K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

20 tháng 2, 2019

NGƯỜI TỐT LÀNG GIÀN TA


Trần Minh Hải

(số đt 0989643856)
Chi hội CCB 34 Phường Trung hoà, Quận Cầu giấy TP Hà nội
Cây đa,Giếng nước, Ao làng, Đình Chùa Miếu là biểu tượng của quê hương mà những ai xa xứ thường đau đáu nhớ về. Thôn xóm xưa còn nhiều di tích cổ, Hoành phi câu đối toàn chữ Nho xưa. Bà con chỉ biết rằng
-Đình ngoài là nơi hội họp, lễ Thánh, còn lưu giữ các đạo Sắc phong của các triều đại ngày xưa (là niềm tự hào, là bảo vật quý của địa phương). Chỉ ngày lễ trọng mới được rước ra kính cẩn lễ bái và chiêm ngưỡng-dân đen mấy ai được nhìn tận mắt ?.
Thế rồi VN ta chiến tranh liên miên+thiên tai+thời tiết khắc nghiệt...làm các văn bản quý báu ấy cứ rụng rơi mất dần theo thời gian. Thế rồi chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm xưa...đứt đoạn mạch truyền thống đọc+hiểu chữ nho xưa,làm cho lớp trẻ nay dù có quan tâm cũng đành chịu-biết tìm biết hỏi ai ?. May thay còn có nhiều người tâm huyết với Làng, có nhiều lượt đóng góp công+của để trùng tu+phục chế+cung tiến hoành phi câu đối, nghi trượng và các đồ tế khí... vào các Công trình xưa ở Làng, với tất cả tấm lòng tự nguyện thành kính. Các tư liệu báo chí, văn bản xưa đã được nhiều người có tuổi âm thầm sưu tập, viết bài cẩn trọng để chờ ngày trình Làng. Lớp trẻ hiện nay đã tận dụng ưu thế vi tính, có ý thức chụp ảnh quay phim lưu cho thế hệ sau này, đồng thời giao lưu với các trang mạng khác, cho thiên hạ một cái nhìn trân trọng về Kẻ Giàn Trung Kính hạ của đất Thăng long xưa.
Qua tìm hiểu, tôi rất cảm phục ông Nguyễn khánh Bình
Ông đi TNXP thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước 1974-1970, rồi về bộ phận Thông tin liên lạc cho Công ty Vận tải Thuỷ Bắc. Người làng chỉ biết Ông là thợ sửa chữa Ti vi đen trắng cho bà con, chưs mấy ai biết sự bền bỉ phấn đấu tự học ngoại ngữ của Ông.
Ông tự học tiếng Trung quốc trên tivi, đồng thời theo học các lớp Hán Nôm Trung tâm ngoại ngữ của Đại học Sư phạm (năm 2000 học lớp Hán Nôm A, năm 2004 tốt nghiệp Hán Nôm B)
-năm 2005 tốt nghiệp Hán Nôm khoá V, năm 2008 tốt nghiệp Hán Nôm khoá VI của Viện KHXH. (ở số 7 Hai Bà Trưng, 26 Lý thường Kiệt, 47 Hàng Quạt)
Năm 2009 Ông hoàn thành khoá học 2 năm Tiếng Việt cổ của Viện nghiên cứu Tôn giáo 27 Trần Xuân Soạn
Ông cũng đã theo lớp học đi điền dã ở Vân Nam và 2 lần bỏ tiền túi để vủng cố bồi bôt thêm kiến thức+vốn tiếng chữ Hán cổ (phồn thể), chữ Hán hiện đại... Hàng chục năm trôi qua, cho tới một hôm Ông mở lớp dạy chữ Nho ngay tại chùa làng Giàn, mọi người mới vỡ lẽ. Thoạt đầu do tò mò và quý trọng cái đức tính hiên lành, nho nhac và bài giảng gắn ví dụ thực tế sinh động dễ nhớ. Vừa mở lớp, vừa tự học nâng cao chữ Hán Nôm để rồi trở thành một Chuyên gia nổi tiếng. Ông vào Viện Hán Nôm, Viện thông tin KHXH nhà nước, sưu tầm: Sắc phong Triều đình ban,Thần tích Thần sắc, Hương ước, Khoán ước và các Thư tịch cổ (sớ, văn khấn, văn tế...) của làng mang về dịch, Ông không giữ riêng mà phổ biến cho học trò và những người tâm huyết với quê hương. Tôi thật sự khâm phục ông già U80 tự học khai thác trên mạng, sử dụng thành thạo phần mềm Hán Nôm để rồi biên soạn nhiều tài liệu (đưa điển tích, điển cố, bình luận sâu sắc có liên hệ với thời cuộc vào trong giáo trình), truyền cảm hứng học cho Trò, bằng các bài tham khảo tặng học viên Lớp học tại chùa Phổ linh, Đình chùa Trung kính hạ, Trung Kính thượng, CLB xã Yên hoà, Đình thôn...và giờ mở tại nhà riêng
