K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

14 tháng 5, 2016

HÀ GIANG MẾN YÊU __ PHẦN 2

HÀ GIANG MẾN YÊU
( Ký sự của Bình tàu - tiếp theo )        Bài viết của NGUYỄN THANH BÌNH !
• Ngày thứ 2 :
Dậy quãng 5h là phản xạ có điều kiện của tôi rồi , không cần báo thức , chẳng có chỗ để tập Ioga được , thôi đành hé cửa ngồi thiền thôi .Không khí ngon lành quá , đầu như nhẹ bẫng , bồng bềnh chẳng chứa gì . Thì bộp bộp , bác Mon đi đánh thức các phòng .Hóa ra ba bác già tối qua bị muỗi Quản Bạ thịt , không ngủ được ( dù chạy điều hòa cả đêm ) , ấm ức mãi nó đốt mình đầy tay mà mình chẳng đốt được ai ! Ba thằng trẻ tầng trên nghe nói cũng ít ngủ vì mải “ tâm sự “, dãi bày chuyện riêng tây . 
NÚI ĐÔI QUẢN BẠ !


ABC
ĐƯỜNG LÊN LŨNG CÚ

Hơn 6h lên xe , tạm biệt Quản Bạ chạy về hướng núi Đôi - Vú tiên nữ, ngược lên mạn Yên Minh lại núi đèo quanh co .Tài Đức căn đường đất khoảng hơn chục km , thì có thị trấn nhỏ ven đường . 
À đây là Tráng Kìm ! Cứ quán nào đông xe đỗ , nhiều người ăn là vào dễ vậy thôi . quán chuyên phở gà , thế mà bảo có món đặc biệt . Hỏi kĩ thì ra có món bánh phỏ chấm gia truyền : Khai mân là một đĩa cổ cánh gà to vật , đương nhiên phải đưa đẩy vài chén . Sau nhậu , ăn theo nhu cầu ( sướng ngang thời CSCN chả biết khi nào mới có ) theo thói quen gọi cho các bác thứ cao cấp nhất : phở gà đùi , gà leo núi ắt hẳn phải ngon hơn gà đi bộ dưới xuôi rồi , dưng mờ ngon của phở là ở nước dùng . Nên hai ông mũi dòm mồn Thọ Mon & Bình tàu muốn thử món mới : mõ ngũ kê chui hẳn vào bếp cuối nhà , nơi cô gái đang cặm cụi tráng bánh tìm hiểu , bánh tráng bằng phương pháp thủ công , trên bếp củi , tráng hơi dày , độ bám dính dẻo dai tốt song khi ăn không hề có vị gì chứng tỏ nhiều hàn the cả ?Thế mới siêu , hai anh em cứ thảm nhiên thò tay bốc chấm . Ừ mà cũng thấy là lạ , hay hay ! Nhưng chắc là bữa tối qua ăn ít , uống nhiều , nay ăn trả bữa thứ gì mà chả ngon .Vậy mà cũng dụ được các chú đã xơi xong bát phở to ụ ,thử đặc sản . Thử vài miếng các chú kêu toáng lên , thứ này chén được và gọi thêm mấy đĩa nữa mới thôi . 
GẦN NHÀ VƯƠNG !
CHÁU VUA MÈO 
CỬA NHÀ VƯƠNG !

Bác Thọ tỉ tê tìm hiểu một hồi qua chủ quán , thấy bảo gạo tráng bánh phải thửa rất công phu , người dân tộc từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch phải đúng 6 tháng 10 ngày với đủ qui trình , phải bón thúc chăm sóc rất đặc biệt ( cứ như nuôi bò KoBe bên Nhật Bổn – để nhập về VN nấu phở bò 40 USD / bát ) làm tiến sĩ Bằng cứ ngẩn người ra nghe thuyết trình . Rõ là nói phét gặp thời . Đi cả trăm cây số rồi toàn thấy đá là đá , đá nhiều hơn ngô, có thấy tí ruộng hay nương lúa nào đâu ? Dẫu có lúa gạo cũng còn chẳng đủ ăn , lấy đâu ra đem bán để tráng bánh phở . Có mà thành bánh phở vàng . 
