K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

25 tháng 8, 2019

DẤU ẤN THÁNG 9 TRONG TÔI

Trần Minh Hải, tự truyện
-51 NĂM NGÀY BỐ MẤT
Đầu tháng bão tràn về 2 đợt, Chiều 11/9 Bố đi chơi hàng xóm và anh em trong họ mạc. Phải chăng đó là điềm gở của người mới ốm dậy ? sáng thứ năm 12/9/1968 bão tan thì Bố dắt xe đạp đi làm, 10h Đoạn Toa xe Hà nội cử 2 người về nhà báo Bố bị TNLĐ, cả nhà vội đèo nhau ra ga Hàng Cỏ, đi đến chợ Láng hạ B bây giờ thì gặp xe cơ quan về đón, đưa đến thẳng nhà xác BV Việt Đức (Bố bị điện giật chết, hưởng thọ 41 tuổi), hôm sau 13/9 được đưa về an táng tại Nghĩa trang làng, trời mưa nước ngập trắng đồng cả đời Bố tôi khổ cả đến cái chết...Chỉ biết Bố là LĐ chính, trụ cột của gia đình... Bắt đầu thời kỳ khốn khó của Mẹ và 5 anh em Tôi, Tôi vừa học lớp 9,10 phổ thông vừa làm thêm đủ nghề giúp Mẹ nuôi gia đình. (Đó là dấu ấn kinh hoàng nhất trong đời Tôi)

