kết luận kháng nghị trái thẩm quyền đồng nghĩa với việc xét xử cả kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao là trái với phạm vi giám đốc thẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]