Ăn uống , nói chuyện đúng phong cách CĐ hơi khác người nên các bác tài đi xuôi , bắt chuyện hỏi thăm ngay . Rồi phô rằng : đường ngược lên Lũng Cú đi tốt , chỉ e thời tiết hôm nay lên đến cột cờ trời sẽ nhiều mây mù .Đã dằn ấm bụng tiến thẳng hướng ngã ba Yên Minh , bạn Khắc Dũng cũng đang chạy từ Mèo Vạc lên đó , cỡ 100km để đón đoàn ( đừng đùa đường núi HG hiểm trở chạy như thế phải mất không dưới 3h chứ chẳng chơi ).
Mưa đã ngớt hẳn ,trời hửng ,nắng lanh lảnh, đanh đá, nắng len lẩn trong nắng, sương núi vẫn lành lạnh. Đưa mắt nhìn chót vot non cao , bản người HMông ở cao trên đó ,nơi đỉnh núi nhô lên trên mây gần giáp mặt trời . Theo la bàn và chỉ dẫn của Nasa trên máy tính của Dũng chít , xe đang đi ven khu vực biên giới , có lúc cách biên giới không quá 1km . Dừng lại “ đánh dấu” & chụp ảnh kỉ niệm .Lí thú vậy đó , chơi bời phải là phải vậy !
KHO THUỐC PHIỆN CỦA  VƯƠNG 
LÀM MỘT ẢNH KỈ NIỆM
ĐÃ BỊ LÃNG QUÊN  BÂY GIỜ BẮT ĐẦU ĐƯỢC SỬA SANG !
PHIÊN CHỢ SÀ PHÌN
CÁI NÀY KHÓ BỎ 

Qua cổng trời Yên Minh ,cái khung gỗ cổ kính bên đường đánh dấu địa phận đất “ vua Mèo “ , chạy một quãng bỗng thấy đất đai bằng phẳng như cao nguyên , bắp cải , su hào trồng đầy hai bên đường , thắc mắc hỏi ? Biết hỏi ai , chẳng ai rõ đây là đâu . Nhưng chỉ được vài cây số là lại lên đèo rồi .
Không quá mất nhiều thời gian đã đến điểm hẹn , từ xa đã nhìn thấy đồng bọn đứng giữa ngã ba đường hiên ngang đợi bạn . Dừng xe chềnh ềng giữa ngã ba , cả bọn nhào xuống , tay bắt , mặt mừng rỡ , hỏi thăm , chào hỏi khiến cả ngã ba dân tình mắt đổ xô vào lũ CĐ dở người này !
San bớt người sang xe K Dũng , từ đây lên Lũng Cú cỡ 50km theo lịch trình qua thăm nhà Vương đã . Ngồi xe Dũng , y trang xe Đức chỉ khác là xe hai cầu nên oách hơn . Chú Tân tài trẻ , quen từng ổ gà , khúc cua trên đường , phóng xe chạy ào ào cứ như bay trong mây , khiến các bác mới sang xe tim cứ thắt lại từng hồi . Kết quả sau mấy chục cây số , các bác chạy hết chỉ còn Bình , Bằng trụ lại . Hề hề thế mới biết ai hơn ai !?
Hai xe chạy thẳng vào khu nhà Vương . Đúng phiên chợ của đồng bào , chủ yếu là người HMông , điểm lơ thơ các dân tộc khác xuống chợ nhờ sắc phục mà phân biệt được . Đi dọc đi ngang chợ chủ yếu là đồ tàu gia dụng , đồ dưới xuôi đưa lên thưa thớt ít đồ nhựa , muối , hàng Tàu cũng có . Hàng hóa nông lâm , thổ sản chẳng có gì đáng kể , ngoài rất nhiều hạt đậu tương mọc mận đem bán . Thịt lợn nhiều , nhưng tuyệt nhiên rau không thấy có . Phía trong cùng là các quán nhậu dân tộc , bên cạnh bán mấy loại bánh làm bằng bột ngô ăn cứ lào phào chẳng ra sao .
