K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

27 tháng 12, 2016

BÁNH ĐA VỪNG


Chợ nông thôn thường có bà bán bánh đa nướng ở góc chợ. Bà ngồi bên lò than hồng với một chồng bánh đa ướt đon đả chào mời khách qua lại. Có người mua là tay quạt, tay bánh chỉ một chốc chiếc bánh đa cong lên mùi vừng (mè) quyện với mùi bánh thơm lừng một góc chợ. Mấy bà, mấy chị mang tấm bánh về đến nhà bầy trẻ ùa ra chí chóe giành nhau tranh nhau bẻ tấm bánh cho vào miệng nhau ngấu nghiến. Hôm nào không may gặp trời mưa, bánh đa bị ướt, mặt những đứa trẻ ủi xìu theo chiếc bánh đa. Tấm bánh đa vừng đã là kỷ niệm không thể quên cho những người con từng sinh ra và lớn lên từ những vùng quê yên bình ấy.
Bánh đa vừng gắn với tuổi thơ là vậy, nhưng nó cũng bị người ta gắn cho một từ không mấy hay ho: vênh như cái bánh đa nướng hay như cái bánh đa bị mưa!
Anh thợ gia công một chi tiết khi lắp ghép không khớp với nhau do không phẳng, bị chê ngay: làm vênh như cái bánh đa nướng làm sao lắp được.
Cậu học sinh học giỏi được điểm cao, bị mấy bạn lười học ghen ghét nguýt dài: nó được điểm cao mặt vênh như cái bánh đa kìa!.
Tony Tèo khi tốt nghiệp Đại học ra trường xin được việc làm cho một Công ty nước ngoài có lương cao, làm được mấy tháng Công ty cho nghỉ đền cho mấy tháng lương. Tèo mua ngay chiếc xe máy, mua tủ lạnh, tivi về phòng trọ cho bõ những ngày sinh viên cơ cực, hàng ngày phóng xe ra đường vừa đi vừa huýt sáo hất mặt lên trời vênh như cái bánh đa. Được vài tháng tiền hết, việc chưa xin được vế nhà nằm nhịn đói mặt như cái bánh đa bị mưa.
Anh chàng nọ gặp may khi xin được làm trong một công ty có thu nhập cao và do bản thân chăm chỉ nên mấy năm được lãnh đạo tin tưởng giao cho công việc “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Chỉ một thời gian xà xẻo anh ta mua được nhà, và cứ thế có tiền thêm có tiền. Về quê xây cho cha mẹ căn nhà bồn tầng to đùng – tiền thiết kế đã hơn 70 triệu đồng. Ở vùng quê miền Trung quanh năm không có mưa, hai ông bà già chân đau mắt kém chỉ quanh quẩn dưới tầng một, phải cố gắng lắm mới lên được tầng bốn thắp nhang bàn thờ. Mỗi lần về quê anh ta vênh mặt với bà con vì mình là người có hiếu xây cho cha mẹ nhà to nhất vùng. Có biết đâu hai ông bà già từ ngày có nhà mới chân càng đau, mắt càng kém vì phải ở trong căn nhà kiểu thành phố, không biết mảnh vườn, ao cá suốt ngày lo lau chùi nhà cho sạch, mặt ngày càng nhăn nheo ủi xìu.
Một anh công nhân có tí tay nghề, sau thời gian lăn lộn kiếm sống và học hỏi kinh nghiệm, anh ta mở một công ty để làm giám đốc – mở công ty thời nay cực dễ. Ngày ngày lái xe đi đấu thầu, cứ hạ giá để trúng bất biết giá như thế nào. Rồi về quê thuê thanh niên thất nghiệp vào làm cuối năm mới tính lương cho họ ăn tết. Anh cầm tiền về trả cho gia đình họ một cục để được cám ơn là đã lo cho con họ và cho gia đình họ, mặt anh được vênh lên ở quê. Có biết đâu các thanh niên kia trong những ngày đi làm cho anh họ như người tù lao động khổ sai, ăn uống đạm bạc qua ngày, làm việc không kể thời gian, trong túi không có lấy một đồng, anh đã chiếm dụng tiền công sức của họ để bù vào cái giá trúng thầu vô lý mà anh đã đưa ra. Mặt những “công nhân kỹ thuật” của anh lúc nào cũng như cái bánh đa ướt.
Cũng như bao người khác sau khi học xong ra làm việc, nhưng anh sớm nhận ra làm lãnh đạo sướng hơn và cũng rất dễ. Thế là anh bắt đầu áp dụng phương pháp “thượng đội, hạ đạp”. Chẳng bao anh leo lên làm quản đốc, rồi giám đốc. Với cấp dưới mặt anh lúc nào cũng vênh lên ra oai để thể hiện mình là lãnh đạo, quát người này, dọa người kia để lấp liếm cái kiến thức chuyên môn nông cạn của mình. Với cấp trên anh xum xoe, dạ dạ, vâng vâng, anh anh, em em lúc nào cũng ngọt sớt. Cấp trên cần gì anh có ngay, muốn gì anh đáp ứng hết. Trong công việc anh luân biết đưa ra những khó khăn để được ưu tiên, cuối năm anh lại biết tô vẽ để có thành tích. Khi cần anh biết lấy lòng cấp dưới để lấy phiếu bầu, mà cấp dưới thì luân an phận, dễ dãi, vậy nên anh thường có số phiếu cao. Anh đúng là một lãnh đạo giỏi, chiếc bánh đa nướng luân hiện trên khuân mặt, lúc cần nó vênh lên và cũng có khi nó phải ủi xìu.
Tiền làm cho khuân mặt con người thay đổi là vậy, có tiền mặt như cái bánh đa nướng, không tiền như cái bánh đa bị mưa. Đừng để hình bánh đa trên mặt bạn

LikeShow more reactions
Comment
Comments
Ls Nguyễn Văn Hoà
Ls Nguyễn Văn Hoà Người ta quạt nướng bánh đa là bánh đa khô chứ... bánh đa ướt là bánh vừa tráng xong còn công đoạn phơi khô nữa anh Tien Tran Van ơi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]