K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

26 tháng 3, 2020

HOA THÁNG BA

Nguyễn Trọng Luân

7 hrs
( tản văn mùa hoa gạo)
******
Hoa tháng ba
Tôi học cùng lớp với Miên từ hồi ở làng, lên PTTH vẫn cùng lớp với nhau. Miên trắng và xinh, học giỏi nhưng ít nói, cứ như Miên có nỗi buồn gì đó. Ở làng ai cũng khen Miên xinh và giống bà nội. Nhưng lạ là bà nội Miên cứ lặng lẽ ở nhà, chỉ đến mùa tháng ba bà mới ra ngoài. Bà ra bờ sông đến chỗ khúc đê cong đã lở xuống sông và cặm cụi ngồi làm cỏ ngô. Bà nội Miên ngồi cho đến tối mịt mói về. Bên dưới khúc đê lở ấy là bãi cát đầy thứ cỏ ngọt người ta trồng cho trâu.
Bố Miên tên là Gạo. Bác Gạo cao lớn và cũng hiền. Bác đi làm thợ hồ dưới Hà Nội thi thoảng mói về. Mẹ con Miên ở với bà nội. Chưa bao giờ ở làng thấy nhà Miên có điều chi to tiếng. Những người đàn bà trong nhà Miên hiền và dịu như mái nhà lợp ngói sau một hàng cây ổi và chuối tây ven đê.
Càng lớn tôi và Miên càng thân nhau mà chỉ biết thân vì chúng tôi thích nhau vì cùng lớp cùng đi về trên con đường đê sông Hồng đến trường. Mùa đông mùa hè chúng tôi vẫn đi cùng nhau bằng cái xe đạp của tôi. Miên ngồi sau cười nhẹ như làn gió, chúng tôi đi về 10 cây số bên sông. Rồi một hôm bác tôi ở Hà Nội về thăm bà nội Miên. Tối hôm ấy khi ở nhà bà Miên về bác tôi ngồi trầm ngâm. Bác hỏi, cháu có biết ngày xưa làng ta có cây gạo to ở ngoài đê cong không? Dạ, cháu có nghe thế nhưng họ bảo từ ngày có thủy điện sông Đà khiến con sông Hồng giở chứng, bên lở thành bên bồi và dòng sông cạn nhe tận đáy. Có một năm cây gạo lở ụp xuống sông. Cả cành cây nó cứ giơ lên mặt nước như cánh tay người chết đuối kêu cứu trên mặt nước đầy những bọt bồi băng.
Bác tôi buồn buồn. Thế là từ đó cứ mỗi tháng ba cuối làng mình không còn những chùm hoa gạo rơi xuống, những cánh hoa như cánh buồm con con thắm đỏ trôi về xuôi. Bãi sông làng thơm mùi mật mía và khói len lỏi khắp vườn nở trắng hoa bưởi hoa nhãn. Bác kể tiếp, năm ấy dịp tháng 3 năm 1967 trai làng tòng quân đông lắm. Tòng quân để lấy quân đánh Mậu Thân 1968. Bác tôi cũng đi bộ đội đợt ấy. Bà nội Miên là cô dân quân tên Mỵ yêu anh Phong gò chè. Ngày ấy trai gái yêu nhau là phải báo cáo chi đoàn thanh niên. Nhưng Cô Mỵ và anh Phong hái chè thì lại chưa báo cáo. Ngày ra đi đến nơi rồi anh chị chia tay nhau ở gốc gạo bờ đê. Dưới sông nước ì ầm nói điều như yêu thương. Chị Mỵ và anh Phong ngồi trên bờ cỏ có bông hoa gạo rơi trên vai mình. Họ tách từng cánh hoa gạo đỏ và bên trong đó là những túm bông trắng tinh. Khuya lắm, anh Phong bảo chị Mỵ, thôi về đi anh. Đi rồi về cưới em. Em cứ đợi anh. Họ chia tay nhau mỗi người vẫn nắm trong tay bông hoa gạo đỏ chói lói.
Ngày hôm sau ở sân kho HTX anh Phong gò chè đứng trong hàng quân nhìn chị Mỵ đang úp nón lên mặt nức nở. Anh nhìn rõ chị Mỵ vẫn cầm bông hoa gạo tối qua.
Anh Phong đi không bao giờ về nữa. Anh hi sinh ở cửa ngõ Sài gòn vào tết Mậu thân. Lúc ấy ở làng Lãng quê tôi chị Mỵ cũng vừa sinh con trai. Chị đặt tên là thằng Gạo. Từ ấy chị Mỵ sống cuộc đời khổ sở vì bao con mắt soi mói làng quê. Chị bị dè bỉu khổ đau cô độc chỉ vì tiếng chửa hoang. Bác tôi bảo sau ngày giải phóng bác tôi và đồng đội về thăm chị Mỵ cũng có người muốn lấy chị làm vợ mà chị Mỵ không đồng ý ai. Bà Mỵ ở vậy nuôi thằng Gạo lớn khôn trong căn nhà nhìn ra khúc đê cong ngày xưa có cây gạo nở đầy hoa.
Đến bây giờ thì tôi mơi hiểu vì sao bạn tôi, đứa con gái của bố Gạo tên là Lãng Miên. Vì Mộc Miên chính là hoa gạo. Bố là Gạo thì con tên là Mộc Miên. Bông Mộc Miên làng Lãng
Lại đến tháng ba. Tháng mà chúng tôi sắp vào cuối học kì, chúng tôi vẫn hai buổi đi về trên con đê sông Hồng quê tôi. Ở trước Nghĩa trang liệt sĩ làng bây giờ người ta cũng trồng những cây gạo từ những năm 1990 . Hàng cây gạo tuy còn non nhưng cũng đã ra hoa. Hoa nó thắp những búp lửa nhỏ lên giời. Vài năm nay người làng lại thấy bà nội của Lãng Miên hay đi ra ngoài làng. Bà hay ra nghĩa trang liệt sĩ. Bà thơ thẩn nhổ cỏ trên những nấm mồ mộ liệt sĩ phủ rêu. Ở đó vào dịp tháng ba có những bông hoa đỏ như màu máu rơi trên những nấm mồ hiền lành lặng lẽ.
Ảnh : Đào Việt Dũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]