K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

9 tháng 1, 2017

VÀI NÉT LÀNG GIÀN TA-P4

(Đăng FB TMH 5/1/2017)
TRẦN MINH HẢI

Bà con làng mình đi chùa lễ Phật, ít người biết rõ chùa có Thần Phật gì ngự ở ban thờ. Vì dân Việt nam ta thường thờ Tam giáo đồng nguyên) Xin khái quát đôi dòng trước khi vào bài viết ạ, Tượng thờ tính từ nơi cao nhất Tam bảo xuống dưới lần lượt sẽ là:
1-Ba pho Tam thế (Quá khứ-Hiện tại-Tương lai), Đức Thích ca Mâu ni Giáo chủ ngồi ở giữa
2- Ba tượng phật: A di đà-Quán thế âm-Đại thế chí
3-Ba tượng phật: Di lặc-Văn thù-Phổ hiền
4-Bộ Tứ thiên vương (Ngọc hoàng,Thái thượng lão quân, Thái bạch Kim tinh..)
5-Tòa Cửu long và tượng Thích ca sơ sinh
Dọc hai bên tòa tam bảo trên còn có tượng Thập điện Diêm vương, Thổ địa, gian Tiền đường ngoài cùng có các tượng Đức ông, Thánh tăng, Khuyến Thiện, Trừng Ác, Quan âm chuẩn đề và Quan âm Thị kính.
Chùa làng ta ai cũng biết, Tôi xin mạn phép có đôi dòng viết thêm cho lớp trẻ (Chữ trong ngoặc kép là trích tư liệu của ông Nguyễn khánh Bình)
<<Trước đây: Trung kính hạ có tên nôm là Giàn Kính chủ, mảnh đất chùa thuộc tổng Dịch vọng, phủ Hoài đức, rồi phủ Quốc oai, trấn Sơn tây. Một thời thuộc huyện Hoàn long tỉnh Hà đông. Đầu thế kỷ 20 thuộc xã Trung hòa huyện Từ liêm, năm 1997 thành phường Trung hòa quận cầu giấy Hà nội
Bằng chứng duy nhất đánh giá Chùa Báo ân làng Giàn ta có từ cổ xưa, là quả chuông đúc năm 1692, Khánh đồng 1839, 2bia đá 1894, hiện còn lưu giữ 48 pho tượng Phật, Mẫu, Tổ. Mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn từ TK18-TK19. Đến nay đã qua rất nhiều lần trùng tu, mới đây nhất từ 1994-2004, quy mô chùa được mở rộng ra, to đẹp hơn>>. Nhà chuà giờ vẫn bảo tồn cổng tam quan cũ (từ cổng xóm chùa ra chùa ngày xưa).
-Xưa có bà Cẩn nương người làng ta lấy ông Hùng Nộn Bảo quốc công (thành hoàng làng ta sau này). Ngày 12/10 âm lịch Hùng Nộn công mất, mai táng cho chồng xong. Cẩn nương cắt tóc tu ở chùa làng, lúc đó tên chùa là Diên phúc tự.
-Xa xưa trụ trì lâu năm nhất có Sư cụ nữ Đàm Oanh (tướng mạo như đàn ông) và chú tiểu, các ngày Lễ lạt Vãi làng tới đảnh lễ, có nhiều nhà mua Hậu (để mai sau hồn được nương náu cửa nhà Phật). Chùa cuối làng thì cũng heo hút như làng xóm nghèo xưa, Bao quanh chùa là rặng tre pheo, vườn trước Sư vãi trồng màu, vườn sau thì cấy lúa, tự cung tự cấp. Xưa đi lễ chùa thường có thẻ hương, bó hoa và oản chuối+hoa quả nhà trồng hay mua, gọi là có chút thành tâm. Chùa ta trồng nhiều cây ăn quả (ổi, nhãn, mít, muỗm...) là mục tiêu hái trộm của trẻ con làng-thế nên chùa nuôi rất nhiều chó dữ . Chỉ có tiếng chuông Thu không còn vang đều đặn khi mặt trời lặn xuống sau làng Mễ trì.. Nhà thờ Tổ xưa (sau nhà Tam bảo) dành cho các lớp học làng ta thời chiến tranh phá hoại 1965-1968: có rãnh giao thông hào xẻ dọc nhà tỏa ra các hầm kiểu Cồn cỏ, tránh bom cho học trò. Chúng tôi thi tốt nghiệp cấp 2 năm 1967 (hệ 7/10) ở đây và ở đền cạnh chùa. Quân đội cũng trú quân tại chùa ta nhiều đợt, chủ yếu là bếp ăn của cả đơn vị. Từ năm 1976 trở đi, chùa cũng là nơi tổ dệt mành, tổ thêu ren của HTX làm việc
-Giếng Chùa cấp nước ăn cho nửa làng (xóm Đầm, Chùa cả) mùa cạn dân xóm Điếm chúng tôi phải ra giếng này kín nước ăn về. Ao lối vào chùa ngày xưa là nơi bà con đi làm đồng về rửa chân tay, ngồi nghỉ giải lao tán gẫu, buổi chiều trẻ con tắm táp. Chùa ngày xưa ấm áp gần gũi thân thuộc với bà con ta (học sinh hay đến ôn thi cho yên tĩnh, các bà đến tụng kinh cho thanh thản tinh thần...)
-Qua Tư liệu “Các câu đối tại Miếu gần Chùa“ của ông Nguyễn Khánh Bình, mấy ai biết vị trí Miếu xưa là Quân doanh (đồn binh) của Thần hoàng làng ta (Nộn công Chủ trưởng Ô châu-Bảo quốc công-Đời Hùng vương thứ 18). Xin trích vài câu đối chữ nho xưa tại Miếu-qua lời dịch nghĩa của ông Bình:
1-Anh linh cùng trời đất-Miếu mạo còn mãi với non sông
2-Công lao với triều Hùng lưu sử sách-Tiếng thơm mãi mãi Tối linh từ
3-Ơn sâu Thánh đức trải 18 đời truyền hậu thế-Xây dựng Miếu đài qua vạn năm vẫn lưu danh
4-Miếu vũ huy hoàng Người giúp đất thiêng ngàn dấu cổ-Công thần rộng khắp Dân yên vật thịnh vạn nhà xuân--Mạn phép trình tranh tôi vẽ quang cảnh chùa ta xưa, không đẹp nhưng để bà con ta nhớ lại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]