Trần Minh Hải K6I
Lại nhớ cách đây
42 năm lớp hạt nhân vẽ đầu tiên của Binh chủng Tăng-Thiết giáp được mở tại xóm
G xã KL huyện Tam đảo. Chuyện lớp vẽ tôi đã có bài đăng trên blog K6BC11R “Lính
nhớ đâu thì kể đó-phần 2“ ngày 28/1/2016 nên không nhắc lại ở đây nữa.
Lớp hay học+sinh
hoạt+in tranh lưới...đều ở tại nhà bầm Xóm. Đó là căn nhà ngói nhỏ ba gian lọt
thỏm trong khu vườn dăm gốc mít, mấy luống chè, vạt khoai lang giáp giếng nước.
Rào dậu là hàng dứa dại chòm găng. Đầu cổng có chuồng trâu liền bếp nấu, suốt
ngày sừng trâu va thanh chắn rõi then lộc cộc, cuối vườn có chuồng lợn nhỏ có
chú ỉn ăn cũng khổ như con người ta thuở ấy. Bầm suốt ngày nhai trầu bỏm bẻm,
giọng nói khàn như đàn ông, nói ít nhưng mà tốt tính. Anh con trai đầu lòng
tình nguyện đi bộ đội, sau một năm thì hy sinh trong miền nam. Lan người nhỏ
thó răng hô, bù lại nước da trắng bóc, môi đỏ chon chót, cười tươi tắn, chăm
làm lụng. Khối chú lính “ưng cái bụng“ ngỏ lời yêu để rước nàng về dinh. Em nó
chỉ ra điều kiện chàng phải ở rể tại đây...tôi sẽ kể tiếp cuối bài. Ngược lại với
bà chị, cô em út Mây nước da tươi màu suy nghĩ, dút dát- đi học về là chào vội
các họa sỹ tương lai, lủi nhanh vào nhà. Mới có 16 tuổi mà ối tên trai làng dặt
dìu đầu ngõ, bọn tôi hay trêu con bé ra lắm “Ưng thằng nào, chỉ mặt cho bọn anh
biết cái“. Lính zăn nghệ sĩ hay buồn mồm hút thuốc cuốn vặt, bầm giục ra vườn
đào sắn mà ăn, hái lá chè xanh cho bầm nấu nước uống, lớp nấu chè bột nếp (tăng
gia được khi in lưới) bầm hỳ hụi mở chum ủng hộ tảng mật to đùng, còn chỉ chỗ
đào khóm gừng tươi cho vào nồi chè lên hương. Cả nhà làm luôn chân luôn tay :
thái băm rau khoai cho lợn, cắt cỏ cho trâu, gom cây khô làm củi đun, cấy hái gặt
lúa... mà ăn ít như mèo cào. Chỉ bở cho lũ tôi, lúc đói xới bát cơm nguội+khêu
tý mắm tôm khô trong liễn sành=chén ngon ơi là ngon, nhớ tới tận giờ. Bầm thường
nhắc “ở đây là nhà các con, cần thứ gì các anh cứ lấy, đừng có ngại gì cả chốc“.
Hôm Bầm làm giỗ con trai cả,tôi bưng mâm bày ra bàn giữa nhà, nghe câu được câu
mất lời Bầm khấn...ấn tượng nhiều thứ, (hình như dân tộc mình có niềm tin mãnh
liệt với tổ tiên, tin là Trần sao Âm vậy). Cả lũ chúng tôi chắp tay trước bụng,
đứng vòng quanh sau lưng Bầm, nghiêm trang lễ bái trước di ảnh đồng đội...Hồi ấy
lính chết nhiều, quanh vùng tổ chức lễ truy điệu-khi nhận giấy báo tử về thôn,
cũng có nhiều đợt nhập ngũ tuổi cập kê
18. Tôi hay theo các em tới dự, động viên các chú tân binh bằng cái bút máy, cuốn
sổ tay nho nhỏ. Mang thẻ hương tới phân ưu... Bầm chăm bẵm con trâu nhà, cằn nhằn
các tên thợ cày ốp trâu quá sức. Tôi con nhà nông nên Bầm hay rủ rỉ tâm sự mọi
nhẽ, hàng xóm có gì sai trái- bầm góp ý thẳng băng chả e dè gì sất.
Tan lớp vẽ 7/1974,
chỉ có tôi thường xuyên lui tới-một phần là hay lên BTL vẽ vời, tối nghỉ tại
trú xá buồn vào nhà Bầm chơi...Nhoằng cái muà thu 1975 Mây đi lấy chồng- cậu bạn
học nhà sát cạnh chợ số 8, gặp nó tôi trêu sao lấy sớm vậy? Nó bẽn lẽn trả lời.
