K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

4 tháng 10, 2019

CÓ MỘT NỖI BUỒN MANG TÊN HÀ NỘI

  • CÓ MỘT NỖI BUỒN MANG TÊN HÀ NỘI là chủ đề cho số đặc biệt của báo Phụ nữ Việt Nam kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô ( 10/10).

    Khi biên tập viên của tờ báo này đặt tôi viết bài, chị nói chủ đề của số báo và tôi thực sự bất ngờ. Lâu nay, khi làm các số kỷ niệm, các báo chỉ tập trung vào ngợi ca. Thế nên chủ đề của Báo Phụ nữ Việt Nam đã làm tôi hưng phấn lạ kỳ. Khi nói về những vẻ đẹp của Hà Nội đang mất đi thì đó mới là tình yêu đích thực với Hà Nội lúc này. Xin cám ơn Báo PNVN không phải vì đã đặt bài tôi mà cám ơn vì đã lên tiếng với tình yêu Hà Nội thực sự. Tiếc rằng thời gian gấp quá, tôi không thể viết một bài tốt hơn. Bài viết dưới đây tôi đã gửi cho Báo PNVN, không biết báo có dùng không nhưng tôi muốn đưa bài này lên trong dịp này.

    NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ HÀ NỘI

    Năm 1995, tôi xuất bản tập thơ Những Người Đàn Bà Ghánh Nước Sông. Trong đó có bài thơ “Lời cầu nguyện” viết về Hà Nội, thành phố tôi sống ở đó. Bài thơ có đoạn :

    "Họ chạy trong thành phố: những ngõ sâu hốc hác, những lề đường ê chề, những công việc mắc bệnh... Thành phố không chốn an toàn cho họ giấu đủ một ngón tay
    Ngoài kia, những cánh đồng đắng cay vì bệnh tật kéo dài. Hoàng hôn xấu xí
    Ngũ cốc đang gập mình bởi cơn ho hóa chất sặc mùi

    Chạy trốn những khách sạn cửa đóng mở không lý do, không ký ức và không thổn thức
    Chạy trốn những tã lót, quần áo cũ phơi rợp trên những nóc nhà thành phố.
    Vừa chạy họ vừa ngước lên những vòm cây chật vật đâm chồi
    Ngước lên bầy chim cánh chập choạng, rũ rượi bay, hát bài ca kiên nhẫn
    Ngước lên những đám mây trĩu ngực vì bụi cố bò qua cơn dị ứng của thời tiết vô luân.
    Ngước lên những ngôi sao mới bóc vỏ, hăng nhựa – đôi mắt trẻ sơ sinh, giọt rượu vang của thần hy vọng Ngước lên dòng sông gió chảy giữa hai bờ cổ họng khản đặc của đêm
    Ngước lên linh hồn những hồ nước bị giết đang bay lượn tìm nơi hạ cánh"

    Đã có người nổi giận với tôi với lý do vì sao tôi lại nói về thủ đô của cả nước với những câu thơ như vậy. Nhưng đó chính là sự dự báo về Hà Nội những năm tháng sau này và đặc biệt bây giờ.

    Tôi luôn mang cảm giác linh hồn Hà Nội đang rời bỏ chúng ta và chỉ để lại thân xác của thành phố vốn thanh bình và huyền ảo này. Trong trí tưởng tượng hay nói đúng hơn là sự ám ảnh, có những đêm mùa hạ ngột ngạt, bức bối, tôi cảm như nhìn thấy linh hồn những hồ nước của Hà Nội đã bị ‘’giết chết’’ đang bay lượn tìm nơi hạ cánh. Một trong những thứ làm lên lịch sử, văn hóa, huyền thoại và sự thơ mộng của Hà Nội chính là những hồ nước. Nhưng con người đã không bao giờ biết đến điều đó hoặc biết đến nhưng sự tham lam của họ đã lấn át tất cả. Có bao nhiêu hồ nước ở Hà Nội bị san lấp, lấn chiếm ? Những công trình xây dựng quanh các hồ nước nếu nhìn từ trên cao xuống nó giống như một chiếc dây thòng lọng đang xiết cổ những hồ nước. Cách đây hơn mười năm, người ta đã ký cho phép một tập đoàn xây khách sạn 5 sao trong công viên Thông Nhất. Nhưng vì dư luận và báo chí lên tiếng quá mạnh mẽ họ đã phải hủy bản hợp đồng chết người ấy. Và mới mấy năm gần đây thôi, người ta đã đề xuất san lấp một phần của một trong những hồ nước lớn nhất của Hà Nội với cái tên gọi đầy ‘’nhân đạo’’ : xây dựng nhà cho những hộ gia đình tái định cư. Nhưng một lần nữa, dư luận đã chặn được ‘’vụ ám sát thiên nhiên’’ này.

