K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

2 tháng 5, 2019

HÀNH TRÌNH GẠO

Trần Minh Hải K6i


Trước đây Tôi đã viết sê ri 5 bài "Hành trình" (Độn, Xe, Nghe, Phim, Kịch) đc nhiều bạn Fb thích và bình luận rất nhiều. Xin chân thành cám ơn quý vị. Đã động viên Tôi dũng cảm viết tiếp.


Trên các trang Fb của Hà nội, chúng ta hay bắt gặp ảnh chụp bìa và bên trong cuốn "sổ mua gạo phiếu". Thế hệ 8X sau này ko quan tâm, có quan tâm thì vất vả tìm ra tư liệu của thời chiến tranh+bao cấp xa xưa. Chỉ có thế hệ U70 chúng tôi đã từng trải qua, về già hay nhớ rõ cac chuyện ngày xửa ngày xưa
Cuốn sổ đăng ký mua lương thực, có 12 trang cả bìa, kích thước 9x12 cm giấy gia công màu trắng đục, cho những người có hộ khẩu Hà Nội-chỉ được mua ở một của hàng !
Sổ ghi tiêu chuẩn lương thực cho từng người : CBVC làm gián tiếp 13kg, CN theo ngành nghề 17-20,5kg, HSSV 17kg người lao động và người có chiều cao quá khổ từ 1,8m trở lên...hưởng 17kg ! Trẻ em cứ tăng dần theo tuổi 8-10-12-15 kg/tháng
Hàng tháng từng nhà mang sổ đến cửa hàng xếp hàng mua lương thực ! Cửa hàng có gì mua nấy (gồm gạo, ngô xay vỡ, mì, bo bo, sắn khô, sắn tươi, khoai lang, củ giong riềng. Quy XYZ kg loại này=1kg tiêu chuân gạo). Cuốn sổ luong thực được giữ như giữ tiền của, nếu mất thì quả là phiền phức, khối người chen lấn mua gạo xong quên sổ hoặc rơi lúc nào không hay biết, trở lại tìm nhìn khuôn mặt họ mà thấy thương hại, thành ngữ mới "ngệt như mất sổ mua gạo"
Người đi học, đi công tác, trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo được đổi thành tem gạo, Tem gạo ( in casc loại tem 25, 50, 100, 200, 225-250, 500g. 1,2,5kg in màu, răng cưa như tem thư bưu điện-cho tiện xé dùng) Tem gạo này giá trị như tiền bạc, có thể mua gạo, đổi bánh mì, quẩy 100g/c. ăn cơm phiếu tại cửa hàng MDQD, buôn bán trao tay tiện lợi !
Đến kỳ hạn đc mua ghi trong sổ, nhà nhà cử người dậy sớm xép hàng (xếp viên gạch đá, cái rổ rá hỏng...coi đos là vị trí của mình
Người xếp hàng thì đủ thành phần: trí thức, nhà báo, nhà khoa học, công nhân, giáo chức, học snh, sinh viên và nhiều người mua bán tem phiếu (con phe) MDV bán lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm theo tem phiếu hồi đó cao giá lắm nhé).
Nhốn nháo nhất lúc cửa hàng mở cửa, mọi người phải nhanh chóng nhận chỗ đã xếp, tay lăm lăm cuốn sổ chờ đợi đến lượt mình ! Náo nhiệt ồn ào xô đẩy chen lấn cho đến khi mua được thoát ra ngoài, nhưng không dấu được nét mệt mỏi, hay thất vọng khi về cân lại-đa phần bị thiếu hụt !
Ai đã xem phim "Em bé Hà nội" hẳn còn nhớ trường đoạn bán gạo tại Khâm thiên sau khi dính bom 26/12/1972 ?.Sau 1975 trở về sau chuyện 1,2h sáng phải đi xếp sổ mua gạo là "chuyện thường ngày ở huyện"
Giời ạ, mua bột mì thay gạo cần chế biến mỳ sợi gia công, đổi bột lấy bánh mỳ gia công vừa phải các thêm tiền vừa hao hụt định lượng. Chỉ có bánh mỳ và quẩy mậu dịch bán theo tem là đủ định lượng.
Tôi đã thấy : 1965 trở đi việc độn màu ngô khoai sắn thay gạo là liên tục...cho đến thạp kỷ 198xx. Và Bác lao công trường cấp 2, hàng sáng đến cửa hàng MDQD Cầu giấy lĩnh loại bánh bao ngòn ngọt về phát cho giáo viên. Khu vực Cầu giấy thì các cửa hàng lương thực ngay tại các kho dự trữ lương thực xây thập kỷ 1960 nền cao, chắn lưới chống chuột nọ ( Láng thượng, Dịch vọng trung, Cầu Diễn...) còn nội thành nhiều điểm ko liết kê hết.
Tháng 4/1974 toàn quân đội miền bắc đc rút 1kg/lính để giúp nhân dân bị đói.Đau năm 1979, dân Hà nội đc mua 1kg gạo+còn lại t/c theo sổ là kiều mạch, bo bo. Đã ăn nộp tem tại cửa hàng QD ga Hàng cỏ, TX Vĩnh yên và tại Từ sơn (khi đi xin việc cuối 1979) gạo mậu dịch hay đc bà con nông dân đổi gạo (mới thu hoạch) về nấu cho dôi cơm. Thiếu thịt cá, suy dinh dưỡng ăn 6,7 bát cơm đầy thì mới no bụng. Nhân dân ta giỏi chiu đựng dồn sức người+sức của cho 3 cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, bảo vệ biên giới phía bắc+Tây nam...thì thời bao cấp phải kéo dài, sổ gạo tồn tại theo.
Rất may mua lương thực kiểu này đã kết thúc vào tháng 2/1989
Ảnh trong nài dưu tầm trên mạng

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]