Giục dã vào thăm quan nhà Vương . Nhanh nhẹn chú Tân liên hệ và giới thiệu với người quản lí đây là đoàn của của bộ Văn Hóa , chỗ anh Đức cống CĐ mới làm việc với Tỉnh hôm qua , nay lên sớm thăm quan khảo sát dinh Vương . 
Cẩn thận người quản lí bốc máy gọi ai đó xin xác báo , chẳng c ó đoàn nào đăng kí lên thăm cả nhá ! Nhanh trí chú Tân chống chế Đoàn phải đi từ HG trong đêm nên không báo kịp . Vậy là một lúc sau đã có cô hướng dẫn viên , là hậu duệ 4 đời vua Mèo dẫn đoàn đi xem tỉ mỉ Vương trang , còn khá nguyên vẹn này.
Phải nói đây là di tích & cũng là chứng tích lịch sử của HG . Bởi họ Vương này trấn giữ miền biên ải này hồi cuối thế kỉ 19 sang đến thế kỉ 20 đã lẫy lừng lắm rồi . Chỉ biết Tàu tưởng cũng như Pháp , vua Nguyễn đua nhau mua chuộc Vương Chính Đức . 
Đứng trên ngã ba ngả lên Lũng Cú mà ngắm dinh thự họ Vương thấy bé xíu , giữa những cây sa mộc cao vút , thấy quá đẹp. Tay thày phong thủy ngày xưa chọn quá giỏi , dinh xây trên mu rùa lưng chừng thung lũng núi . Chẳng thế mà hồi chiến tranh biên giới với Tàu khựa năm 79 , bộ đội ta đóng quân tại dinh bình yên vô sự , trong khi đạn pháo quân Trung Quốc nã nổ ầm ầm chỉ rơi trên đỉnh núi , hoặc vọt tít mãi đi tận đâu . 
Vương quốc Mèo này không phải là vừa đâu nhé ! Năm 45 Nhật đảo chính , đuổi Pháp chạy lên HG , Pháp sợ quá chạy thẳng sang Vân Nam TQ . Ấy vậy quân Mèo của Vương Chí Sìn đã đánh cho quân Nhật một trận thất điên bát đảo , tiêu diệt mấy đại đội Nhật quân . Tiếng tăm vua Mèo VN vang lừng khắp chốn Đông Dương .Bởi vậy cụ Hồ bằng mọi cách phải thu phục bằng được họ Vương như mọi người đã thấy .Nhưng cũng có một số ít người HMông li khai chạy sang với vua Mèo họ Hoàng bên Bắc Hà , gây không ít khó khăn cho chính phủ VNDCCH. Đến những năm cuối năm 50 & đầu năm 60 Hà Giang còn phải tiễu phỉ , trừ gian mãi mới tạm ổn . 
Họ Vương lừng lẫy miền cực Bắc một thời là vậy mà bây giờ con cháu hậu duệ sống tạm bợ trong những căn nhà cấp bốn , dưới chân khu nhà Vương cổ , cuộc sống khổ cực ,tối tăm ? Dẫu sao cũng phải kính nể Vương bố hơn 100 năm trước đã biết cho con đi du học ở TQ , ở Pháp để về phục vụ gia nghiệp . Vậy nên cổ nhân có câu : “ Không ai giàu ba họ , không ai khó ba đời “ quả đúng vậy !
Nói cho cùng người kinh chúng ta hay lớn tiếng này nọ , nhưng còn phải học cái văn minh của người dân tộc rất nhiều . Tỉ như : cụ Hồ từ chiến khu về Hà Nội đã phải dựng ngay một ngôi nhà sàn cạnh quảng trường Ba Đinh , hay chị em thành phố bây giờ đua nhau mặc váy , bất kể mùa đông cho chí mùa hè . Lợi hại , được mất hỏi chị em là biết ngay … 
Tạm biệt nhà Vương , tạm biệt chợ Sà Phìn hai xe chở chúng tôi ngược lên Lũng Cú đích của chuyến đi lich sử này .