Hóa ra 6 tháng lính cu cậu được đi học SQ lục quân, về nằn nì xin cưới cho yên
tâm công tác, sợ trai làng nhất cự ly nhì tốc độ bắn phá, em nó yếu lòng ?-yên
tâm sau gần năm tòi ra cu lính con y chốc bố. Bầm quý tôi như con trai, tôi coi
Lan Mây như em gái mình. Không dưới 3 lần, Lan đạp xe xuống đơn vị tôi, mời tôi
về nhà xem mặt mũi chàng người yêu nó, kết quả là Nguyễn y vân-chỉ vì Lan muốn
họ ở rể, còn chăm sóc mẹ già. Bầm ứa nước mắt khóc với tôi “Bầm chỉ muốn chểt
quách đi, cho con Lan nó còn đi lấy chồng, mà sao khó chết quá đi, anh ơi...“.
Tôi lặng im vì biết nói gì đây, chỉ an ủi 2 mẹ con hãy chờ đợi, ở hiền chắc sẽ
gặp lành thôi.
Sau khi nhận lon
sỹ quan dự bị thiết giáp 1/1980, tôi về thẳng nhà Bầm nghỉ. Sáng hôm sau đưa
Lan và bà chị hàng xóm về nhà tôi, hôm sau đưa 2 chị em đi đủ 4 nhà hộ sinh
thành phố. Lan muốn xin con nuôi-gặp 3 nhà đẻ: toàn Hoàng tử đái ngồi. (Hồi ấy
khó khăn lắm, tôi phải đóng vai ông chồng lính hiếm muộn-thì nhà chức trách mới
tiếp. Khỉ thế !) Đến cây đa nhà bò, họ báo có con trai-Lan mừng lắm, khi đón
bé, tôi cẩn thận báo Lan kiểm tra...Mụ y tá to béo bảo “Cách đây 10 phút có nhà
đã đón cháu trai về rồi“. Tôi vặn hỏi chị phó khoa có biết việc này không, bà ấy
ớ người. Tôi ghé tai hỏi mụ y tá có cần bồi dưỡng việc phúc đức này không bà chị?
Mụ ấy lấm lét nhìn phó khoa và lắc đầu lia lịa...Lan buồn kéo tôi về, vì ước muốn
nuôi con trai không thành, anh em tôi đâu có ngờ mụ y tá muốn kiếm chác tiền
trên nỗi đau của đứa bé tội nghiệp?. Hai năm sau vợ chồng tôi lên chơi, mừng thấy
bầm đang ôm cháu trai kháu khỉnh,Bầm vui lắm cười nói suốt (Lan quyết định làm
bà mẹ đơn thân, mọi người đều thông cảm). Cháu lên 7 tuổi lại bị tai biến liệt
nửa người, 8 năm sau đó cháu nó mất...Giờ Lan đã là bà ngoại của 2 đứa cháu
gái. Con gái Lan kể với tôi mọi chuyện sau này, cháu đã được gặp bố đẻ, nó xinh
xắn hơn mẹ, được chồng là người thôn bên chấp nhận ở rể. Anh em tôi, bác cháu
tôi thường xuyên liên lạc với nhau. Thi thoảng chúng tôi phi xe lên đó, hoặc ra
bến xe đón bà con cháu về chơi...mới đó đã qua 42 năm rồi. Chồng Mây đã mất sớm
cách đây hơn 2 chục năm rồi... Tôi cứ chua xót khi nghĩ đến Bầm, đến em Lan em
Mây-sao đời họ khổ đến thế ?. Giá như con trai Bầm không hy sinh, thì Lan đâu vất
vả kiếm con và nuôi con một mình?. Dù biết là số phận, mà sao tôi cứ buồn lòng
khi nhớ tới những con người nhân hậu đó, họ chả làm hại ai cả, mà sao họ khổ đến
thế không biết. Khổ cả trong chiến tranh, khổ tới tận bây giờ
Đầu óc bây giờ tệ quá đọc mãi chăng vào, đọc đoạn sau lại quên đoạn đầu Hải ạ!
Trả lờiXóaDũng ơi, bài viết này tớ đã ấp ủ từ lâu. Bởi mình là người chứng kiến cuộc đời của 3 nhân vật có thực trong suốt bao nhiêu năm qua (chỉ thay tên mà thôi). Chiến tranh kéo theo bao hệ lụy, người nông dân là gánh chịu nhiều nhất, tổn thất con người của cải...giờ vẫn lam lũ. Tớ xót xa viết 1 quãng thời gian xưa, mà giờ nhiều người muốn quên đi ra đấy. Có thể chưa hay-nhưng đây là một tấm lòng ghi ơn với Bầm của tôi mà thôi.
Trả lờiXóaHôm nay chắc điên với bọn Tập Cận Bình nên đầu óc không tiêu hóa được chứ chắc bài viết là rất quý và có thể là rất hay, sẽ nhiều người thích Hải ạ!
Xóa