TRẦN MINH HẢI
1-Sở dĩ tôi vẽ các Điếm canh làng xưa, vì nhẽ làng xưa nhỏ bé nằm gọn trong các lũy tre làng kín mít-người không qua nổi. Dân làng ra vào qua các cổng, tối đóng được lại+tuần phiên chống trộm cắp và giặc giã. Tính từ cổng đầu làng trở đi là rặng tre của các nhà ven làng: Cả Sang>Lý Ngư>Phó Khao>Tư Òm>Mọc>Na>Bằng>Có>Tư Chỉ>Mại>Hai Vị>Tư Vần>Mạch>Hai Hoa>Cả Tuân>Cả Ca>Hai Thẫm>Hộ Tý>Tư Phục>Năm Khắc>Hai Mùi>Ba Hảo>Cả Phảo>Cả Trác>Trưởng Lãng>Cả Khai>Vồng>Cổng xóm cạnh Đình. Mé bên bắc và tây:Tính từ cổng xóm Đầm trở đi là: Bác Thổi>Phó Thắng>ông Tén>Cả Tài>Khuya>Ba Cốc>Hai Hào>Cả Yết>Ông Gang>Cả Hà là đến cổng mả Đầm. Đến khu Hào là Lũy tre Lý Ngư>Hai Chức>Cô Nguyệ>Cụ Thường>Ba Tụng>Tư Chạ>Năm Di>Tư Trọng>Ba Đàn>Sáu Đồn>Hai Bé>Hai Thọ>Năm Tò>Tư Khây>Ký Trực> đến ao Phe đầu làng. Ngoài 2 điếm canh tuần xưa ở đầu làng và cuối xóm Chùa xưa đã nói ở trên, thì còn Điếm canh Mả Đầm nữa ở ngã ba (trước ông Cả Hà làm chuồng trâu sau khi điếm này bị phá).Hàng rào nhà ba Cốc và cả Hà là các cây duối già lâu niên đan ken khít.
2-Lớp trẻ bây giờ khi nhắc tới các Cụ đã khuất núi, sẽ tự hỏi sao thôn
nhỏ lắm vị là chức sắc nhỉ ? Ví dụ Cụ Lý (Ngư,Cần,Nuôi)+Các
Phó(Căn,Khao,Vọng,Hào,Thắng,Triệu,Đức,Mức,Còi,Luẩn,Bút,Quyền)+Các
Thủ(Triết,Vinh,Dủ)+Các Trương(Chế,Hóng)+2 cụ Nhiêu(Thôi,Ngếch). Xin thưa ngay
rằng đó là chức mua hư danh. Xưa mỗi khi làng có xây dựng hay phải chi dùng
công việc đại sự, sẽ bán danh lấy kinh phí chi tiêu. Các Cụ mua được chức Lý
trưởng-Phó Lý-Thủ quỹ-Trương tuần-Nhiêu sẽ thoát khỏi đi tuần canh, phu dịch và
quan trọng nhất “Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp“, được ngồi chiếu Đình
khi họp và hội hè. Chứ thực ra vẫn làm lụng như dân làng thôi, chỉ hơn có tiền
để mua, hoặc vay mượn ít nhiều để mua cho được.
3-Xưa làng ta chia làm 4 Giáp, mỗi Giáp có vài sào đất công trồng lúa.
Gần đến lễ lạt và tết, các Giáp này họp trù bị vài buổi cắt cử tát ao Giáp, bắt
lợn nhà ai thịt, làm cỗ cho cả Giáp ăn, đội tuyển thi thổi cơm,đấu vật...(với
các Giáp khác ở làng giành giải thưởng) cử người ra đình điếu đóm...Đến hội
Đình ra lễ tế, sau rồi mang lộc lá về nhà ai đó để cả Giáp ăn cỗ tại đó. Còn ở
Đình ngồi dự phải có vai vế hẳn hòi. Ao Phe đầu làng thuộc Giáp Đông ( trước là
2 ao, bờ giữa chiếu vào nhà ông tư Khây-có lò sấy tăm dệt mành-ao sát cổng làng
gọi là Phe đông-ao phiá bà tư Thêm gọi là phe Cả) Ao Phe tây (khu cổng mả Đầm
hất vào chợ tạm nay đã phá, có nhiều ao của Giáp Đoài, Giáp Tả, Giáp Hữu)
4-Lứa tuổi Trung niên trở ra sẽ biết các Cánh
đồng xưa: Bãi trên (có quán Vò Gạo) Bãi dưới (khu Hào xưa). Tràng (Big C nay).
