K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

30 tháng 7, 2019

SUY NGẪM...

Tho Nguyendoan

3 hrs

Nhờ có tham gia chiến đấu ở thị xã Quảng trị năm 1972 mà Tôi cũng nhiều đồng đội E88 được tặng kỷ niệm chương " chiến sỹ bảo vệ Thành Cổ 1972 " do Chủ tịch tỉnh Quảng Trị tặng .Sau đó Tôi lại được mời tham dự đại hội thành lập Hội " Chiến sỹ bảo vệ thành Cổ " của Hà nội .Ngay thời ấy đã có những ý kiến khác nhau về thành phần tham gia Hội !! gây tranh luận rất căng thẳng .
Những đ/c và đơn vị trực tiếp chốt giữ trong thành Cổ nói " chỉ Họ mới được mang danh hiệu ấy thôi. Những đ/c và đơn vị khác lại cho rằng tất cả những người ,đơn vị trong thời gian 81 ngày đêm hoạt động ở quảng Trị đều xứng đáng cả . Vì thế Hội mở rộng hơn để đoàn kết nên có người trong thành cổ không tham gia Hội là vì thế .
Còn Tôi đây là quan điểm của cá nhân dựa vào lịch sử và hiểu biết của mình như sau :
Đã gọi là chiến dịch bảo vệ thị xã Quảng trị 81 ngày đêm thì tính từ ngày 19-6 năm 1972 khi quân Ngụy phát động cuốc tái chiếm Quảng Trị ,Hơn 1 tháng các trung đoàn 18-95 (của 325) 88 ( của 308 ) 66 (của 304) .... đã chặn đánh địch từ Mỹ chánh lùi qua Triệu phong -Hải Lăng về gần thị xã QT . Ngày 30-8-1972 Khi trên chốt Gia long tôi chứng kiến 2 cái trực thăng nguy bay ra QT hạ cánh ở khu đồi cách khoảng 2km trung tâm thị xã ( nơi có cái nhà bằng cao nhất luôn có khói đạn bom,chứ lúc đo tôi không biết có thành Cổ ) Sau này mới biết hôm đó TT Thiệu bay ra cổ súy cho quân ngụy dốc lực đánh vào thành Cổ cắm cờ .. Phía đó là 95 của 325 và 48 của 304 chốt chặn trước thành Cổ rất ác liệt bởi là hướng chính diện . Như thế suy ra cuộc chiến tai thành Cổ chỉ có thể diễn ra từ ngày 20 hay 25 -8 -1972 trở lại mà thôi . Đó cũng là giai đoạn tàn bạo nhất khi trong diện tích hẹp ấy Địch tập trung hỏa lực và quân lực hòng nhanh chong chiếm biểu tượng của Thị xã Quảng Trị là thành Cổ . cho đến 16-9-72 Ta mới quyết định rút bỏ thành Cổ mà chốt giữ xung quanh như Tích tường -Như lệ ở phía Tây Nam do E88 chột giữ .Nhưng có đơn vị như D5 -E88 ở ven sông vẫn chôt đến đêm 17-6 mới vượt sông sang bờ Bắc .Trong số mấy chục tay súng D5 có D trưởng Nguyễn xuân Sắc ,D viên trưởng Đào Thấn và liên lạc D 5 Nguyễn văn Quân vẫn sống ....
Như vậy danh hiệu " chiến sỹ bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 " là dành tặng cho toàn bộ những người đã tham gia trong chiến dịch 81 ngày đêm đó . Dù họ là bộ đội hay dân quân du kích .
Dư luận đang sôi lên khi có nhiều người không phải là bộ đội ,không có mặt trong 81 ngày đêm ấy lại có chân trong Hội thì tôi không rõ lắm .Nhưng lợi dũng danh nghĩa Hôi CSBVTC Quảng Trị làm bậy thì không được cần lên án và loai bỏ ngay thậm chí truy tố hình sự với tội danh lừa đảo . Bộ Nội Vụ và BCH Hội Trung ướng và các địa phương cần kiểm tra toan diện để trả lời Công luận
Những đồng đôi bên 95-325 mà Tôi biết cũng bức xúc lắm mong các Bạn lên tiếng cùng chia sẻ vơi dư luận chũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]