TRẦN MINH HẢI - K6I
1-Nghề chẻ tăm hương có từ thời xa xưa ở làng ta,
theo sách “Công nghệ gia đình ở Hà đông“ người Pháp viết, in năm 1932 thì dân
làng Trung kính làm ba loại hương đen+sạ+vòng để cung cấp cho cả nước (trích
sách Đỗ Tỉnh in 1985) thôn Thượng chuyên làm hương đen.
2- Xa xưa khi chưa có HTX, trong làng có dăm tốp
(mỗi tốp dăm nóc nhà) chung nhau tiền mua nứa bến sông Hồng (cạnh Bảo tàng lịch
sử VN nay). Nứa chuyển về tập kết tại gò Chùa Trong để chia, ý ới vui phết. Tăm
chẻ-sát-bó hộp-gánh ra nội thành bán cho các nhà làm hương ở trong phố. Khi
thành lập HTX các ông Thanh, Cảnh, Quảng đại diện xã lên làm việc với các
nhà chức trách, xin phép khai thác và ký
kết hợp đồng tiêu thụ. Xong thủ tục là về cắt cử người đi chặt nứa, ban đầu ở
Sơn dương Tuyên quang và sau ở các nơi khác , đó là cả chặng đường dài
1963-1990. Đại thể sau đó là :Nứa chở về sân Mảng hài, chia cho các đội SX-các
đội lại chia cho SL lao động chính của từng nhà. Tăm chẻ phơi khô> sát sạch>
bó từng hộp> nộp HTX, sẽ có người đóng kiện mang đi xuất khẩu tận Hồng
công-sản lượng trung bình là 250 tấn/năm. Sản lượng từng nhà sẽ tính Công điểm
sau sẽ chia thóc. Thật lòng mà nói nghề chẻ tăm hương này đã là cứu cánh cho
rất nhiều hộ nghèo :đầu mẩu nưá+dọng+cật làm củi đun, tận dụng chẻ tăm kem đoạn
ngắn bán HĐ cho nhà máy nước đá (làm kem que). Khi khoán 10, làng ta là không
còn nợ đọng nghĩa vụ với nhà nước, bắc một lèo hệ thống Điện nước cho các hộ
dân. Lãnh đạo HTX quảng giao kết nghĩa với ĐH Thủy lợi, N/m Xà phòng, Bưu điện
HN tìm nhiều nơi tiêu thụ và các đơn vị này hay xuống giúp thu hoạch mùa
màng... Bà con chị em phụ nữ chẻ tăm rất siêu. Hình ảnh các tối ở sân nhà ai đó
có 2,3 ngọn đèn dầu hỏa, vây quanh là dăm mảnh chiếu các bà ngồi chẻ tăm+chuyện
nở như ngô rang..Cánh đàn ông kê ghế sát tăm kem...Cảnh sát tăm kem, rải phơi
tăm: trưa nóng rãy chân+hoáng hoàng thu tăm chạy mưa, bó cật bán dễ bị đứt tay,
cưa nứa...nhớ ông Dăm rửa cưa cho cả làng, các bác các chú đóng kiện tăm...còn
đậm nét trong tâm trí tôi
3-Những người làm hương ở làng, tôi tìm hiểu thì
biết : Anh em nhà ông phó Nghếch (con ông, tôi gọi là bác phó Xương: bố vợ anh
năm Di) là lớp làm hương đầu tiên của làng ta. Hồi bé tôi đã xem quá trình ép
bột thành dòng+ và thao tác quấn hương vòng... tại cây si trước nhà bác ấy (đối
diện bến tàu điện Cầu giấy ngày xưa).Thứ 2 là gia đình ông Trần văn Nuôi (Lý
Nuôi-bác ruột tôi). Trước khi làm hương, ông Lý Nuôi đã theo bạn sang Hồng công
buôn trầm hương và các phụ liệu rồi, có nhiều anh em nội ngoại đến nhà ông ở
Ngã tư sở học+làm công+sau này làm ở nhà riêng. Về sau là nhà ông ba Mại, ông
Thuật là những người làm nhiều... Việc này nhiều người biết rõ, thế nên tôi chỉ
viết vậy.Tại thôn Thượng dân đốt cành cây lấy than làm hương đen ở Mông voi và
mương tiêu Hàng xã, nhiều lúc khói tạt cả về làng ta. (So với hương đen thì
hương sạ cầu kỳ hơn)
4-Sau khi nghề chẻ tăm hương giảm dần sản lượng,
dân làng chuyển sang chẻ tăm mành. Nếu như chẻ tăm hương sẽ cần phải phơi khô
nỏ, thì chẻ tăm mành vất vả hơn nhiều. Tăm chẻ bó từng bó (chọn nan đồng màu),
nan nhỏ hơn, phải sấy tăm thủ công bằng cách đốt Lưu huỳnh trong các lò sấy tăm.
