K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

13 tháng 9, 2018

CHIẾC CUP CUỘC ĐỜI

CHIẾC CUP CUỘC ĐỜI 

II. Chuyện thành Nam và nỗi lòng người con gái Huế
Trần Thanh Tuân
Vòng vo mãi mới thoát ra được xa lộ, điện thoại í ới làm Quang sốt ruột nhấn ga. Chiếc Honda Arcord còn mới nên lướt êm như ru. Có lúc mình thấy đồng hồ nhảy 120km/h. Lão ông 60 phi như bay. Cũng thấy phê phê! Kinh nghiệm đầy mình rồi, nên không đề nghị giảm tốc độ, vì càng bảo giảm nó sẽ càng tăng cho mà run. Chỉ vu vơ đọc mấy cái biển báo và chê đường xuống cấp nhanh. Quang tủm tỉm cười, cho xe chạy từ từ lại để cho thằng ngồi bên bớt sợ còn ngắm vờ những địa danh thân quen ngày xưa.
(Ảnh cây nghệ thuật )

Chẳng mấy chốc Tp Nam định đã hiện ra trước mặt.
Lát sau chúng tôi nâng ly rượu để cùng nhớ về Trần Vũ, người bạn trai thành Nam đã mất gần 40 năm.Thế là râm ran.chuyện về Trần Vũ và Tố Ngân, về mối tình đầu vừa chớm nở tuổi hai mươi của hai người .
***
Vũ cao to trắng trẻo, đẹp trai và mạnh mẽ, thời bây giờ gọi là rất men lỳ. Lớn lên trong một gia đình nhà giáo nên nói năng nho nhã lịch thiệp. Nó bắt gôn đội bóng của chúng tôi. Cứ đối phương sút vào gôn thì lát sau mới thấy nó bay rất đẹp như thủ môn Khánh ở Thể công. Nằm dưới đất nhìn bóng vào lưới nó cười hề hề. Vũ cùng tổ với Tố Ngân, một trong những cái nón hiếm hoi ở trường. Tố Ngân có dáng người đầy đặn vừa phải, đẹp như búp bê Liên xô, luôn gọn gàng, theo bố mẹ tập kết. Với đôi mắt sáng long lanh và giọng nói ngọt nhẹ tênh chết người của con gái Huế. Tố Ngân hay hát, hay cười. Nhiều nét ngây thơ và tinh nghịch. Phòng nữ nơi Ngân ở luôn có khách, khi là thầy giáo trẻ, khi thì mấy anh khoá trên ghé giúp bài, khi thì “có lạnh không em “. Những lúc như vậy Ngân như nghễnh ngãng, chỉ cười cười.
Vài tháng thì ai trong lớp cũng thấy hai đứa phải lòng nhau. Cả lớp tôi đều trân trọng tình cảm hai đứa dành cho nhau. Anh tổ trưởng hay bày việc họp tổ, toàn chuyện vu vơ. Cả hai đều cố gắng học tốt như cách để vun đắp cho mối tình đầu của mình.
Hai năm trôi qua đẹp đẽ, với bao kỉ niệm êm đềm với ước mơ tổ ấm tương lai.
Tết sau ngày Thống nhất 1976, Ngân không về Huế. Ngân về Hà nội để mùng 2 xuống thăm gia đình Vũ ở Nam định theo dự tính của hai đứa. Lần đầu tiên ra mắt sợ muốn chết, Ngân đến nhà bạn gái tên Thảo để cùng đi. Thảo thì biết rõ nhà Vũ rồi. Cắp cái túi trong có hai cái khăn len Ngân đã đan bao ngày, gửi gắm biết bao yêu thương tình cảm vào từng mủi kim sợi chỉ. Cái này biếu mẹ, cái này tặng anh. Nôn nao thấp thỏm bước lâng lâng tới nơi có ai đang hớn hở chờ mong.
