K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

13 tháng 4, 2019

CÔNG LÝ ĐÒI HỎI SỰ VĂN MINH

Luân Lê


Câu chuyện Việt Nam thua kiện một người, tổ chức nước ngoài không phải là vấn đề mới hay sự vụ đơn lẻ. Trong vụ án trước đây VNA cũng coi khinh các trát toà từ Ý gửi sang triệu tập tham gia phiên toà từ nguyên đơn là một luật sư người Ý do VNA bội tín trong làm ăn. Sau này VNA phải thi hành án với mức khoảng 8 triệu USD vì toà ở Ý yêu cầu thi hành án bằng cách phong toả tài sản và tài khoản của VNA tại Pháp. Vậy là luật pháp quốc tế không thể đùa giỡn và càng không thể nằm dưới sự chỉ đạo của đảng hay chính quyền.

Khi đã bước chân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, toà án và công lý hoàn toàn được hiểu theo nội hàm và được đảm bảo theo đúng nghĩa thực sự của nó, hơn hết là nguyên tắc luật pháp là bình đẳng cho mọi chủ thể. Toà án quốc tế rất công minh, không có yếu tố chính trị hay bị kiểm soát bởi đảng phái nào. Họ chỉ tuân theo luật pháp và lẽ phải để thiết lập công lý.
Một Việt kiều người Hà Lan, bị bắt tạm giam và tịch thu tài sản rất lớn vào những năm 1990s và may thay, ông này chạy thoát được trên đường ra trình diện tại Đại Sứ Quán thời đó trước khi phải trở lại nhà giam. Và ông ta đã kiện chính phủ Việt Nam ra toà án quốc tế. Ngay lập tức chính phủ Việt Nam đã thoả thuận bồi thường và cam kết hoàn trả tài sản và đề nghị ông này bảo mật thông tin trước truyền thông. Nhưng chính vì sau hơn một thập kỷ chính phủ Việt Nam không thực hiện cam kết như đã hứa, nên một lần nữa ông ta khởi kiện ra toà quốc tế để phân xử với mức đòi bồi thường là 1.2 tỷ USD.
Hôm qua, truyền thông quốc tế đưa tin, một phán quyết dài hơn 200 trang đã được tuyên và bất lợi hoàn toàn thuộc về phía chính quyền Việt Nam, với mức tiền phạt có thể lên tới cả trăm triệu USD, trong đó phí luật sư của bên nguyên đơn (ông Trịnh Vĩnh Bình) mà bên bị đơn (Chính phủ Việt Nam) phải trả lên tới gần 10 triệu USD và án phí cũng tương đương với con số này.
Án phí luật sư nước ngoài là vô cùng đắt đỏ và toà án quốc tế cũng là một thiết chế tư pháp đảm bảo công lý thực sự của nó. Hơn thế là nó có sức mạnh thực thi trên phạm vi toàn cầu chứ không phải chỉ là một bản án tuyên xong rồi để đó như trong nội quốc của chúng ta. Bất cứ khi nào bên bị thua kiện mà có tài sản ở nước ngoài thì sẽ bị áp lệnh phong toả và thi hành án ngay lập tức. Như nhiều vụ tàu biển Việt Nam đã bị giữ khi chở hàng hoặc vận tải trên biển khi ra khỏi vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Những sân chơi lớn và trên bình diện quốc tế, trước những quốc gia văn minh và pháp trị hàng đầu thế giới, luật pháp là công cụ đầu tiên và cũng là phương tiện cuối cùng được sử dụng để bảo vệ quyền lợi cho bất kỳ chủ thể nào. Không phải là câu chuyện đảng lãnh đạo hay chỉ đạo cả nền tư pháp vào cuộc như ở xứ ta mà Hiến pháp còn ấn định cả điều tréo ngoe này ngay tại Điều 4 và trong mọi văn bản luật được ban hành cũng như trong việc thực thi.
Án phí một vụ kiện tụng và phí luật sư khẳng định giá trị của luật pháp, nền tư pháp và vị trí của công lý là như thế nào. Nếu không thể thay đổi tư duy, nhận thức và trình độ, ngay cả văn hoá hành xử vô nguyên tắc của mình, chính chúng ta sẽ là những kẻ thua thiệt đầu tiên, lâu dài với những cái giá vô cùng lớn, không những vậy, chúng ta cũng bị đánh giá và đặt vào trong vòng cô lập trước sự bất tín nhiệm, không thể thực hiện các giao kết hoặc hợp tác được với những quốc gia và khối, liên minh quốc tế mà họ trọng thị luật pháp hơn cả.
Những món nợ phát sinh do những sai lầm của chính phủ, tất thảy, nhân dân chính là người gánh lấy hậu quả và trách nhiệm phải trả, không ai khác thực hiện điều này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]