Xe trước quen đường phăm phăm chạy , rồi dừng lai đợi xe sau tới , quán triệt bác tài Đức không bám đuổi cứ khắc đi khắc đến , an toàn là trên hết , có hơn 20km thôi .
Cột cờ Lũng Cú hiện ra trước mắt , tim đập dộn ràng , một cảm xúc trào dâng khó tả , trên đỉnh cột cờ hoành tráng , lá cờ Tổ Quốc 54 m2 , kiêu hãnh phần phật bay .
Bây giờ muốn lên phải đi bộ quanh co từ dưới lên,chắc gãy chân anh em . Xuống xe Hiệp con đã cà nhắc báo bệnh binh rồi . Nhanh ý bác Thọ Mon vẫy tay bác Dũng chit vào thẳng trạm biên phòng . Thảo nào sáng nay hai người thay y phục và đeo thêm cái huy hiệu cựu chiến binh VN , bây giờ xem ra hiệu nghiệm . Trong khi chờ đợi hội ý với Khắc Dũng quết định dùng cơm trưa tại chân cột cờ . Chỉ loáng một cái đã thấy vẫy tay cho xe tiến lên qua barie , xe bò chậm chậm theo xoáy chôn ốc lên đến tận chân đế cột cờ , nhà dừng chân . 
Cả bọn tung cờ Tổ Quốc ra đứng chụp ảnh kỉ niệm , mắt rưng rưng lệ , thiêng liêng quá , lòng không khỏi bồi hồi xao động : Bao lớp chiến sĩ , đồng bào đã ngã xuống tại nơi biên ải này để gìn gữi từng tấc đất Nước Việt . Đáng kể là món nợ máu xương Hoa – Việt trong trận “ Lão Sơn “ đầu năm 1984 . Hàng ngàn chiến sĩ ta đã ngã xuống trong một ngày ảm đạm , ngàn đời không quên ! Nơi bốn Liệt Nữ cố thủ trong hang núi ,chiến đấu tới hơi thở cuối cùng ,thà hy sinh vì súng phun lửa của bọn Tàu , chứ không chịu đầu hàng . Bi tráng một trận đánh đẫm máu nhất trong lich sử châu Á . Hẳn là vị Tướng của ta chỉ huy trận này có đến chết cũng không nhắm nổi mắt !? 
Đau sót lắm , cay đắng lắm dẫu vẫn hiểu đánh trận thắng thua là chuyện thường tình ! Nhưng thua đau , thua đớn trên chính đất của mình thì phải xem lại chính mình ? Cay đắng hơn , gần bốn ngàn liệt sĩ hi sinh ngày hôm đó , bây giờ thành ra nằm tại đất người . Huy vọng một ngày đẹp trời các anh , các chị sẽ được trở về với đất Mẹ Việt Nam . 
Lũng Cú nơi đây quanh năm có gió mạnh và đầy sương mù . Ngày nắng đẹp ,mặt trời chiếu sáng cả ngày rất hiếm .Gió thổi mạnh đến nỗi một tuần các chiến sĩ biên phòng nơi đây phải đổi thay cờ tổ quốc một lần.Giao Hiệp con vừa đi vừa đếm bậc lên chân tháp : vừa vặn 284 bậc – Hiệp con thều thào báo , nó leo không quen tai ,mũi ,họng thi nhau thở. 
Tháp cờ xây hoành tráng , uy nghi . Bia chủ quyền tọa độ hiên ngang quay mặt về phương Bắc . Phía xa xa qua dòng Nho Quế nơi bản Lô Lô Chải mới là mốc đường biên vừa được cắm lại . Khắc Dũng tiếc đoàn không còn thời gian , nếu không nó báo xin biên phòng dẫn đoàn đến tận cột mốc để cho Bình thỏa ước mong : “ Vũ qua Bắc Hải “ . Thi nhau ngắm nhìn , chụp ảnh các loại , các kiểu .Tranh thủ xếp bằng ngồi thiền,hít thở không khí trong lành nơi mắt Rồng.
Không gian bốn phía rộng mở nhưng vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó . 