    Những hồ nước không chỉ là một ‘’lá phổi’’, ‘’chiếc máy điều hòa’’ của Hà Nội mà là một vùng văn hóa của đất Thăng Long này. Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch….đều chứa trong nó những câu chuyện của lịch sử, của văn hóa, của huyền thoại, của nghệ thuật. Khi nước Úc xây dựng thủ đô mới của họ là Canbera, họ quyết định đào một hồ nước lớn ở trung tâm. Và họ đã biến không gian quanh hồ nước ấy thành một vùng thiên nhiên và một vùng văn hóa thực sự kỳ vĩ. Tôi đã lang thang bên hồ nước ấy và lòng buồn bã thương nhớ những hồ nước ở thủ đô của mình. Chúng ta đã có một thiên nhiên huyền ảo, những vẻ đẹp văn hóa huyền ảo, những câu chuyện kỹ vĩ và nhân văn ở nơi chốn kinh kỳ này. Thế mà giờ đây chúng ta đã và đang đánh mất. Chúng ta đang rời bỏ những vẻ đẹp ấy, thậm chí chúng ta trực tiếp giết chết những vẻ đẹp ấy. Giờ đây, những vẻ đẹp đã từng có thực ấy chứ không phải trong mộng chỉ còn lại trong những giai điệu, những gam màu, những câu thơ và trong nỗi buồn nhớ của những người thấu hiểu giá trị lớn lao vô bờ của những vẻ đẹp cho đời sống thực sự của con người.

    Có một điều buồn hơn là cho đến lúc này, thông điệp về những cái chết của những vùng thiên nhiên và vùng văn hóa đặc trưng của Hà Nội và của mọi nơi khác trên đất nước ta không thức tỉnh được nhiều người đặc biệt là những người có trách nhiệm quản lý các đô thị. Nếu bây giờ, người ta cho phép mở nhà hàng nổi trên mặt Hồ Gươm thì họ sẽ tranh nhau mở, nếu bây giờ người ta cho phép lấp một phần Hồ Tây để xây chung cư hiện đại thì họ sẽ đạp lên nhau để có được quyền xây…..Càng ngày, người dân Hà Nội càng nhận ra họ đang bị một thế giới bê tông bao vậy và giam cầm họ.

    Thiên nhiên đang bị đuổi về ‘’trời’’. Tôi thường xuyên chứng kiến những người dân Hà Nội vừa đeo khẩu trang vừa tập dưỡng sinh trên hè phố vào những buổi chiều. Một cảnh vừa đau lòng, bi hài vừa nổi giận. Đêm đêm, tôi như nghe tiếng chuyển động nặng nề của những con thú ‘’bê tông hóa’’ đang trà đạp lên những vẻ đẹp thẳm sâu và huyền ảo của Thăng Long. Rồi đến một ngày, những thế hệ tương lai dẫn con cháu họ đến bên những ngôi nhà chọc trời và kể “ngày xửa ngày xưa, ở chốn này là một hồ nước mênh mông thẳm xanh với những đàn sâm cầm đập cánh như một cơn mưa chiều mùa hạ…..’’, hay ‘’ nơi này thuở trước là một rừng đào bất tận với những làn mưa ấm đầu xuân…’’. Lúc đó, cho dù những đứa trẻ mở hết biên độ của trí tưởng tượng cũng không bao giờ chạm vào thế giới ấy. Và có thể có những đứa trẻ sẽ nói với bạn chúng rằng:’’ Hôm qua, ông bà/ cha mẹ tớ kể cho tớ một câu chuyện cổ tíc

    ( tranh dưới: một bức vẽ từ những ngày đầu cầm cọ, sơn dầu trên toan )
    Comments
    • Nguyễn Khánh Văn Thưa nhà thơ, đề nghị nhà thơ góp phần "cứu" không khí Hà Nội bằng cách....bỏ thuốc lá đi a. Cháu biết làng Chùa có những lò sấy thuốc lá từ thời bao cấp và thâm niên hút thuốc của chú gần gấp đôi tuổi cháu. Mấy lần chồng Giang định biếu chú thuốc lá cháu toàn gạt đi. Mong chú bỏ thuốc để giữ gìn sức khỏe và để không khí HN trong sạch hơn ạ😆😆
  • Bùi Đức Ánh Tranh minh họa đẹp quá,trên cả tuyệt vời
  • Ngochuyen Le Thật xot xa cho Hà Nội thanh lịch
  • Trần Việt Giang Rất cảm ơn nhà văn hoá Nguyễn Quang Thiều đã đưa những bụi bặm nhếch nhác của một Hà nội bị lưu lạc nền văn hoá của mình bởi những con người lãnh đạo mang tâm địa của nhà buôn đã giết dần mòn Hà nội đẹp đẽ trong văn hoá và trong ký ức của thời niên thiếu của tôi và nhiều người đã coi Hà nội như quê mình . Những chuyện đáng khen càng hiếm những chuyện đau buồn càng nhiều .
  • Nguyễn Công Tiến Hà Nội đã chết!
  • Nguyễn Hữu Kiên Chữ "ghánh" anh nên viết lại: "gánh" chứ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]