K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

21 tháng 2, 2019

CHUYỆN LÀNG

    Luân K5

    Vào Hợp Tác Xã

    Chuyện qua hơn nửa thế kỉ rồi mà với tôi cứ như hôm qua. Chuyện nhà tôi vào HTX đợt 1 hay đợt 2 nó cũng in hằn lên niềm tự hào của gia đình in hằn lên dấu vết lí lịch chúng tôi. Năm 1959 quê tôi mở HTX . Những gia đình vào HTX năm ấy gọi là đợt 1. Họ vênh lắm . Mà vênh là phải , họ vác cầy bừa ra đồng theo kẻng HTX. Họ hội họp tối ngày. Những nhà chưa vào HTX cứ lúi xùi như thể người có tội. Hồi ấy đến bầu trời và chim hót cũng của HTX . Con người hơn hớn vui. Chim chóc cũng nhí nhảnh chào mời. Làng tôi rộn rã . Con tàu hỏa qua làng tiếng còi nghe cũng khác.

    Năm HTX mở ra là năm bố tôi đi dậy học. Ông tốt nghiệp trường Sư Phạm tỉnh rồi đi làm giáo học, lương 33 đồng ở một xã khác. Ở nhà chỉ có bốn mẹ con . Bao nhiêu khốn khó tất cả là ở mẹ. CŨng năm 1959 khi bố tôi làm xong cái nhà gỗ 3 gian hai trái thì vụ lúa rõ là được mùa. Nhà ruỗm người gặt , đổ lúa khô trong nền nhà cao đến 25 phân suốt 3 gian nhà. Năm ấy phải quây thêm 3 cót thóc. Mùi thóc thơm vụ mùa đến giờ tôi vẫn nhớ. Ngan ngát mà không nhức đầu, ngòn ngọt mà ngửi nhiều cũng không lờm lượm. Nói vậy trẻ bây giờ khó hiểu. Thôi kệ nó .
    Nhưng bố tôi buồn. Đi dậy học về đến đầu làng là thấy thiếu nhi gõ trống cà rình tung tăng. Khắp các ngõ xóm sạch sẽ quang quẻ , những cái nong phơi lúa được kẻ viết bằng vôi trắng ở đít nong gài vào hàng rào bờ dậu dòng chữ . “ HTX Đan Hà muôn năm” hay “ Sạch làng tốt ruộng “ rồi cả “ Vào HTX Nông nghiệp là yêu nước “ Hóa ra nhà tôi không yêu nước. Trong bữa cơm bố nhìn mẹ mẹ nhìn con , im thin thít. Ngoài đường làng tiếng gọi loa đi họp đội nghe oang oác .
    Mẹ bảo : - Vào HTX chỉ mình em đi làm lấy đâu công điểm mà có thóc ăn?
    Bố bảo : - Người ta sống được mình cũng sống được.
    Ba anh em tôi thích chí. Tôi bảo : - nhà mình Vào HTX đi để con được đi mít tinh…
    Bố mẹ im lặng. Ngoài kia trống cà rình gõ tung tung. Tiếng hô khẩu hiệu : _ Hợp tác xã Nông nghiệp muôn năm nghe dấm dứt.
    Năm sau mẹ đẻ em thứ 4. Nhà tôi vào HTX . Mặc dù nhà tôi vào HTX đợt 2 nhưng khi tôi vào học cấp 2 vào năm 1963 cũng là niềm tự hào. Chỉ khổ đến những năm 1964 những đứa con nhà chưa vào HTX cứ như là kẻ phạm tội. Những đứa bạn cùng lớp nhìn chúng tôi nhưng người biết lỗi . Lỗi chỉ là bố mẹ nó chưa vào HTX.
    CŨng năm sau , khi đã vào HTX rồi nhà tôi muốn chặt 100 tàu lá cọ về làm chuồng gà thì đã không thể được nữa. Nhà tôi có 2 quả gò đầy cọ. Mỗi gò cọ đến ngót nghìn cây cọ. mỗi cây cọ có hai chục lá , Nghĩa là chỉ năm trước thôi nhà tôi có 4 vạn lá cọ, nhưng nay đã góp vào HTX rồi 100 lá cọ là chuyện tày đình, phải làm đơn lên đội , đội lên BQT HTX và người duyệt là ông không có đồi cọ đồi chè nào. Ông ấy nói, nhà này ba mẫu ruộng , hai trâu hai gò nay phải san sẻ tình thương yêu giai cấp cho nó biết. Mẹ tôi bảo giai cấp gì chúng nó. Ghen ăn tức ở...anh em tôi nem nép sợ và thương mẹ.
    Bố tôi vứt cái cặp sách chiều đi dậy học về. Ông nhìn ra cửa có con tàu hỏa chạy xuôi về Hà nội. Ông nghiến răng. Trong nhà mẹ tôi cạo khoai sọ nấu bữa cơm chiều. Tôi nhớ như in , thằng em tôi được 6 tháng ngồi lê dưới đất. HTX Nông nghiệp quê tôi năm ấy được 2 tuổi.
    ảnh 1 Giữa làng là đường tàu hỏa
    Ảnh 2 : : cuối làng là hồ nước
    Bình luận
  • Gia Linh Ngô Nhà văn ơi, dạy học chứ không phải dậy học nhé.
  • Gia Linh Ngô Nguyễn Trọng vâng, văn nói thì nó lơ lớ giống nhau, còn văn viết thì rõ ràng vẫn hơn anh Luân ạ. Hồi này anh có hay viết bài trên mạng Quân sử nữa không?
  • Nguyễn Trọng Gia Linh Ngô . cám ơn anh tôi không viết
  • Viết phản hồi...





  • Viện Trần Duy Sau CCRĐ là HTX - một thời của lịch sử VN.
    Tôi chưa hiểu từ "ruỗm" trong cụm từ "Nhà ruỗm người gặt", anh Nguyễn Trọng giải nghĩa giùm nhé.
  • Viện Trần Duy Cảm ơn anh Nguyễn Trọng. Quê tôi gọi đó là làm "đổi công".
  • Duyen Tu Nguyễn Trọng trong Nam gọi là vần công (vần đổi công).
  • Viết phản hồi...





  • Nguyễn Thị Tố Hảo Hì, anh "khai hoang phục hóa "thật tuyệt.
    1
  • Hùng Luu bác trọng viết truyện nào cũng hay.nó xúc tích ,đơn giản dễ hiểu.
    1
  • Chử Anh Đào "E ơi buồn làm chi/ E không buồn sao được/ Quan họ đã vào hợp tác/ Đông Hồ gà lợn nuôi chung..." (XS)
    1
  • Nguyễn Trọng Chử Anh Đào . Quê mình là cái nôi HT hóa NN đấy bạn nhỉ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]