Hai cô gái loanh quanh tìm từ sáng đến buổi chiều tối cũng không thấy nhà Vũ đâu. Thảo bối rối, còn Ngân thì chỉ chực khóc. Tám giờ tối Thảo đành bịn rin đưa Ngân ra ga quay về Hà nội. Ngồi trên tàu Ngân như bị lửa đốt con tim, theo tiếng rít của đường ray, nước mắt cứ tự tràn ra từng nhịp bánh xe.
Ngân đâu ngờ sáng nay Vũ đã bất ngờ ra đi tại căn nhà mới gia đình vừa chuyển đến vì một tai nạn. Mùng 6 Tết, Ngân lên trường biết tin và quay ngay về Nam định cùng bạn bè viếng người yêu. Cô sững sờ vì căn nhà có đám tang chiều hôm trước cứ đến gần lại có người chỉ ra lối kia lại chính là nơi cô cần đến. Có thể chính hồn Vũ dẫn lối. Vũ không muốn Ngân bị khổ từ cái chết bất ngờ của mình.
Trời rét đậm, thêm buốt vào nỗi đau của mọi người.
Linh cảm của người mẹ già có nỗi đau, bà nhìn chăm chú vào mắt cô gái lạ. Bà giáo già nhìn cô lâu lâu rồi nấc lên, nắm chặt bàn tay cô, bà nghẹn ngào: con gái ơi!
Tố Ngân cúi đầu vào ngực bà nức nở. Cả đoàn chúng tôi khóc theo.
Vân suy sụp cả thể xác và tinh thần. Nhiều lần cô nhìn trừng trừng vào trần nhà muốn bỏ học, quay về Huế trốn tránh cuộc đời. Thế nhưng cứ mỗi lần như vậy lại thấy Vũ về động viên, “gắng lên đi Ngân, số phần anh nó vậy, mạnh mẽ lên em, tương lai còn dài ở phía trước”.
Gần năm sau mới dần ổn nhưng mắt thì đã chứa nỗi buồn mênh mang. Cái nón của Tố Ngân vẫn trắng và đã thay chiếc quai hoa sặc sỡ thành màu tím Huế.
Năm ấy Ngân phải thi lại nhiều.
Các anh khóa trước đi bộ đội về cùng bạn bè giúp Ngân vượt qua và xua đi nỗi đau. Các anh đã thổi vào cho Ngân nhiều luồng gió mới. Có anh nhiệt tình chân thành thổi rối mù trời đất. Ngân chỉ khéo léo chối từ, vì bên các anh Ngân chẳng nghe thấy gì, như người bị điếc chỉ thấy Vũ đang cười đâu đây.
ảnh chiều tím )
Thời gian chầm chậm trôi.
Ra trường, trước khi về quê làm việc Ngân ghé qua Nam định thăm bà cụ và nhìn tấm ảnh Vũ đang cười. Cô xoắn chặt chiếc quai nón màu tím trong tay.
Ba năm tiếp theo vẫn thế… gió vẫn rít từng hồi trong đêm khuya.
Năm năm sau vẫn thế… gió vẫn thì thầm ngoài hiên.
Mười năm sau cô lại về Nam định, thấy di ảnh bà cụ bên di ảnh Vũ. Chị gái của Vũ thì ở nước ngoài với con. Khi đó mẹ cô cũng đã mất, cô dặn dò cậu em trai rồi rời Huế ra Bắc làm việc. Dân quanh vùng nơi Vũ nằm luôn thấy thấp thoáng bóng người con gái Huế những ngày lễ quả.
Hai mươi năm sau ngày Vũ mất, Ngân vẫn lẻ bóng đơn côi một mình, tay vẫn nắm chặt quai nón màu tím Huế.
Cơn bão tạnh lâu rồi.
Hàng cây xanh thẫm lại
Và cơn bão lòng em… thổi mãi.
Tôi xin mượn một câu thơ của ai đó để kết cho nỗi lòng người con gái Huế trường tôi.
Sài gòn, tháng bảy mưa ngâu - 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]