Giáo án chữ Hán Nôm phát cho học viên và riêng các bản dịch văn bản về làng Giàn và các Gia phả dòng họ nhờ dịch...Ông sẵn sàng. Học trò hỏi bài ngoài giờ bất kể lúc nào Ông cũng vui lòng trả lời cặn kẽ, chu đáo. Mỗi khi sưu tầm được cuốn sách hay, Ông pho tô tặng, cug cấp tài liệu cho việc biên dịch Gia phả dòng họ, ai có tâm huyết thì Ông ký tặng miễn phí luôn (tiền phô tô cũng ko ít đâu nhé). Nhân hậu trong cả bình luận câu dịch sai của ai đó-lời của Tiền nhân
Chính Ông đã tìm ra các đạo Sắc phong Vua các đời ban cho làng, và về báo cáo các bậc Cao niên. Được sự ủng hộ của các bô lão+học trò+dân làng và một số người có nhiệt tâm...Ông là nhân vật chủ lực tiến hành các bước thực hiện Công trình. Trò của Ông toàn GS+TSKH+Nhà thư pháp nổi tiếng, Nghệ nhân, Phóng viên báo đài... đã tận tình giúp thầy mình-vượt qua nhiều bước khó khăn>ngược dòng thời gian>cẩn trọng mọi bước đi phục chế>sao cho đạt chính xác nhất có thể. Đặt làng Nghĩa đô truyền thống chuyên làm giấy dùng cho Vua viết SP.Nhờ nhà Thư pháp nổi tiếng Trịnh Tuấn thể hiện nét chữ văn bản đời Lê+Nguyễn, chụp triện lưu. Ông chụp lưu trữ+trưng bày ảnh ở Đình...Để cho Chúng ta tận mắt thấy các Đạo sắc phong phục chế: Lộng lẫy+rực rỡ vàng son, ngự trên ban thờ của Đình làng Trung Kính Hạ.
Các đạo Sắc phong (SP) của các triều đại xưa tuân theo quy tắc rất nghiêm ngặt, dấu triện vuông son đỏ Vua ban đều dùng chữ “Sắc Mệnh Chi Bảo“. Chỉ có khác hình thức...mà Viện Hán Nôm đã lưu trữ được rất nhiều (Nét chữ đời Lê bay bướm, đời Nguyễn vuông khổ mực thước). Việc phục chế các SP dựa trên ảnh gốc chụp lại, rất thuận lợi. Nên nhiều năm qua+nhiều địa phương đã làm SP, nhằm cho hậu thế quê hương hiểu biết các văn bản Vua ban cho làng.
Với ông Bình, dù ông khiêm tốn không nói nhiều về mình. Nhưng tôi biết nhiều điều thú vị, xin chia sẻ với bà con :
+Tất cả các chữ Nho ở Đình, Chùa, Miếu, Hoành phi, Câu đối trong làng Giàn ta đã được Ông tập hợp chú giải trong quyển “ Một số tư liệu về Đình Chùa Miếu thôn Trung kính hạ“, giúp dân làng hiểu rõ văn thơ các bậc Túc nho đời xưa tại Làng. Bước sau Ông sẽ bổ sung ảnh chụp đặc tả các hiện vật minh họa bài đã nêu, hoàn chỉnh cuốn sách.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng long-Hà nội, lòng Ông thôi thúc đóng góp cụ thể việc phục chế các SP Vua ban cho Làng. Không giữ lưu trữ làm của riêng+vượt qua các trở ngại...để bây giờ và mai sau làng ta thấy tận mắt các văn bản quý giá cách đây vài trăm năm xưa (thực chất bây giờ ối người còn chưa biết). Hy vọng Ông sẽ chụp rõ nét 14 đạo SP này để “bắn“ lên Facebook cho nhiều người xa quê được chiêm ngưỡng. Mấy năm trở lại đây Ông đã cùng bà con thực hiện một số câu đối bổ sung vào các công trình trùng tu (tuân theo phong cách và hình thức xưa).
