Một gương mặt khác của Lưu Quang Vũ.
Đây là comment của tôi trên fb nhà thơ Đỗ Trung Quân về bài viết của Thận Nhiên
"Cắt 4 câu thì cũng không giấu được. "Nhà tù nhiều hơn trường học. Đóng đinh vào đầu ngón tay. Mổ bụng ăn gan. Gái điếm.v.v.". Những hình dung từ này nhan nhản trên sách báo miền Bắc trước 1975. Tôi thuộc thế hệ 195x, gốc quê nên đến khi tốt nghiệp ĐH năm 79 tôi vẫn chưa biết đến khái niệm "đĩ điếm". Tụi bạn ở HN thì hình như biết (ga tàu, bến xe) nhưng họ gọi là phò phạch. Đĩ điếm được ưu tiên cho miền Nam "của những con đĩ và những thằng Mỹ". Bài thơ này làm LQV mất điểm ghê gớm, lỗi này của cô em TS Lưu Khánh Thư chăng?"
Stt của Đỗ Trung Quân:
bằng linh cảm tôi nghi ngờ tính xác thực một số bài thơ của lưu quang vũ thời điểm trước 1975 ở hà nội . nó bị cắt xén , sửa chữa và gán cho một " sứ mệnh " khác.điều ấy không lạ, nó là kỹ xảo quen thuộc của một nền văn chương vốn đã thủ tiêu sự thật từ lâu
và đây là minh chứng , cũng bằng linh cảm , tôi từ chối viết , phát biểu về ông dù có lời gợi ý từ hà nội vừa qua.
đỗ trung quân
...
THẬN NHIÊN,
DI CẢO
Gần đây tôi thường được đọc trên mạng, và nghe đọc, bài thơ dưới đây của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Và dường như nó được in lại trong cuốn Di Cảo của ông. Bài thơ được phổ biến rộng, và được cho là có tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, phản kháng với tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, bất công, băng hoại của Việt Nam ngày nay. Bài thơ như thế này:
NHỮNG ĐIỀU SĨ NHỤC VÀ CĂM GIẬN
Một đất nước luôn có kẻ dẫn đường
Cho người ngoài kéo đến xâm lăng
Cho những cuộc chiến tranh
Đẩy con em ra trận
Những điều sĩ nhục và căm giận
Một xứ sở
Nhà tù lớn hơn trường học
Một dân tộc có nhiều gái điếm nhất thế giới
Có những cái đinh để đóng vào ngón tay
Có những người Việt Nam
Biết mổ bụng ăn gan người Việt
Một đất nước
Đến bây giờ vẫn đói
Không có nhà để ở
Không đủ áo để mặc
Ốm không có thuốc
Vẫn còn những người run rẩy xin ăn
Nỗi sĩ nhục buốt lòng
Khi thấy mẹ ta bảy mươi tuổi lưng còng
Phải làm việc mệt nhoài dưới nắng
Khi thấy lũ em ngày càng hư hỏng
Khi người mình yêu
Nói vào mặt mình những lời ti tiện
Khi bao điều tưởng thiêng liêng trong sạch
Bỗng trở nên ngu xuẩn đê hèn
Khinh mọi người và tự khinh mình
Như chính tay ta đã gây ra mọi việc
Và tất cả không cách nào cứu vãn
Nỗi sĩ nhục ngập tràn trái đất
Khi lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh
Những nền văn minh chạy theo dục vọng
Những guồng máy xấu xa chà đạp con người
Đi suốt một ngày
Giữa rác rưởi và chết chóc
Luôn thấy bị ném bùn lên mặt
Nói làm sao được nữa những lời yêu
Nghĩ về cha, con sẽ chẳng tự hào
Nỗi tủi nhục làm cha nghẹn thở
Nỗi tức giận làm mặt cha méo mó
Trong hận thù không thể có niềm vui
Nhưng không thể sống yên, không thể được nữa rồi
Nỗi tủi nhục đen sì mỗi cành cây
Nỗi tủi nhục của đứa trẻ chạy trốn
Nỗi tủi nhục trên mỗi bậc thang lười biếng
Trong cốc nước đưa lên môi lạnh ngắt
Trên mỗi dòng tin mỗi ống quần là phẳng
Mỗi chiếc hôn ướt át thì thầm
Mỗi nấm mồ bị vùi dập lãng quên
Trên bàn tay đưa ra trên mỗi bức tường
Nỗi tủi nhục tội lỗi nỗi tủi nhục kinh hoàng
Trên vệt máu bầm đen trên nụ cười thỏa mãn
Cha chẳng có gì để lại cho con
Ngoài một cửa sổ trống trơn
Ngoài một tấm lòng tủi nhục và căm giận
Ngoài kỷ niệm về những năm tàn khốc
Cho một ngày con được sống thương yêu
Thơ Lưu Quang Vũ - Di cảo 1972-1975.