À ! Một khoảng sân để hành lễ chào Cờ Tổ Quốc . Có lẽ vị kiến trúc sư thiết kế và người phê duyệt dự án chưa nghĩ tới nhu cầu tất yếu này của con dân đất Việt . Bình đã xem mấy clip của các bạn trẻ rất yêu nước : Tổ chức hát Quốc Ca tại chân cột cờ mà mặt quay về hướng bắc , lưng quay vào cột cờ thật là phản cảm . Chẳng trách các bạn trẻ được ! Chỉ đề nghị với em Tiến GĐ sở Ngoại vụ & Biên giới tỉnh Hà Giang : có ý kiến với chính quyền tỉnh Hà Giang và TW cho xây thêm một khoảng sân phía Bắc tháp cờ Lũng Cú, để mọi người dân Việt tới nơi địa đầu Tổ Quốc có chỗ đứng đúng mà hát Quốc Ca , chào cờ Tổ Quốc . Xem ra đó cũng là việc cấp thiết cần phải làm ngay . 
Rồi bồi hồi ,chia tay với tháp cờ xuống chân tháp ăn trưa lúc quá 13 h . Thế mà đi nửa đường tranh luận với bác Dũng Chít , hai tên dở hơi lại quay ngược trở lại lấy la bàn soi xem bia tọa độ quay theo hướng nào : kết quả hướng Bắc ké Đông khoảng 5* làm hội háu đói sút bỏ hai anh em xuống núi . Đói thì đói hai xe vẫn dừng lại để mọi người thắp hương tại bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh tại Lũng Cú . 
Đám trẻ con lốc nhốc đứng giữa đường dương cặp mắt to ngơ ngác nhìn khách lạ. Nhưng chỉ một lát sau đã có hoa vẫy vẫy , tặng bạn Lãng đồng thời cho cháu xin “ xiền “ .Ông Dũng chớp hình lũ trẻ , đi rồi chúng còn hỏi không cho tiền à !
Ai bảo người bản địa không biết làm du lich .
Dời địa đầu Lũng Cú cả đoàn xuôi về Mèo Vạc , qua Đồng Văn cao nguyên đá , phố cổ Đồng Văn chỉ còn là bóng dáng , lạnh lẽo , hoang tàn , đa phần nhà mới xây chụp vài kiểu ảnh ghi dấu tích rồi vội vã ra đi . Con đường Hạnh Phúc này toàn núi cao với vực sâu rợn người , cứ như là bối cảnh hiện trường để quay phim Tây Du Ký vậy . Sơn Thủy cũng rất hữu tình nên thơ ( nếu nhà thơ K10 TCV gặp dịp viên du ắt có nhiều cảm hứng sáng tác ) . Dừng tại Mã Pí Lèn chụp ảnh , thiên nhiên nơi này hùng vĩ quá !
Lên đèo ,lại xuống đèo , đường núi quanh co ẩn hiện trong sương mù , gần 3h quăng quật mấy bác già trên chặng đường ngót trăm km , cũng đến được Mèo Vạc : Lảo đảo , liêu siêu các bác già xuống xe ,ra trung tâm thị xã chụp hình mà thảm thương . Rất chu đáo K Dũng đã cho đệ tử đặt cơm tối và k sạn cho đoàn từ sáng . Cứ việc du ngoạn , chiều tối về đã có sẵn mà đánh chén , ngả lưng rồi .
Từ Mèo Vạc vào nơi K Dũng làm việc có 30km mà phải đi hơn một giờ đồng hồ , toàn đường núi , cấp phối dạng liên huyện mà dùng cho công trường thi công thì biết đấy : “ Nát như tương bần “ . Thú vị nhất là qua chợ tình Khau Vai nổi tiếng VN , chợ chỉ có đơn sơ dăm bảy cái cột mà đến phiên chợ : chẳng có người bán , cũng chẳng có người mua mà nghe nói có hàng trăm , hàng nghìn người từ các nơi kéo về tham dự .