Các tổ dệt mành tập trung tại Đình Chùa, hầu như nhà nào cũng có 1,2 khung dệt
(Tôi nhớ có 1 cái lò sấy này tọa lạc bờ giữa 2 ao Phe đầu làng xưa-khói độc lắm-ai
ngang qua là rảo bước). Người vẽ tranh vào mành đầu tiên là chú ba Lộc đầu
làng, sau là anh Vồng và một số người khác ( Phim XQ cũ được trổ khoét các lỗ,
bao nhiêu màu là bấy nhiêu phim XQ khoét...) do in kiểu lưới số lượng nhanh và
nhiều-xuất khẩu theo chân người lao động sang các nước XHCN. HTX tổ chức đóng
nhiều khung dệt mành cho các nhà tranh thủ dệt lúc nông nhàn (sản lượng tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu vài chục vạn chiếc /năm). Giờ chỉ còn anh Lệ làm
tăm+dệt mành ghép vào các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu sang Nhật. Anh được
Thành phố phong là Nghệ nhân+lên ti vi quảng bá sản phẩm rất nhiều lần. Thời
gian làng ta chẻ tăm hương kéo dài, tôi chỉ biết có hạn và viết vắn tắt thế ạ.
Rất mong bà con ta có ý kiến thêm.
5-Các cụ xưa lý giải làng ta là đất đãi khách-tôi
chả dám luận bàn. Nhìn không ảnh của đơn vị đồ bản đóng quân làng ta 1966, tôi
nhớ như in Làng xưa như hình cái dạ dầy, Phải chăng thế đất này đã tạo nên câu
“Kẻ Mọc lắm Quan-Làng Giàn lắm Thóc“ lưu truyền lại từ xa xưa. Có nhiều gò bãi
xưa, nay đã không còn dấu tích
+Gò hóa mã, sau Miếu cạnh chùa : ngày xưa các đồ
hàng mã cúng ở đình làng mang ra đây đốt (thiển nghĩ các Cụ xưa hóa vàng đúng
sách, và tránh hỏa hoạn có thể xảy ra-vì làng xưa tuyền mái gianh vách đất)
+Gò Mõm chó, hình hai bàn chân khổng lồ chĩa ra
mả chế. Có Cụ nói vui đó là 2 bàn chân Tiên, mà rốn Tiên chính là giếng đầu
làng ?!(lũy tre chú hai Vị xóm trại xưa)
+Gò Cửu long, nơi có tháp chuông Chùa trong ngày
xưa
+Gò Đuôi cá (ở Mả ngang liền Mả miễu), Gò Dủ, Gò
gốc muỗm, Gò Bồ cui (cạnh trại chăn nuôi HTX xưa) Sau đồng+Thái hồi+Cạnh tĩnh
(cạnh chùa)+Đồng mái (trước cửa đình) các địa danh này chỉ cao niên làng ta còn
nhớ mà thôi..
6-Một vài tư liệu ngắn :
+Đội bóng đá thanh niên làng ta thành lập hơn 2
chục năm, hai năm liền 2013,2014 đoạt giải Vô địch quận Cầu giấy. 2016 Vô địch
giải Quận đoàn Cầu giấy tổ chức
+Hội thi chim cảnh mở ra hơn chục năm nay có
tiếng vang quanh vùng
+ Làng có đội nhạc công và CLB đàn hát dân ca
luyện tập+biểu diễn thường xuyên
+Làng Mọc là quê hương Đặng trần Côn TG Chinh phụ
ngâm, nhà văn Nguyễn Tuân, nhà CM Nguyễn thị Minh Khai. Có mộ người đóng thế
vua Quang trung sang Trung quốc, làng lắm người làm quan nhất vùng.
+Làng Cót ít người biết: giữa làng miếu thờ Diêm la đại vương-Vua
Lý phật tử (571-603). Chùa Hoa lăng có mộ và thờ mẹ Thiền sư Từ đạo Hạnh. Cầu
Tây dương xưa dài 15 gian có lợp mái (1679). Xưa dân làng làm nghề phụ nhuộm giấy mầu-vàng thoi-đồ mã.
Nhiều người đỗ đạt và làm quan to không thể viết hết. Thời nay có nhà sử học
Hoàng thúc Trâm (Hoa bằng) nhạc sỹ Doãn Nho, Tiến sỹ Hoàng xuân Sính, Thứ
trưởng bộ ngoại giao Hoàng văn Tiến...
(Nguồn từ sách,báo, hồi ức của tôi và tóm lược
lời bác Nguyễn huy Quảng gần đây)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]