K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

6 tháng 1, 2017

VÀI NÉT LÀNG GIÀN TA - P1

(Đăng FB TMH  29/12/2016)
Trần Minh Hải
Xưa làng có tên nôm Kính Chủ, đời Hùng vương thứ 18 ban cho tên Hộ nhi hương, về sau đặt tên chữ là Trung Kính gồm 2 thôn Thượng (sát sông Tô lịch-có họ Ngạc họ Phan là chính-làm hương đen), thôn Hạ ta dân làm ruộng giỏi năng xuất cao xưa có câu là “Kẻ giàn lắm thóc“. Thời Pháp thuộc: tên xã Trung Kính-phủ Hoài đức-tỉnh Hà đông (số liệu 1926 có 1531 người, làng Nhân mục chỉ có 203 người), sau thuộc Đại lý Hàm long, có khi thuộc tổng Dịch vọng-Từ liêm...
Trung Hòa là tên xã mới xuất hiện do chính quyền bí mật của ta đạt cho năm 1949. Tháng 10/1954 là xã Trung kính-Quận 6-Hà nội.1961 đổi tên thành xã Trung Hòa. Từ 1961-1997 Làng Giàn chính thức tên là: thôn Trung Kính Hạ-xã Trung Hòa-huyện Từ liêm-TP Hà nội (có trên 400 mẫu ruộng, bình quân chưa được 3 sào/người). Từ 1997 đến nay là phường Trung Hòa-quận Cầu giấy-TP Hà nội. Có 3 cổng Đầu làng-Chùa ra bồ nền-Mả đầm ra quán đầu eo, còn lại là các lũy tre xanh quây kín mít các rìa làng, hồi nhỏ tôi còn thấy cò vạc đậu lũy tre ông sáu Đồn,nhà cả Chức, có rất nhiều ao lớn nhỏ. Cả làng có mấy căn nhà gác 2 tầng (CLB, Bường, Lơn, Sỡi, hương Vấn, Thường) đa phần nhà tranh vách đất, Điếm canh giữa làng. Năm 1965 đắp đê bao chống lũ TP (từ sông Tô lịch bao quanh làng tới đài TNVN Mễ trì thượng),cùng năm này xây hai dãy trường học cấp 2 cửa kính cửa chớp đàng hoàng ở Mả miễu lũ tôi tối phải đi canh) 1967 có 7 người-1968 có 10 người đi học cấp 3 tại làng Giấy Yên hòa. Năm 1979 làng mới có điện, mới thoát cảnh xay lúa tay, giã gạo chân vất vả. Thập kỷ 1990 có đường Trần Duy Hưng (trước đó là con mương-sau là cống ngầm thoát nước) đường cái trên, đường cái dưới ra đường Láng, mương máng ngòi nước, các cánh đồng xưa không còn dấu tích.
Chùa làng tên chữ là Báo ân tự, có chuông đúc năm Chính hòa 1693, trên chuông có ghi tên Hoàng hậu, ông hoàng bà chúa đương thời cúng tiền đúc chuông. Ở gần cầu Đỏ xưa bắc qua sông Tô lịch có miếu Ông nghè Tráng (tôi đã đăng bài và tranh trước đó). Làng ta cũng có Văn chỉ thờ các vị Tiên hiền, vì làng không có người đỗ đại khoa (nên không có bia ghi tên người đỗ như các làng bên cạnh) chính là ngôi nhà nhỏ 4 mái đao ở Mảng hài hiện nay. Phía sau cây đề xưa còn có bục gạch nền nhà thờ Thần nông. Giữa làng có ngôi miếu thờ Tổ nghề chẻ tăm hương, trước đây xuân thu 2 kỳ những người làm thủ công đến đây lễ Tổ. (Chắc xưa kia tuần phiên hay đến đây ngủ nên gọi là Điếm). Xưa làng Trung kính làm 3 loại hương :Hương đen, Hương xạ, hương vòng để cung cấp cho nhân dân cả nước (sách tiếng Pháp in năm 1932). Ngay tăm hương cũng được đem xuất khẩu-đóng kiện đường kính khoảng 0,8m (tôi chứng kiến kiện tăm này xếp bục sân khấu ở Câu lạc bộ cho thôn biểu diễn văn nghệ), có năm lên tới 250 tấn, về sau chuyển đổi chẻ tăm mành, đóng nhiều khung dệt mành-dệt được khoảng vài chục vạn chiếc-nhuộm in tranh-đem tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một thời. HTX tổ chức tổ thêu ren xuất khẩu, các nhà in lưới hàng mã gia công cho làng Cót (lúc nông nhàn)
Chùa Thông, tên chữ là Linh thông tự, năm 1946 các Bộ của chính phủ làm việc ở đây một thời gian (có 2 bộ trường là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Huy Liệu về ở đay làm việc) 12/6/1966 Chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà nội ta, đã rơi xuống sau chùa Thông này. Sư trụ trì chùa hiện nay là Nguyễn thị Thảnh,nhà cạnh Đình làng bây giờ. Mồng 4 tết Mậu thân, một phát tên lửa Mỹ bắn từ Hòa bình nổ cách Lô cốt Pháp xưa 4m. Hai doanh trại pháo cao xạ 100mm ở Cót (đầu cầu 361 nay) và Hòa mục (đầu cầu Mọc nay) hai bãi pháo đại liên 12,7mm tại Đìa lơ (quãng giữa phố Trung kính nay) và ở Mông voi (cạnh nghĩa trang thôn thượng nay) của Trung đoàn Tô Vĩnh Diện đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Đoàn ca múa PKKQ hai lần đóng quân tại làng ta 1966-1967.
Xưa làng ta có tục nuôi lợn thờ cầu kỳ, mỗi Giáp phải nuôi 1 con lợn giống đen tuyền đầy tạ (100 kg)  thường phải nuôi trong 1 năm, vì Thánh rất ghét màu trắng. Ngày 2/9 âm lịch ngài khao quân : sẽ thịt con lợn này kèm thêm thịt 1 con trâu hay 1 con bò. Ngày sinh của Ngài tháng hai âm lịch thì rước sắc và bài vị từ thôn Thượng xuống thôn Hạ và ngược lại, dịp này mỗi Giáp chỉ thịt một con gà. Năm 2008 và 2013 Làng mở hội Đình to, các năm khác mở hội nhỏ. Việc cúng giỗ kỵ Thánh được tổ chức chu đáo  (nguồn tư liệu “Từ sông Tô đến sông Nhuệ” của Đỗ Tỉnh và các tài liệu+hồi ức của tôi).
-Ngày 1/3/1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm xã Trung hòa ta



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]