Thung lũng hẹp nơi đóng quân gần chục nhà thầu , bụi bẩn bám trên nóc nhà dễ đến cả phân , ngổn ngang máy móc thiết bị . Qua thăm đai bản doanh của KD , rồi kéo nhau vào công trường cách đó có 10 km đường núi tự mở thôi . Mấy bác già uể oải muốn thoái lui . Không được , đã đi thì phải đi đến cùng chứ người Cơ Điện đâu dễ ngã lòng vậy , hơn nữa trong lich trình đã ghi rất rõ , cứ thế mà thực hiện . 
Dòng Nho quế thắt lại nơi đây , nước sông hiện không nhiều bù lại vách đá hai bờ dựng đứng nên xây đập ngăn cũng ngon lành . Tổ máy phát điệncác xa đập 2,5 km , nước được dẫn theo kênh và chui vào ống khổng lồ K Dũng đang thi công có cao độ chênh 100m để đổ vào tua bin .Nói vậy chứ ko phải vậy mức độ gian khổ và nguy hiểm là khủng khiếp : Chỉ làm trong nắng nóng thôi , mưa phải nghỉ ngay không thì đá lở , lũ quét . Tại nơi đây dưới dòng Nho Quế lờ đờ kia , ai nào có biết nó đã chôn vùi bao thiết bị , máy móc & cả gần chục sinh mạng con người , có người còn ko còn tìm thấy xác nữa kia ! Để có được dòng điện cho Tổ Quốc con người nơi đây phải đổ bao mồ hôi , sức lực – xương máu , nếu không biết , không đến tận nơi chứng kiến thì chẳng ai thấu hiểu cho bạn Dũng mình những điều không thể nói ra được . 
Tôi mà làm Thủ Tướng thì khi phát điện – hòa lưới quốc gia , sẽ cho vinh danh những người nơi đây thành Anh hùng “ thời kì đổi mới “ chứ ko phải mấy thằng cha ngồi trong phòng máy lạnh ở thành phố , chỉ giỏi ăn tục nói phét mà cũng được phong anh hùng thì chẳng hiểu , anh hùng kiểu gì !?
Chiều núi rừng , cái tối âm u ào ào chạy đuổi theo sau xe , mưa lất phất bay , hai xe nối đuôi nhau chạy khỏi Nho Quế 3 , không thoát khỏi bóng tối mịt mùng như váy của nàng tiên Sơn nữ đã bung ra , chụp xuống .
Chạy đến chợ tình , chỉ có Bình , Bằng , Lãng và K Dũng đủ sức xuống xe vào miếu Cô , miếu Cậu thắp thắp hương cầu khấn cho các lứa đôi K10 mãi mãi hạnh phúc , không phải chia li như thế này . Dẫu các bạn , ai đó chẳng may lỡ có “tốn vợ , tốn chồng “ cũng chẳng sao ! Mong cho nửa kia lỡ rơi khỏi mình gặp nhiều may mắn hơn khi đã chia xa .
Về đến khách sạn Kim Cương – Mèo Vạc đã 19h30 . Khách sạn mới xây quá đẹp , phòng ốc sạch sẽ như KS 3* . Đói cồn cào , các bác cả mệt lử , Lãng , Hiệp con như phê thuốc lào .Chỉ Bình , Bằng là tỉnh táo như không . Nhận phòng xong , nhanh chóng đưa nhau lên xe lên quán cơm đã đặt gần KS .
Bạn Dũng chiêu đãi món cá Lăng ngon tuyệt , rau xanh trên này hiếm quá (đặc sản đãi cấp trên đến Nho Quế là rau xanh ).
Bác Thọ mon tâm trạng không được vui lắm . Chẳng rõ do đường Hạnh Phúc yêu mến bác hay do gọi mời chú trưởng chi nhánh điện Mèo Vạc tới giao lưu anh em Cơ Điện nhiều lần không được , vì cậu này bận họp tổ dân phố cho bầu cử lúc 21h .Nhà cậu này cách quán ăn mấy trăm mét , lẽ ra nên đến chào đoàn CĐ Hà Nội một chén cho phải phép người Cơ Điện Hà Giang .Thôi buồn mà làm gì anh ! Hay nâng chén tiêu sầu , đánh lừa cái mỏi ,vợ xấu chẳng hề chi . Đời là vậy ,Cơ Điện cũng là vậy , ngày mai trời lại hửng .