+“Hữu xạ tự nhiên hương“ các địa phương lân cận và một số nơi đã nhờ ông biên dịch văn bản cổ của làng họ. Ông đã nhiệt tâm chú giải. Từ các văn bản xưa Ông đã biên soạn thành Giáo trình dạy biết bao thế hệ trò lớp Hán Nôm. Việc tổ chức các lớp học từ bàn ghế, đèn quạt, bảng đen, giáo trình đều được học viên tự nguyện đóng góp tùy theo khả năng của mình. Dù tuổi cao Ông vẫn đi giảng dạy đều đặn, kết hợp với thực tế nơi mở lớp...cho trò nhớ lâu chữ Thánh hiền, hiểu biết thêm các phong tục đẹp của cha ông xưa.Bằng lời nói rủ rỉ chân tình
+Thực tế học chữ Thánh hiền để tu dưỡng tâm hồn, lòng kính trọng tiền nhân, thêm hiểu+thêm yêu quê hương đất nước, thấy cái hay cái đẹp của chữ tượng hình gắn với phương ngôn+hành động...cô đặc chỉ bằng vài nét bút lông “Nét chữ nét người“. Chỉ những ai đã trải qua vọc vạch chữ xưa mới cảm nhận thấu đáo Đồng âm Dị nghĩa, cái hay của Chữ tượng hình, đã viết thì phải hiểu thấu đáo từng con chữ...(mà 5 năm học Trung văn phổ thông xưa đã cho tôi biết)
Ông tranh thủ phổ biến cái hay, cái đẹp của Tiền nhân để lại, ở mọi nơi mọi lúc.
Dành tiền mua sách quý, ông tâm sự với Tôi "trước kia các Cụ phải nhờ người làng khác dịch các văn bản chữ Nho, thì nay Chú đã giả được nợ xưa. Bây giờ làng Cót, Mễ trì và các nơi đến nhờ Chú dịch hương ước, gia phả, chữ cổ mà viện Hán Nôm không biết. Hàng ngày Chú bật máy tính tìm hiểu thêm chữ Hán, soạn giáo án, dịch các bản truyện Nôm khuyết danh. Hiệu chỉnh chú giải chữ nho tối cổ người ta nhờ. Sưu tầm các áng văn hay đánh chữ nguyên bản-phiên âm-dịch nghĩa tặng cho ai thích và đưa vào giáo án... bận mà vui Anh ạ. Chỉ thương các Cháu viện Hán Nôm nghèo nên Họ nhờ gì Chú đều giúp họ, có nhiều TS nho học hiểu ko thấu đáo ý tứ người xưa, nên đã dọn vườn lại thả sâu vào vườn, ko được dịch theo ý chủ quan của mình được-mà phải biết tích không thì giống Tô Đông Pha chữa thơ của Vương An Thạch...Chú Cháu mình biết gì về làng ta thì cố gắng mà viết, cho thế hệ sau biết truyền thống tinh hoa của làng. Mình có tâm huyết với lịch sử làng ta-viết bài, đăng ảnh, vẽ tranh đăng ra cho bà con đọc, không vụ lợi thì chả sợ gì cả..."
Ông luôn luôn tâm đắc câu nói chủa Khổng Tử "Học không biết chán, Dạy không biết mởi". Nên lịch dạy và học gần như kín cả các ngày và các buổi tối trong tuần. Người làng rất quý trọng, tín nhiệm và yêu mến. Bên cạnh đó Ông là thành viên tích cự có nhiều đóng góp cho Tiểu ban Di tích Trung Kính hạ. Trong dòng chảy hối hả của thời nay, vẫn có người cần mẫn, tâm huyết như Ông, để bảo tồn, truyền thụ nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt thì đáng quý biết bao.
Khối lượng sách ông Bình soạn ra thật khổng lồ, Nhìn Chú tìm tài liệu cho tôi (làm tư liệu tham khảo viết 28 bài về làng Giàn đăng Facebook) mà hoa hết mắt số lượng phong phú, ngồn ngộn, cả những tác phẩm chưa công bố-nể trọng sức làm việc của ông già U80-phục cách hành xử khiêm nhường mà dí dủm như các học trò của đức Khổng tử thời xa xưa
Sách ông tập hợp tư liệu làng ta bản gốc và bản dịch sẽ là vô giá.Tôi tin chắc là trong số các trò hiện ở làng>sẽ có người nối tiếp sự nghiệp+tâm huyết của Ông hôm nay. Người làng ta ra Văn Miếu “cho chữ“ đầu xuân đều là trò cũ của ông Bình. Lớp Hán Nôm Ông dạy đã có tiếng vang đất Hà thành gần 2 chục năm qua. Vững tin những gì Ông sưu tầm được và viết ra : sẽ có ích cho Làng ta về sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]