-50 NĂM HỌC SINH 10B YÊN HOÀ 3A
Trước hôm khai giảng vào học 10B, Loa đài các nơi thông báo Bác Hồ ốm nặng, rồi thông báo "Bác qua đời 3/9/1969"
Lớp 9B tôi cũ ý ới rủ nhau đi tàu điện Cầu giấy-Bờ hồ xuống bến Hàng Đẫy, ra Nhà Quốc hội, xếp hàng vào viếng Bác. Lúc đi chủ quan mặc áo mỏng, không mang miếng ni lông, đội mưa tầm tã hàng tiếng đồng hồ, ướt từ đầu tới chân, rồi đói rét run người. Đứng trong hàng nghe tiếng khóc của bà con nữ giới, thi thoảng xe cứu thương xé nước vọt đi, cấp cứu người ngất xỉu...Dòng người viếng Bác xếp hàng theo đúng thứ tự, chịu mưa tầm tã vài trận (ướt rồi lại khô khô rồi lại ướt, vậy mà có vài người bị cảm. có nữ sinh bị ngất... Nữ lớp tôi và mọi người cứ khóc...Khoảng 8h tối bọn tôi cùng làng mới về đến nhà
(Ban lễ tang phát bánh mỳ cho nhán dân đội mưa vào viếng). Âm thanh hình ảnh và không khí ngày đó ám ảnh trong Tôi tới tận giờ : Phòng rộng toàn vòng hoa tang, Nhạc Chiêu hồn Tử sỹ, Dòng người dìu nhau nức nở khóc gào, Đội ngũ Tiêu binh lặng phắc nướt mắt lăn dài trên mặt. Các cù già vái lạy, trẻ khóc hu hu. Mưa chiều nhoè nhoẹt hàng người xếp hàng kiên nhẫn nối đuôi nhau vào ra nhà Ba Đình...Trời âm u lắm. Ngày lễ Truy điệu 9/9/1969 chúng Tôi cũng đi, nhưng không vào được Quảng trường Ba đình, ngửa mặt nghe loa bát tròn tròn treo dưới cột điện ven hè đường Nguyễn Thái Học. Nhớ mãi giọng trầm nghẹn ngào của TBT Lê Duẩn đọc Di chúc của Bác, chen lẫn tiếng khóc của nhân dân, tiếng thét xé lòng của các em thiêu nhi "Bác ơi"... Sau này được phát Di chúc (quyển sổ nhỏ, bìa màu gan gà)
Cô Lê Thị Duyên dạy môn Sinh vật làm Giáo viên Chủ nhiệm. Lớp có Thi sỹ Mai Quỳnh Nam có "Cuộc chia ly màu đỏ" vào 4 tháng sau, Ối cặp "Thương nhớ ở ai"...48 năm sau Lớp gặp lại Cô sau 48 năm xa cách, Thầy và Trò mái tóc điểm bạc như nhau (đó là ngày 25/3/2018)
-49 NĂM THI ĐỖ ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN
Nhật ký của Tôi "15/9/1970 Chị Thoa vợ anh Viện (Ban tuyển sinh TP Hà nội) cho học sinh về báo mồm "Chú Hải đỗ ĐH rồi" Tôi đã đỗ vào trường ĐH Cơ điện", 2 ngày sau nhận được Quyết đinh nhập học 01/10/1970 (giấy đen, chữ đánh máy in roneo) những ngày còn lại làm thủ tục cắt hộ khẩu, chuyển lương thực, học bạ chính cấp 3... đồ đạc lên trường. Vay mượn tiền nong...dể 5/10 mới lên trường nhập học !
-47 NĂM NGÀY NHẬP NGŨ
Tối 15/9/1972 do trục trặc xe ô tô, Tôi và các bạn lên trường lúc 22h, buổi sáng Quân đội về nhận Tân binh mất rồi, lại đợi đợt bổ sung, sau đó dăm ngày
Sáng 20.9.1972 phòng tổ chức gặp mặt số các tên đi vét, chiều thông báo sáng mai lên đường nhập ngũ.Thứ năm 21.9.1972 ngày cuối cùng ở ĐH cơ điện: trời lất phất mưa nhỏ, lớp vừa giải lao sau 2 tiết đầu. Còi báo động khu gang thép rú lên, máy bay Mĩ bỏ bom Thịnh Đán có 6 quả rơi vào trường Cơ Điện (có 2 quả nổ sau nhà hiệu bộ cách K6i ở 150m) bà Minh chăn trâu xưởng trường bị cụt tay, 01 sinh viên người Lào chết. Hội đi lính tôi tới nhà ăn giáo viên sát căng tin hiệu bộ: ăn bánh, uống nước, hiệu trưởng Phú dặn dò đôi lời… rồi tất cả lên đỉnh dốc khu Hiệu bộ chờ xe tải tới (xe tải này về Hà Nội báo cáo tình hình với bộ ĐH và Đại sứ quán Lào) Xe tải tới cho chở quá giang 16 sinh viên nhập ngũ do ông Đỗ phòng tổ chức giao quân. A.Phúc, A.Nguyên, A.Trúc K6I tiễn ra tận xe giơ tay vẫy… Xe chạy chồm chồm đến ga Lương Sơn thì dừng lại. Cho cả lũ đi bộ qua ga vượt đồi trọc vào xóm Rô xã Thượng Đình huyện Phú Bình tỉnh Bắc Thái giao quân. Anh Đỗ động viên cả lũ: "Anh tin các chú sẽ trở về học tiếp đủ 16 thằng, đấy các chú cứ tin lời anh"Sau 3 tiếng cuốc bộ đi theo các lối mòn, tới xóm Rô ẩn sau lũy tre xanh. Cả lũ đến Cbộ C3-D76-F304B giao nhận quân, thành anh Bộ đội cụ Hồ, ba tháng Tân binh sau rồi là đi B dài vào Tây nguyên. Tự cắt đứt mối tình đầu khi vào Lính, vì không muốn làm cho "người ta" khổ