Đất Mèo Vạc , đá nhiều hơn đất . Mọi thứ không đặt trước thì chẳng có gì mà xực : Đặt ngay sôi sáng ngày mai ăn lúc 6h cho chắc bụng .Muộn rồi , điện thoại K Dũng réo rắt , nó phải về giao ban trong đêm . Sung sướng vậy đó !
Chia tay bạn Dũng nơi ngã ba sân bóng , siết chặt tay nhau , những cái ôm ấm tình bè bạn . Bạn đi nhé vào nơi sơn cùng ,thủy tận hãy vững tin , cho chân cứng đá mền . Mai chúng tôi đi ,hẹn gặp lại khi bạn năm sau xuống núi .
Về đến KS ngoại trừ bác Dũng chit lúi húi kết nối đưa tin lên mạng cho K6 ( rõ là ích kỉ , đã có nhời đưa cả cho K10 mà cứ lờ đi , như không nghe thấy gì ) còn ông nào , ông nấy lăn ra ngủ , ngủ say như chết , ngủ như chưa khi nào được ngủ . Quả là sướng hơn tiên !

1 nhận xét:

  1. Câu chuyện của 5 năm trước mà đọc lại vẫn như mới xẩy ra ngày hôm qua! Thật đúng là một chuyến đi đong đầy tình nghĩa cơ điện, rất nhiều kỷ niệm về một chuyến “phượt ” mở đầu cho các chuyến tiếp theo của dân cơ điện các khóa. Nhóm ngũ kê K10 đã thực hiện được 3 chuyến phượt : đi Quảng Châu – 2009, Lũng Cú Hà Giang – 2011, Điện Biên Lai Châu – 2012, nhưng chuyến đi sâu sắc nhất, nhiều kỷ niệm nhất vẫn là chuyến Lũng Cú Hà Giang. Một điều rất đặc biệt và riêng có là mỗi chuyến đi đều được ghi lại đầy đủ, chi tiết bằng ngòi bút lãng tử của Ngũ kê – Bình tầu – Tiều phu (3 trong 1) từng được gọi là “lều văn K10”. Bình tàu có trí nhớ siêu việt đã từng có tiếng đồn thổi là “thù dai nhớ lâu”, vì hắn rất nhớ và kể không hề sót một chi tiết nào của các cuộc hành trình và nếu không xét duyệt kỹ trước khi đăng đàn thì “các đồng chí nấp trong đống rơm sẽ bị bắt hết”, cũng thật nguy hiểm cho đồng đội nếu cứ để cho tay này phóng tay viết lách (!).
    Nghĩ lại 5 năm trôi nhanh quá, những khuôn mặt thân quen nay đã khác xưa, sự ham muốn khám phá cũng đã giảm đi cùng sức khỏe và tuổi tác hơn nữa cơ hội để tập hợp nhau cũng không còn nhiều, từ đó đến nay nhóm Ngũ kê chưa thực hiện thêm chuyến đi nào.
    Sáng nay ngồi uống cafe tại 55 Triệu Việt Vương do mõ Liệu tập hợp, cả nhóm cùng nhắc lại những chuyến đi để đời với nhiều tâm trạng khác nhau trong sự tiếc nuối, nhưng phải xốc lại tinh thần “phượt cơ điện”, hạ quyết tâm một ngày không xa sẽ thực hiện một chuyến đi “phượt quốc tế” dài và lâu hơn trước khi các Ngũ kê cuối cùng như Hùng bò, Bằng hạ cánh an toàn!
    Chắc chắn sẽ thực hiện được, rất mong các bác hãy giữ gìn sức khỏe và tiệt kiệm tiền bạc và đặc biệt là hãy lên kế hoạch xin vida của các bà xã đi là vừa, nghe nói khi hạ cánh rồi xin vida khó lắm (!)

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]