***
Thật ra, bài thơ này đã bị cắt mất và thủ tiêu bốn dòng ở khổ đầu tiên, các bạn có thể cắt dán bốn câu dưới đây vào bài thơ trên rồi đọc lại cho trọn vẹn:
“Những điều sĩ nhục và căm giận
Một dân tộc đã sinh ra
Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống
Hoàng Cao Khảo, Nguyễn Văn Thiệu"
Khi bằng một thủ pháp đơn giản cắt mất bốn câu này đi thì người ta biến bài thơ mang nội dung chửi Mỹ và chính quyền VNCH trở thành nội dung lên án xã hội xuống cấp, bất công, lên án nhà cầm quyền hiện nay bán nước; đánh tráo một bài thơ tuyên truyền của miền Bắc trong thời chiến tranh Quốc Cộng thành bài thơ phản kháng chống Tàu trong thời bình ngày nay; đánh tráo một Lưu Quang Vũ chống Mỹ thành một Lưu Quang Vũ chống Tàu.
Thử Google tên bài thơ thì sẽ thấy nó được đăng lại ở rất nhiều nơi với văn bản bị cắt mất bốn câu đó. Điều này cho thấy việc khổ thơ ấy thật sự bị thủ tiêu là có chủ đích đánh tráo chứ không phải ngẫu nhiên. Làm vậy thì oan cho Lưu Quang Vũ lắm, và đồng thời cũng khiến vô số người thưởng thức phải thơ giả.
Có người cho rằng Lưu Quang Vũ có cái nhìn tiên tri, có những dự cảm thấu thị về thời cuộc. Tôi lại nghĩ đó là một sự gán ghép khiên cưỡng, là họ đang đội cho nhà thơ cái vương miện mà thật sự ông không có. Ông đã tin và viết ra những điều mình tin về một miền Nam tệ hại. Niềm tin này tiệp màu với sự điều hướng của chính quyền Cộng Sản miền Bắc trong giai đoạn đó, nó không khác với vô số tác phẩm mang mục đích tuyên truyền cho ý chí sắt máu của rất nhiều nhà thơ cùng thời. Và đối tượng mà ông nhắm tới không hề là nhà cầm quyền cộng sản hôm nay.
Có người cho rằng bài thơ có lợi cho tinh thần yêu nước, chống Trung cộng xâm lược, và có lợi cho tinh thần phản kháng, đấu tranh cho tự do và dân chủ. Tôi lại nghĩ, dù họ yêu quý Lưu Quang Vũ như thế nào đi nữa, muốn mượn thơ ông để làm phương tiện đấu tranh, thì cũng phải tôn trọng sự thật. Một công cuộc đấu tranh cho những điều đẹp đẽ như tự do, công bình, dân chủ luôn phải tôn trọng và đồng hành với sự thật.
Chúng ta đã từng biết di chúc của lãnh tụ bị cắt xoá cho thích hợp với ý chí của đảng, giờ lại có thêm di cảo của nhà thơ cũng bị cắt xoá cho thích hợp với tinh thần yêu nước.
Bao giờ chúng ta mới trưởng thành để biết ngán ứ những món văn hóa mạo hóa?