-45 NĂM CCB D76 HỘI NGỘ
Cựu chiến binh Tiểu đoàn 76 kỷ niệm 45 năm ngày đầu tiên mặc áo lính tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Có ai ngờ một tiểu đoàn gồm 500 lính ban đầu có 30% hy sinh và thương bệnh binh (sau ngày 30/4/1975) đã ra một tập sách. Nhà văn Nguyễn Trọng (tức Nguyễn Trọng Luân CSV lớp K5ME) a lô đồng đội viết hồi ức và chủ biên tập sách hồi ức lính trận "Thời trai trẻ hào hoa" gồm 291 trang, 41 bài của lính d76 tự viết cho nhau (Luân báo Tôi có một bài in trong sách)
"Sách về. Còn bạn ở đâu ?
Bốn lăm năm vẫn rừng sâu. Mưa ngàn
Cốt còn đỏ đất cao nguyên
Hài còn trong gió buốt miền cô đơn
Chắp tay lạy với hương hồn
Hào hoa một thuở vẫn còn mai sau" (Thơ Nguyễn Trọng)
Không sưu tầm được ảnh, với các liệt sĩ của d76 chúng tôi đã hóa sách qua lửa thiêng trong ngày gặp mặt 15/9/2017. Hai AHLLVT là Thiện và Hợi, 2 Đại tá Hoan, Ngôn, Đại tá TSYK Sỹ, Nhà văn Luân, với các CCB còn sống sẽ có mặt với tư cách là binh nhì D76
Cảm ơn Nguyễn Trọng Luân, Khuất Duy Hoan, Đinh Ngọc Sỹ (Ban liên lạc chuẩn bị tỷ mỷ, chu đáo có quà cho đồng đội xách về), Thân Như Ngôn, Vũ Đình Quyền, Mai Việt Anh, Trần Minh Hải.... Và các đồng đội thân yêu của D76 đã về gặp mặt tại nơi ngày đầu tiên chúng tôi mặc áo lính! Cảm ơn BTL Quân khu1, Trạm 88, Trường Quân sự QK1 và nhân dân xã Thượng đình, huyện Phú bình, Thái nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi tổ chức cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa, trang trọng, thấm đẫm tình yêu thương của những người lính sinh viên Tiểu đoàn 76 Sư đoàn 304b QK Việt Bắc! Cảm ơn 2 nhà văn VNQĐ Đỗ Tiến Thuỵ (Anh có bài ký Thời trai trẻ hào hoa năm 2007) Đinh Phương đã đồng hành hôm ấy
-44 NĂM NGÀY RA QUÂN
Sau ngày 30/4/1975 lính CSV phấp phỏng mong về học tiếp Đại học. 15/9/1975 Phó Tư lệnh Binh chủng TTG Lê Xuân Kiện ký quyết định cho LXT về học tiếp Đại học, Ngày 17/9/1975 BTL điều cho 15 xe tải chở Quân nhân xuất ngũ đổ bộ về Phố Sơn tây, xếp hàng vào viếng Bác (Lăng mới được khánh thành đầu tháng). Tuy vậy phải hết 10/1975 Lính tráng mới lục tục kéo về Trường cũ
-40 NĂM AN CƯ LÀNG GIÀN QUÊ TA
Phù, mất 20 năm ăn cơm thiên hạ, lăn qua 3 cấp HSPT đội mũ rơm, chai tay đào hầm hào trú ẩn, ăn đói triền miên, chai chân guốc mộc với dép cao su, Lính tráng "nước sông công lính", ba lô nặng trĩu sau lưng, nhẹ bỗng "mảnh tình vắt vai" ước mơ về trường cháy bỏng, 2 lần Sinh viên "Phó thường dân" thuộc lòng "Trường ca Đói khát", giơ cổ đón 9 kỳ thi gặp Máy chém, ôn thi như Sư tụng kinh,
Cuối 8/1979 Bảo vệ đồ án xong, về làng ở "Ta về ta tắm ao ta". gần 30 năm làm Kỹ sư quèn Nhà nác, nếm trải đủ thời Bao cấp nghèo khó. Và giờ Ta đã thành "Triệu phú thời gian", đọc sách, lướt Phây, giao lưu, Hiếu Hỷ...chịu mọi sự Lãnh đạo Nhà
-36 NĂM NGÀY CƯỚI
Cao gầy mí lại xấu giai
Nghèo nên lận đận đường dài hôn nhân
Vụng mồm tán gặp khó khăn
Ơn Giời rước được gái làng về dinh
Suốt đời làm lính, Vợ mình là Quan.
Hế hế
-3 NĂM THAM GIA BLOG, FB
Gặp lại nhiều đồng môn, đồng đội, bạn bè xa cách đã lâu, ơn giời thời đại @ mí 4.0. Giao lưu gần xa, mở rộng tầm nhìn ra khỏi luỹ tre làng Giàn
Tôi đã chứng kiến các cây bút chiến hữu trong BBT sách từ thai nghén và đến ngày ra sách "D76 Thời trai trẻ hào hoa" 9/2017, "Theo Vết xích Xe tăng tập3" 9/2019 của đồng đội có tài năng mà mình đã thân quen, Được các nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt, Lê Trí Dũng, Nguyễn Điền (LXT) Nguyễn Trọng, Trung Sỹ (lính BB) ký tặng sách, là các Kỷ niệm vui của lão nông phu làng Giàn.
Mưa gió ngồi buồn, xâu chuỗi dấu ấn tháng 9 đi qua cuộc đời, Ơn giời có Quý nhân phù trợ, Tổ tiên phù hộ độ trì cho sống qua nạn đao binh. Để giờ biên phát

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]