Ngo (giáp Mễ trì). Trổ cầu>quán Đầu eo>Táo>Nhội. Bồ Nền. Mả Chế (có
đường đìa lơ lên thôn Cót). Mả ngang (tiếp nối nghĩa địa Mả miễu-có gò hình con
cá xưa). Rộc. Hàng bát (khu ao dài ngõ 110 TDH hắt lên thôn Thượng) Hố Mẻ. Mả
Chế xưa có ngôi mộ và 2 cột to nổi bật trên cánh đồng là mộ quan Đặng quốc Giám
(Khi di dời con cháu tới, mới biết Cụ ấy có 9 bà vợ và đẻ nhõn 36 người con).
Cánh đồng quanh quán Đầu eo xưa đất trũng gặt lúa mò sau bão lụt rõ khổ. Cánh
đồng trước cửa Đinh lắm mồ mả-dân HTX hay gieo mạ tại đây. Khu Mả chế dành đất
5% cho các hộ dân. Xưa làng ít nhà gạch vì các Cụ gom rạ rơm nung gạch xây
nhiều năm mới đủ số lượng. Sau này có lò gạch cuối chùa, thì việc xây nhà thuận
tiện hơn.
5-Vị sư tổ chùa làng 100 năm trở lại đây, vốn tu
ở các chùa mạn Hồ tây xưa, bị giặc giã cướp bóc, sợ xin về tu Chùa ta. Làng
nghèo thì chùa cũng chả hơn gì...dần dần dân làng công đức xây chùa (đã có bài
tôi đã đăng trên trang này rồi)-Chùa ta giờ còn ảnh Sư tổ, hình như sư cụ Đàm
Oanh là đời thứ ba, vì đã có 3 tòa bảo tháp...các Cụ nói cho tôi biết vậy,
chính xác tới đâu thì chưa biết-xin ý kiến các vị cao niên ạ. Đền-Chùa-Đình xưa
đều xây chuẩn mực theo thuyết phong thủy, còn có Hoành phi+Câu đối từ ngày xưa.
6-Xưa đói kém các cụ phải đi mua ngô khoai sắn
tại các chợ Vạn, Canh,Diễn. Có thợ lò rèn về cắt trấu liềm+hái, rèn lại bổ đất,
sửa+đánh mới dao chẻ tăm hương ở đầu làng dưới cây đề (Thuở bé tôi đã thấy gần
chục cái bình đựng vôi têm trầu treo quanh thân cây đề này). Có ông thợ đóng
cối vào thay dăm đóng lại 2 thớt cối-
mất 3 ngày gia chủ phải cơm rượu cẩn tó. Các cối giã gạo trong làng sau khi bị
thủng, HTX thu gom xây bục đập lúa tập trung tại sân Mảng hài và sân Đình (các
nhà gánh lúa về xếp đống ,xếp hàng chờ đến lượt dùng néo đập tay) Quạt tay thổi
thóc lép và bụi đất-sau này có quạt hòm quay tay. Việc mua nứa chẻ tăm hương
xưa, ra bãi gần nhà Bác cổ (Bảo tàng lịch sử VN nay): hoặc là cưa sẵn theo
mực+bó lại gánh về, hoặc là thuê xe bò-người kéo tay về tận nhà, gần 15 km chứ
ít gì. Ra chợ Bưởi mua giống cây trồng+chó mèo, đi chợ Hà đông mua lợn giống,
toàn gồng gánh cuốc bộ.
7-Nhà 2 tầng to đẹp nhất ngày xưa-Câu lạc bộ nay,
là của cụ Nguyễn kế Vinh, mà ông Quán xưa làm con nuôi (xa xưa bầu cử, diễn văn
nghệ thôn tại đây). Đường Mông Voi cũ (trên đương Nguyễn Khang nay) có nền đồn
binh xa xưa cao như thành sát sông Tô lịch, 1966-1967 là bãi pháo 12,7mm hỗ trợ
pháo 100mm (đầu cầu 361 nay) bắn máy bay Mỹ. Nhà bà Thủ Dủ là nơi đổi tiền năm
1958. Từ 1965 trở về trước cả làng chỉ được nghe tin tức+sân khấu truyền
thanh...qua chiếc loa nén 25 oát treo cọc sắt nóc nhà Câu lạc bộ thôi nhé.
8-Qua tìm hiểu, tôi rất cảm phục cái tâm của ông
Nguyễn khánh Bình tự học chữ Nôm xưa, ông đã vào Viện Hán Nôm, Viện thông tin
KHXH nhà nước, sưu tầm Sắc phong Triều đình xưa,Thần tích thần sắc, Hương ước
Khoán ước và các thư tịch cổ (sớ, văn khấn, văn tế...) của làng mang về dịch và
phổ biến. Chính ông và một số người có tâm cung tiến để cho ta tận mắt thấy các
Đạo sắc phong hiện hữu. Trò của ông không chỉ người dân xung quanh, mà có nhiều
nhà báo, nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ và phóng viên báo chí theo
học. Người làng ta ra Văn Miếu “cho chữ“
đầu xuân là trò cũ của ông Bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]