• Đây là đường link đến bài thơ nguyên tác có bốn câu chưa bị cắt, được đọc:
Đây là comment của tôi trên fb nhà thơ Đỗ Trung Quân về bài viết của Thận Nhiên
"Cắt 4 câu thì cũng không giấu được. "Nhà tù nhiều hơn trường học. Đóng đinh vào đầu ngón tay. Mổ bụng ăn gan. Gái điếm.v.v.". Những hình dung từ này nhan nhản trên sách báo miền Bắc trước 1975. Tôi thuộc thế hệ 195x, gốc quê nên đến khi tốt nghiệp ĐH năm 79 tôi vẫn chưa biết đến khái niệm "đĩ điếm". Tụi bạn ở HN thì hình như biết (ga tàu, bến xe) nhưng họ gọi là phò phạch. Đĩ điếm được ưu tiên cho miền Nam "của những con đĩ và những thằng Mỹ". Bài thơ này làm LQV mất điểm ghê gớm, lỗi này của cô em TS Lưu Khánh Thư chăng?"
Stt của Đỗ Trung Quân:
bằng linh cảm tôi nghi ngờ tính xác thực một số bài thơ của lưu quang vũ thời điểm trước 1975 ở hà nội . nó bị cắt xén , sửa chữa và gán cho một " sứ mệnh " khác.điều ấy không lạ, nó là kỹ xảo quen thuộc của một nền văn chương vốn đã thủ tiêu sự thật từ lâu
và đây là minh chứng , cũng bằng linh cảm , tôi từ chối viết , phát biểu về ông dù có lời gợi ý từ hà nội vừa qua.
đỗ trung quân
...
THẬN NHIÊN,
DI CẢO
Gần đây tôi thường được đọc trên mạng, và nghe đọc, bài thơ dưới đây của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Và dường như nó được in lại trong cuốn Di Cảo của ông. Bài thơ được phổ biến rộng, và được cho là có tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, phản kháng với tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, bất công, băng hoại của Việt Nam ngày nay. Bài thơ như thế này:
NHỮNG ĐIỀU SĨ NHỤC VÀ CĂM GIẬN
Một đất nước luôn có kẻ dẫn đường
Cho người ngoài kéo đến xâm lăng
Cho những cuộc chiến tranh
Đẩy con em ra trận
Những điều sĩ nhục và căm giận
Một xứ sở
Nhà tù lớn hơn trường học
Một dân tộc có nhiều gái điếm nhất thế giới
Có những cái đinh để đóng vào ngón tay
Có những người Việt Nam
Biết mổ bụng ăn gan người Việt
Một đất nước
Đến bây giờ vẫn đói
Không có nhà để ở
Không đủ áo để mặc
Ốm không có thuốc
Vẫn còn những người run rẩy xin ăn
Nỗi sĩ nhục buốt lòng
Khi thấy mẹ ta bảy mươi tuổi lưng còng
Phải làm việc mệt nhoài dưới nắng
Khi thấy lũ em ngày càng hư hỏng
Khi người mình yêu
Nói vào mặt mình những lời ti tiện
Khi bao điều tưởng thiêng liêng trong sạch
Bỗng trở nên ngu xuẩn đê hèn
Khinh mọi người và tự khinh mình
Như chính tay ta đã gây ra mọi việc
Và tất cả không cách nào cứu vãn
Nỗi sĩ nhục ngập tràn trái đất
Khi lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh
Những nền văn minh chạy theo dục vọng
Những guồng máy xấu xa chà đạp con người
Đi suốt một ngày
Giữa rác rưởi và chết chóc
Luôn thấy bị ném bùn lên mặt
Nói làm sao được nữa những lời yêu
Nghĩ về cha, con sẽ chẳng tự hào
Nỗi tủi nhục làm cha nghẹn thở
Nỗi tức giận làm mặt cha méo mó
Trong hận thù không thể có niềm vui
Nhưng không thể sống yên, không thể được nữa rồi
Nỗi tủi nhục đen sì mỗi cành cây
Nỗi tủi nhục của đứa trẻ chạy trốn
Nỗi tủi nhục trên mỗi bậc thang lười biếng
Trong cốc nước đưa lên môi lạnh ngắt
Trên mỗi dòng tin mỗi ống quần là phẳng
Mỗi chiếc hôn ướt át thì thầm
Mỗi nấm mồ bị vùi dập lãng quên
Trên bàn tay đưa ra trên mỗi bức tường
Nỗi tủi nhục tội lỗi nỗi tủi nhục kinh hoàng
Trên vệt máu bầm đen trên nụ cười thỏa mãn
Cha chẳng có gì để lại cho con
Ngoài một cửa sổ trống trơn
Ngoài một tấm lòng tủi nhục và căm giận
Ngoài kỷ niệm về những năm tàn khốc
Cho một ngày con được sống thương yêu
Thơ Lưu Quang Vũ - Di cảo 1972-1975.
***
Thật ra, bài thơ này đã bị cắt mất và thủ tiêu bốn dòng ở khổ đầu tiên, các bạn có thể cắt dán bốn câu dưới đây vào bài thơ trên rồi đọc lại cho trọn vẹn:
“Những điều sĩ nhục và căm giận
Một dân tộc đã sinh ra
Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống
Hoàng Cao Khảo, Nguyễn Văn Thiệu"
Khi bằng một thủ pháp đơn giản cắt mất bốn câu này đi thì người ta biến bài thơ mang nội dung chửi Mỹ và chính quyền VNCH trở thành nội dung lên án xã hội xuống cấp, bất công, lên án nhà cầm quyền hiện nay bán nước; đánh tráo một bài thơ tuyên truyền của miền Bắc trong thời chiến tranh Quốc Cộng thành bài thơ phản kháng chống Tàu trong thời bình ngày nay; đánh tráo một Lưu Quang Vũ chống Mỹ thành một Lưu Quang Vũ chống Tàu.
Thử Google tên bài thơ thì sẽ thấy nó được đăng lại ở rất nhiều nơi với văn bản bị cắt mất bốn câu đó. Điều này cho thấy việc khổ thơ ấy thật sự bị thủ tiêu là có chủ đích đánh tráo chứ không phải ngẫu nhiên. Làm vậy thì oan cho Lưu Quang Vũ lắm, và đồng thời cũng khiến vô số người thưởng thức phải thơ giả.
Có người cho rằng Lưu Quang Vũ có cái nhìn tiên tri, có những dự cảm thấu thị về thời cuộc. Tôi lại nghĩ đó là một sự gán ghép khiên cưỡng, là họ đang đội cho nhà thơ cái vương miện mà thật sự ông không có. Ông đã tin và viết ra những điều mình tin về một miền Nam tệ hại. Niềm tin này tiệp màu với sự điều hướng của chính quyền Cộng Sản miền Bắc trong giai đoạn đó, nó không khác với vô số tác phẩm mang mục đích tuyên truyền cho ý chí sắt máu của rất nhiều nhà thơ cùng thời. Và đối tượng mà ông nhắm tới không hề là nhà cầm quyền cộng sản hôm nay.
Có người cho rằng bài thơ có lợi cho tinh thần yêu nước, chống Trung cộng xâm lược, và có lợi cho tinh thần phản kháng, đấu tranh cho tự do và dân chủ. Tôi lại nghĩ, dù họ yêu quý Lưu Quang Vũ như thế nào đi nữa, muốn mượn thơ ông để làm phương tiện đấu tranh, thì cũng phải tôn trọng sự thật. Một công cuộc đấu tranh cho những điều đẹp đẽ như tự do, công bình, dân chủ luôn phải tôn trọng và đồng hành với sự thật.
Chúng ta đã từng biết di chúc của lãnh tụ bị cắt xoá cho thích hợp với ý chí của đảng, giờ lại có thêm di cảo của nhà thơ cũng bị cắt xoá cho thích hợp với tinh thần yêu nước.
Bao giờ chúng ta mới trưởng thành để biết ngán ứ những món văn hóa mạo hóa?
• Đây là đường link đến bài thơ nguyên tác có bốn câu chưa bị cắt, được đọc:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]